Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
  => Đón tết
  => Chúc mừng năm mới
  => Xuân già
  => Mua xuân,
  => Xuân đã thật gần
  => Một cõi đi về
  => Giải trí: Nhạc phẩm Vần thơ dạy học
  => Mùa Xuân không chim én
  => Kỹ vật cũa Nguyên
  => Tại sao con cái không giống cha mẹ?
  => Tình tự với thiên nhiên
  => Chuyến về quê ăn tết
  => Cái tết tại gia đình nuôi
  => Điệu múa ngày xuân
  => Buồn cho MRC
  => Đi chơi núi
  => Một lần trở lại
  => Con gà trong văn chương
  => Tiễn Thân đón Dậu
  => Nhớ ơn Thầy, Cô
  => Thực hành phong thủy...
  => Mùa Xuân đi lựa trái cây
  => Dáng xuân,
  => Dấu ấn tình sầu
  => Một vài kỷ niệm về...
  => Đón Xuân
  => Tết nhớ bạn
  => Giáng Sinh buồn
  => Cung chúc tân xuân,
  => Mừng Xuân,
  => Lục bát tứ tuyệt
  => Bát ngôn tứ tuyệt
  => Táo...sợ
  => Ăn đám giổ miệt ruộng vườn...
  => Tản mạn Nông Lâm Mục....
  => Sớ Táo Quân ( Diên)
  => Xuân xưa, Xuân nay
  => Sớ Táo quân 2017
  => Năm cũ...Năm mới
  => Thơ-Tự khúc
  => Sầu nhân sinh
  => Ngày hội ngộ
  => Vịnh con Gà
  => Nhạc : Xuân ước mơ
  => Cấp Cao Đẳng Trường NLM Blao
  => Xuân thanh bình
  => Chuyện tầm phào
  => Về trường xưa,
  => Thế giới thực vật..
  => Giao mùa
  => Xuân đáo
  => Dung nhan mùa Xuân,
  => Thơ Xuân 2017
  => Cần thơ năm ấy..
  => Thơ:-Đón Xuân
  => Giao thừa Tây
  => Mùa Xuân của tôi
  => Thơ: Xuân Về
  => Ao Bà Om thắng cảnh..
  => Tản mạn Xuân 2017
  => Dưa củ hành
  => Con Gà trong đời sống...
  => Theo dòng ...(Sông Cửu Long)
  => Chúc tết ĐINH DẬU
  => Tết về, họp bạn...
  => Ước
  => Khúc xuân thương,
  => Tình khúc đầu xuân
  => Mùa Xuân mới
  => Chào xuân mới
  => Nhớ màu lá rơi
  => Thung lũng vàng
Ăn đám giổ miệt ruộng vườn...
20/1/2017

 

 Ăn đám giỗ miệt ruộng vườn Nam Bộ


Chú Chín Cali -
   

 Kết quả hình ảnh cho Say

        Hai Chài loay hoay từ sáng đến giờ lo dọn dẹp cái bàn thờ đầy bụi bặm, mệt muốn đứt hơi. Anh kéo cái ghế đẩu, co giò lên ngồi, cẳng cao cẳng thấp, nghỉ xả hơi một lát. Tay anh lọ mọ vấn điếu thuốc rê. Anh xe xe điếu thuốc trong hai lòng  bàn tay, le lưởi liếm cái mép giấy quyến cho dính, cắn cái đuôi điếu thuốc phun đi rồi chu miệng ngậm điếu thuốc, dùng đầu lưởi đưa điếu thuốc chạy qua chạy lại trên môi, thưởng thức cái vị cay cay của thuốc rê thấm qua giấy quyến trước khi xẹt cái hột quẹt để đốt. Anh bập bập mấy cái cho thuốc bắt lửa, phung khói thuốc tứ tung trắng phếu. Anh ngóng cổ kêu hai đứa con đang chơi đâu đó, cái kiểu nói của dân miệt ruộng Nam kỳ " Con cá ở chong gổ  nhảy gồ gồ*

-         Mấy đứa nhỏ đâu gồi, ga tía biểu.

    Hai thằng nhóc con trai Hai Chài đang lục lọi ngoài bờ mẫu múc nước đổ mấy cái  hang dế tìm bắt mấy con dế cơm. Dế cơm to cở  ngón chân, ngắt đầu rút ruột dồn hột đậu phọng rồi  đem chiên nhậu rất bắt. Chúng nghe tía kêu đều cùng “dạ” lên một tiếng như lính chầu trong rạp hát cải lương, chạy riết vô nhà miệng hỏi:

-     Chiện dậy tía?

-     Má mầy đâu mất tiêu gồi, sao nghe im gơ dậy?

-         Bả ở đằng sau nhà bếp chứ đâu.

-         Bả mần dì dậy?

-         Đang mần dịt.

-         Hèn chi.

    Rồi Hai Chài nói vọng ra sau nhà bếp ra lệnh.

-         Má thằng Khều cho xắp nhỏ mấy chục mua gụ coi. Bữa nay đám dổ cho nhậu gụ ngon một bữa được hông?

    Chị Hai Chài đang lui cui nhổ lông vịt sau sàn nước, hứ một tiếng, càu nhàu:

-         Hỏng có đám dổ đám quảy dì gáo, tiền đi chợ hết chơn hết chọi gồi, giết gồi chịu ông hết nỗi, hở một chút là nhậu với nhẹt.

    Tuy miệng nói vậy nhưng tay chị lần mò gở cái kim tây gài túi áo bà ba, móc ra một cọc tiền được cột cứng bởi mấy vòng giây thun. Chị liếm đầu ngón tay rồi móc từng tờ giấy bạc đưa cho thằng Khều, sợ đếm lộn. Cái túi áo bà Ba là cái nhà băng của chị, tất cả vốn liếng của gia đình mà chị cắc ca cắc cũm dành dụm hồi nẳm đến giờ nằm hết trong đó. Thằng Khều, tay cằm cái chai không, tay kéo thằng em rủ nó cùng đi, rồi hai đứa cắm đầu chạy riết đến cái quán đầu xóm đong rượu công xi bốn ngàn một xị (khoảng 17 cents)

    Hai Chài có vẻ mích lòng về vụ rượu chè, định sừng sộ chị Hai thì vừa lúc Ba Gà nhà ở xóm cầu Bà Mụ đi qua, trên vai vác cái cuốc. Anh hất càm chào Hai Chài, miệng cười toe toét nói cà rỡn cho vui:

-         Coi gảnh dử hen, mới sáng sớm đã ngồi hóng gió mà mặt mày sao lại bí xị dậy cha. Bữa nay hổng đi chài hả?

-         Gảnh gổi cái nổi dì mà gảnh, bữa nay đám dổ ông dà. Chú mầy đi đâu đó? Nếu hổng gắp tấp dô uống trà chơi.

-         Ối, có gấp gáp cái giống dì đâu.

    Ba Gà tấp vô nhà, dựng cái cuốc dựa vách, tay kéo cái ghế đẩu ngồi, rồi tự tay rót trà cho mình, uống một hơi, hất cặn trà vào cái bụi chuối rồi than thở:

-         Hổm gày mưa giết gồi không làm ăn được dì gáo chọi. Bữa nay mới xách cuốc ga đồng, cuốc mới được ba cái thì chời lại chiễn mưa nên phải đi dìa. Tôi quơ ba cọng gau cải chời dìa cho má sắp nhỏ luộc ăn đở.

-         Tui cũng dậy thôi, nước sông đục ngầu nên cá tôm không còn một móng, kiếm đỏ con mắt cũng hông ga con tép mòng kho tiêu.

    Hai Chài ực ngụm trà nóng mới châm, rồi nói tiếp:

-         Nào nói ngay chú thương, tui thiệt là nhờ má thằng Khều buôn bán chắt mót từ đồng từ cắc mới có đồng dô đồng ga chớ mưa gió cái kiểu nầy thì câu kéo cái nỗi dì, đi đăng, đi chài cũng bù chất luôn. Cái điệu nầy chắc chết đói cả lũ.

-         Ối, hơi đâu mà lo cho mệt. Giết gồi cũng quen thôi anh Hai ơi! Trời sanh doi sanh cỏ mà. Thôi, tui đi dìa nghen, còn phải tấp qua quán chú  Lình mua hủ chao cho má sắp nhỏ.

-         Ừ, mà nhớ lát nửa qua nhậu với tui nhen. Bữa nay đám dổ ông dà.

-         Chèn ơi, dậy mà sao không nói chước, nếu hồi sáng tui dọt đi Chợ Lách thì chớt quớt rồi!

-         Tui quên lửng, thiệt là bậy ghê.

    Con Sáu Lanh mà trong xóm gọi là con Sáu Nhiều Chuyện, cháu gọi Hai Chài bằng chú, lạch bạch cái bụng bầu bước vô nhà, miệng bô bô:

-         Thiếm Hai đâu gồi hả Chú? Thiếm biểu con qua phụ dùm đám dổ.

-         Bả ở tuốt đằng sau nhà bếp, mầy coi có cái dì làm được phụ bả một tay.

     Nó đi thẳng vô nhà bếp, cái miệng không kéo da non nói rổn rảng:

-         Thiếm Hai đó hả? Khỏe hông Thiếm?

-         Khỏe cái con khỉ khô. Từ khuya đến giờ một mình ên tao lây quây với mấy con dịt mắc dịch nầy mệt thấy mồ tổ. Mầy ngồi xuống đây, giúp tao lặt cái mớ gau nầy. Tao đi kiếm cái gì ăn ba hột dằn bụng cái đã.

-         Để đó con. Mèn ơi, gau thiếm mua ở đâu mà non xèo dậy?

-         Con Lụa nó bán đó. Tao lấy hết chơn gánh gau của nó, chỉ có hai mươi ngàn.

-         Mèn đét ơi, ghẻ dì mà ghẻ dử dậy, ghẻ thúi luôn?

     Con Lanh, với cái bụng chè bè đâu có ngồi chồm hổm được như mấy bà khác nên nó ngồi chèm bẹp đại xuống đất để lặt rau.

    Nhà bếp càng lúc càng đông. Có thêm mấy bà xồn xồn và mấy đứa con gái choi choi đến giúp. Họ xúm nhau lăn xăn làm công chuyện, nói cười vui vẻ lắm. Con Lanh bắt đầu cái sở trường “ nhiều chuyện” của nó:

-       Thiếm Hai biết hông, con Bông con bà Mận lấy chồng Đài Loan năm ngoái, nó gởi tiền dìa cho ba má nó cất nhà nhiều quá chời luôn.

-         Dậy hả, cất nhà bự hôn?

-         Bự thì có bự, nhưng đem sơn cái màu vàng khè thấy gớm.

-         Kệ mẹ người ta, ăn chung dì đến mầy đâu mà mầy khen với chê.

-        Thì thấy ngứa con mắt nên nói chơi dậy mà. Họ có tiền rồi làm phách chó, thấy ghét! Hồi nẩm nhà nó nghèo rớt mồng tơi. Nếu Không có cái thằng già Đài Loan lấy, nó chỉ có nước ở dá chứ ma nào chịu gớ nó!

-         Kệ người ta. Lấy chồng dà mà cất nhà cất cửa, còn hơn mầy ưng cái thằng chồng trẻ mắc dịch của mầy, tối ngày la cà mấy cái quán cà phê gồi dìa nhà móc tiền vợ đi đá gà.

    Thiếm Hai nóI giỡn định chọc ghẹo cháu mình chơi ai dè  con Lanh quạo, xụ mặt làm thinh.

    Mấy ông đi đám giổ kẻ mang đến cúng bánh trái, cốm kẹo, thèo lèo lục cục, kẻ mang đường cát, gói trà. Chú mười Năn vát cho nguyên cái củ hủ dừa, còn chú Lình đi ăn đám giổáo còn vắt trên vai đủng đỉnh đi, tay xách con vịt hản. Gần tới chú mới vất con vịt xuống đất để xọt tay vô áo. Con vịt dẫy dụa sút dây rớt tọt xuống mương  kêu cạp cạp” om sòm. Chú Lình xăn quần lội xuống mương bắt con vịt, miệng bồ lô bồ la:

-         Hà.. cái lầy..tại con dợ ngộ nó hư, cột chân dịt cũng không làm lổi.

     Con vịt rớt xuống nước, đập cánh mà chạy rồi lặn mất tiêu. Mấy cậu trai tráng xúm nhau nhảy xuống mương bắt phụ, áo quần “día” để dành đi ăn giổ dính bùn lem luốt như vừa đi cày ruộng mới về.

    Bà con khách khứa lần lượt tới đông đủ ngồi kín mít cái bàn tròn ở nhà trước thềm ba với mươi cái ghế đẩu, uống nước trà trong khi đợi cây nhan trên bàn cúng cháy tàn. Các bà thì tụ hợp ở cái bàn giữa nhà. Chị Hai lăng xăng tiếp khách, rót xá xị mời mọc các bà lớn tuổi.

    Cây nhan vừa tắt là mấy anh trai tráng mang hết thức ăn ra sau nhà bếp để mấy bà chia làm ba mâm, một mâm cho các ông nhậu, một mâm cho các bà và phần còn lại cho đám con nít xây lố cố.

     Cái bàn nhậu đã tề tựu đông đủ mọi ngươi. Đồ ăn lỉnh kỉnh, chén dĩa đầy bàn. Nào là cháo vịt, gỏi gà bắp chuối, thịt kho dưa giá, mấm tép thịt luộc..  Khi màn nhậu bắt đầu mọi người còn giữ kẽ, ngồi ngay ngắn, ăn nói năng lễ phép, xưng hô có tôn tri trật tự. Nhưng không bao lâu, cái bàn nhậu sẽ trở thành cái chợ cá cầu Ông Lảnh.

    Nguyên cả cái bàn đàn ông chỉ có mỗi một cái cái ly rót rượu. Hai Chài rót đầy ly rượu đầu tiên mời ông Trưởng Tộc. Ông nâng ly rượu ngang tằm mắt để trình làng rồi trao lại cho Hai Chài xổ mấy chử Nho:

-         “Tiên chủ hậu khách”.

-         Đâu có được chú, ”Cây có cội, nước có nguồn”, phải biết kính chên nhường  dưới chứ.

     Ông Trưởng Tộc có vẻ hài lòng, gục gặc cái đầu có cái búi tóc nhỏ xíu bằng ngón chân cái, nhấm môi rồi đưa ly rượu vào miệng “trót” một cái đúng chóc nửa ly rồi “khà” ra một cái như rắn hổ khè, chấp chấp môi như đang thưởng thức mùi vị của rượu ngon:

-         Chà, rụ Gò Đen nầy thứ dữ nhen! Khà ra lửa đó. Ông Trưởng Tộc khen.

    Ông đưa nửa ly rượu còn lại cho Hai Chài rồi gắp miếng chả cho vào miệng móm xọm, trệu trạo vừa nhai vừa nói:

-         Mời gia chủ.

     Hai Chài hai tay nâng ly, nói mấy câu khách sáo mời mọc khách khứa cho có lệ rồi ngửa cổ nốc cạn phần rượu trong ly. Anh rót đầy ly mới rồi đẩy qua chú Ba Gà.

Ba Gà cầm ly nói với Hai Chài:

-         Tui nửa anh nửa nghen?

-        Đâu có được cha nội, mình phải chơi theo luật giang hồ chứ. Tui dừa mới làm gồi, ăn gian thiên hà họ chửi thúi đầu. Chú cưa với thằng Chôm đi.

     Thằng Chôm là chồng con Lanh. Nó mang chết cái tên “Chôm” vì hồi nhỏ nó là tên con nít quỉ, chuyên môn “chôm chỉa” trong xóm. Đồ cúng ông bà ông vải ngoài bàn thiên nó chôm hết. Giày dép nhà ai bỏ quên ngoài sân không chân cũng tự bò về nhà thằng Chôm. Má nó phải đem trả lại cho người ta, còn phải xin lổi!

     Chú Ba cầm ly rượu hất hàm rủ rê thằng Chôm:

-         chứ mậy, tao với mầy cưa đôi. Bộ anh Hai gủ mầy qua đây ngồi cười guồi hả?

-         Còn lâu đó, đợi nãy giờ khát nước muốn chết đây nè. Ô kê. (OK tiếng Mỹ)

Rồi nó  đếm..một…hai…ba, ra hiệu cho mọi người cùng hưỡng ứng, la lớn một cái rần:

-         Dô..ô..ô..

     Nó đưa cay cái “trót” nghe ngọt xớt, rồi đưa nửa ly rượu còn lại cho chú Ba Gà. Ba Gà nốc cạn, rót đầy ly mới rồi đẩy sang hai Tình đang ngồi vuốt càm run đùi. Hai Tình, biệt danh “Hai Tình Nghĩa”, trịnh trọng đứng dậy cầm ly rượu quơ qua quơ lại trước mặt mọi người phân bua dài dòng văn tự:

-         R nầy là rụ tình rụ nghĩa, nó quí ở chổ cái tình giữa tui và anh Hai Chài. Tụi  tui là bạn bè hồi nhỏ, lúc còn để chỏm, cùng đi bắt dế bắt cua. Cục muối cũng cắn làm đôi. Củ khoai cũng bẻ làm đôi. Đi học tụi tui cùng cúp cua chui dô chong miếu Cô Hai để búng dây thun. Lớn lên tụi tui cùng chui dô chong bưng Gò Chàm trốn lính..

     Có người bực mình cái tánh dài dòng văn tự của Hai Tình Nghĩa nhắc nhở khéo:

-         Từ nhỏ đến dà đến mấy chục năm, đợi chú Ba kể hết, tụi tui chắc cũng bạc đầu gáo chọi!

Người khác chen vào:

-         Chú Hai lớn tuổi rồi, cầm ly lâu chắc mỏi tay, để tui cầm phụ dùm nhen?

    Hai Tình Nghĩa biết bị chơi nên thấy nhột, ngửa cổ uống cạn ly, dằn cái ly không xuống bàn kêu cái “cộc”, thách thức mọi người:

-         Thằng nào ngon, dót dụ đây tui chơi không đẹp không ăn tiền?

Mọi người cười ồ. Bảy Bé là tay anh chị, nhậu nổi tiếng không biết say năn nỉ:

-         Thôi mà chú Hai xin bớt giận, tha cho đàn em nó lỡ dại. Tui đây xin đại diện chúng nó mời đại ca một ly “bẻ làm đôi”  cho có tình có nghĩa....

     Thằng Tám Tửng con Hai Tình Nghĩa từ nãy đến giờ ngồi yên, thấy cái kiểu nầy thế nào ba nó cũng bị “bề hội đồng” vì cái tánh kiêu căng nên vói tay dành chai rượu, rồi đở đòn cho ba nó:

-         Tui nhỏ nhất ở đây, để tui lảnh phần dót dụ. Rồi nó xin được làm “chủ xị”.

Chú Bảy Lò Rèn bây giờ mới lên tiếng:

-         Anh Hai Tình Nghĩa nói dậy tui không ưng, tôi tuy dà cũng dáng chơi với anh nè. Thằng nầy xưa nay uống dụ chưa bao giờ chạy.

    Bảy Lò Rèn ra lịnh : “Tám Tửng, mầy dót dô cho tao.”

    Có người xía vô nói móc họng bảy Lò Rèn:

-         Chú Bảy Lò Rèn nói đúng quá ta, một ly rồi Chú đi bộ còn té lên té xuống thì chạy làm sao được!

     Cứ thế khách khứa kênh qua kênh lại, cãi tới cãi lui rồi cùng nhậu. Có tí men rượu chạy rần rần trong máu, mọi người quên tuốt cái vai người lịch sự phải đóng, cao hứng cười nói oang oang, tranh nhau mà nói càng lúc càng to. Sau cùng cả bàn không còn ai nói nữa, mà xúm nhau la, la lớn đến nổi ở bên kia sông còn nghe rõ mồn một. Ông già bảy Búa, một thời vang danh là tay sát thủ, nghe ồn ào chống gậy ra bờ sông, nghiên đầu vễnh tai nghe ngóng rồi chép miệng:

-         Chà đám dổ lớn dử ha. Tao mà còn đi được là tụi bây chết dáo trọi, còn đứa nào sống đâu mà la!

    Nhà trước ồn ào bao nhiêu thì nhà sau lại yên lặng bấy nhiêu. Mấy bà già trầu, khăn vằn quấn cổ mời mọc nhiều hơn ăn. Mấy cô choi choi, quậy tối trời, bị bắt ngồi chung với mấy bà già trầu cũng trở thành thùy mị đoan trang, ăn uống mũm mĩm, mời mọc đàng hoàng. Chỉ có cái xóm con nít là nhốn nháo giành nhau mấy cái cùi thơm, cạo rồn rột cái nồi cơm cháy hay tranh nhau cạy lấy cơm mấy trái dừa nạo đã lấy hết nước để kho thịt.

    Các ông nhậu nhẹt cho đến khi mặt trờI xế bóng. Lúc ấy trong nhà bếp đã vắng tanh vì mấy bà đã giải tán ai về nhà nấy từ lâu.

    Ngoài bàn nhậu, hơn nửa số người đã lặn mất hồi nào không ai hay biết. Còn lại tại bàn là các tay cao thủ vỏ lâm đang xáp lá cà, đi đứng thì ba xìn ba tú, chân nầy đá quàng chân kia, ăn nói thì lâm lạp, rượu rót loạn xạ, mọi người dành giựt nhau mà nói.

    Thỉnh thoảng có kẻ rớt đài, len lén chuồn êm miễn giả từ, mắt nhắm hít, vừa đi vừa “đếm” mấy cai gốc cây bên đường, thỉnh thoảng tấp vào cái bụi chuối xả bầu tâm sự, xả luôn cái ấm ức trong lòng, miệng chửi thề:                                                   

-         D.M. tao mà không dià là tao diết hết tụi bây như ngóe, không chừa một móng.

     Tiệc nào rồi cũng tàn, trận chiến nào cũng có hồi kết thúc. Các kiện tướng đều tơi tã ra về. Hai Chài chiến thắng vẻ vang, nằm chèo queo trên cái vạt tre mà ngáy khò khò, thỉnh thoảng trở mình, lè nhè trong miệng: “dô, dô”.

    Tội nghiệp Chị Hai Chài, một mình lui cui thu dọn chiến trường bừa bải ngổn ngang. Chị lựa mấy chiếc dép quăng tứ tung xếp thành cặp ngoài ngạch cửa để sáng mai thế nào cũng có chủ nhân đến nhận.

    Chị nhìn thấy Hai Chài nằm chèo queo trên cái vạt tre nên tội nghiệp, đi te te vô buồng lấy cái gối quăng vào mặt Hai Chài cho bỏ ghét rồi nhét cái thau dưới gầm cái vạt tre để Hai Chài “cho chó ăn chè”**. Chị nguýt cho một cái dài rồi lầm bẩm trong miệng:

-Dô”cái con khỉ mốc, ra”bây giờ thì có!  Chiều nay lại phải nấu nồi “cháo cò”*** cho thằng chả!

Kết quả hình ảnh cho Say xỉn

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Garden Grove 09/26/2016

    Chú Chín Cali

* Chữ đậm viết theo cách phát âm của dân miền Nam bộ, không theo qui tắc văn phạm nào.(xin lỗi, văn phạm chật lất dáo chơn dáo chọi!)

** “Cho chó  ăn chè”: nôn mửa.

***“Cháo cò” là cháo trắng, không có thịt cá, màu trắng như màu lông con chim cò. 


Photo:
 

PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 943103 visitors (2950327 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free