Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Đi tàu đáy kính ngắm san hô
1/2/2016
 Phóng sự:

ĐI TÀU ĐÁY KÍNH
NGẮM SAN HÔ

                                                 Ngọc Huệ-Diệp lục Tố   


 

Đồng hành cùng đoàn Famtrip “Bất ngờ Ninh chữ”do Lửa Việt Tours hướng dẫn đến miền đất được mệnh danh gió như Phan, nắng như Rang, thăm vịnh Vĩnh Hy để ngắm trời, biển cùng san hô bằng tàu đáy kính.

Đẹp vì nét hoang sơ

Là một quần thể thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, Vịnh Vĩnh Hy là một trong tám vịnh đẹp nhất Việt Nam, nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm 42 km theo hướng đông bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ba mặt là rừng núi xanh bạt ngàn xen kẻ với những tảng đá vôi hình thù kỳ dị bao bọc Vĩnh Hy, còn một mặt kia là biển cả mênh mông xanh thẳm màu mây trời, màu nước biển trong gợn sóng đêm ngày dào dạt trên bãi vát vàng hình vòng cung trông thật hùng vĩ, bởi tạo hóa đã tạo nên núi rừng và biển cát hài hòa với nhau từ bao đời nay. Nơi đây còn có làng chài Vĩnh Hy, cạnh đó là ốc đảo Vĩnh Hy quyến rũ bởi địa thế hiểm trở.    

Vĩnh Hy, cũng như những danh thắng khác, cũng có một truyền thuyết đẹp mơ màng, xao động lòng người. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, vịnh này có tên gọi là Vũng Găng. Ở đây, có một chàng ngư phủ tên Vĩnh Hy, vào những đêm trăng thanh gió mát, chàng trông thấy một nàng tiên có đôi cánh trắng đến tắm. Một hôm, chàng nhẹ nhàng bơi đến bên nàng, tình tiên duyên tục đẹp đôi. Hai người cùng kết tóc xe tơ, sống hạnh phúc bên nhau. Một hôm chàng ngư phủ dong thuyền đi đánh cá, thì đột ngột trời nổi cơn giông tố, sóng gió nghịt trời khiến chàng ra đi không trở lại. Nàng tiên ở nhà, không thấy chồng về, lên đỉnh Núi Chúa gần đó mòn mỏi ngóng trông. Nàng chờ mãi và khóc suốt, dòng nước mắt của nàng tuôn xuống thành suối Lồ Ồ, và còn chảy cho đến bây giờ. Đến với vịnh Vĩnh Hy, du khách có cảm giác như mình đang tạm xa rời cuộc sống bộn bề cố hữu, mà như bước vào bức tranh thủy mặc với cảnh núi, rừng, mây trời, nước biếc và những con tàu cặp bến thư nhàn sau cuộc vật lộn với biển khơi tìm mưu sinh cùng với chủ.

Để thưởng lãm thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy và thở không khí trong lành của biển, du khách xuất phát từ bến tàu đáy kính, men theo bờ biển về hướng Bắc sẽ nhìn thấy bãi Cóc trong và bãi Cóc ngoài liền kề nhau, nơi đây là điểm dừng chân để tắm biển rất lý tưởng, kế tới là mũi Cá Ông rồi đến Đầm Đăng nơi mà ngư dân vây bủa lưới đánh bắt cá Ngừ và cá Thu, kề đó là Hòn Tai qua khỏi Hòn Tai, là đến đá Cột Buồm, rồi đến mũi Đá Vách, sau đó đi ngang qua Hang Tàu, qua mũi Nước rồi đến bãi Thùng, bãi Chuối rồi đến bãi Kinh. Nếu du khách men theo bờ biển về phía Nam của vịnh Vĩnh Hy thì trước tiên du khách sẽ thấy bãi Bà Điên rồi đến Hòn Gang, Hòn Yến, qua khỏi Hòn Yến là đến bãi Đá Trứng, bãi Suối Sâu, bãi Hỏm và cuối cùng là đến Hang Rái - nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Núi Chúa.

Đi tàu đáy kính ngắm san hô

Đến vịnh Vĩnh Hy không thể bỏ qua việc đi tàu đáy kính để ngắm san hô. Giữa thân tàu được thiết kế một học rỗng, dưới đáy lắp kính trong suốt, hai bên mạn tàu có hàng ghế để du khách ngồi xem san hô và ngắm cảnh… Tại đây, san hô mọc dày đặc, tạo nên những bức tường đầy màu sắc và sống động dưới lòng nước, khiến du khách không khỏi ngạc nhiên, khi nhìn những rạn san hô mềm uốn lượn, ẻo lã như những vũ công mềm mại đang biểu diễn. Còn loài san hô cứng, thì đứng như bất động, các rạn san hô làm nơi cư trú cho các loài sinh vật trong đó là bãi đẻ cho các loài cá khác nhau. Các rạn san hô cũng được chia ra làm nhiều tầng, nhiều màu sắc và mức độ che phủ được ví như là thảm rừng nhiệt đới, được xem như là lá phổi của đại dương. Tuy nhiên, san hô rất dễ bị tổn thương do hậu quả tác động từ con người, nên rất cần sự bảo vệ của các cấp có thẩm quyền. Theo khảo sát của các nhà khoa học, Vĩnh Hy hiện có 307 loài san hô, trong đó có 50 loài mới được phát hiện ở Việt Nam. Đây là “tài sản” khổng lồ mà có lẽ hiếm có một khu du lịch biển nào sánh được với Vĩnh Hy.

Khi tàu cặp vào bến, du khách có thể ngắm và thưởng thức các chủng loại ốc phong phú được bày bán tại đây như ốc bàn tay, bào ngư, ốc đụn, ốc đỏ, ốc giác, ốc dâu, ốc nhảy, ốc vú nàng, hàu hương, cầu gai hay gọi là nhum… Chia tay Vĩnh Hy đậm nét hoang sơ, nơi mà công trình tự nhiên của tạo hóa chưa bị xâm hại nhiều bởi bàn tay của con người tác động vào. Hy vọng rằng Vĩnh Hy tạo được sự khác biệt với những địa danh du lịch khác. Không gian cũng như cảnh quan không bị bê tông hóa và biển không bị vây kín làm của riêng cho một nhóm lợi ích được phép khai thác khu du lịch này.

NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ


Trên tàu đáy kính

Bên bờ vịnh Vĩnh Hy 

Một góc vịnh, núi đá vôi Vinh hy


Một góc vịnh Vĩnh Hy
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 954690 visitors (2968460 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free