Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
  => Đón tết
  => Chúc mừng năm mới
  => Xuân già
  => Mua xuân,
  => Xuân đã thật gần
  => Một cõi đi về
  => Giải trí: Nhạc phẩm Vần thơ dạy học
  => Mùa Xuân không chim én
  => Kỹ vật cũa Nguyên
  => Tại sao con cái không giống cha mẹ?
  => Tình tự với thiên nhiên
  => Chuyến về quê ăn tết
  => Cái tết tại gia đình nuôi
  => Điệu múa ngày xuân
  => Buồn cho MRC
  => Đi chơi núi
  => Một lần trở lại
  => Con gà trong văn chương
  => Tiễn Thân đón Dậu
  => Nhớ ơn Thầy, Cô
  => Thực hành phong thủy...
  => Mùa Xuân đi lựa trái cây
  => Dáng xuân,
  => Dấu ấn tình sầu
  => Một vài kỷ niệm về...
  => Đón Xuân
  => Tết nhớ bạn
  => Giáng Sinh buồn
  => Cung chúc tân xuân,
  => Mừng Xuân,
  => Lục bát tứ tuyệt
  => Bát ngôn tứ tuyệt
  => Táo...sợ
  => Ăn đám giổ miệt ruộng vườn...
  => Tản mạn Nông Lâm Mục....
  => Sớ Táo Quân ( Diên)
  => Xuân xưa, Xuân nay
  => Sớ Táo quân 2017
  => Năm cũ...Năm mới
  => Thơ-Tự khúc
  => Sầu nhân sinh
  => Ngày hội ngộ
  => Vịnh con Gà
  => Nhạc : Xuân ước mơ
  => Cấp Cao Đẳng Trường NLM Blao
  => Xuân thanh bình
  => Chuyện tầm phào
  => Về trường xưa,
  => Thế giới thực vật..
  => Giao mùa
  => Xuân đáo
  => Dung nhan mùa Xuân,
  => Thơ Xuân 2017
  => Cần thơ năm ấy..
  => Thơ:-Đón Xuân
  => Giao thừa Tây
  => Mùa Xuân của tôi
  => Thơ: Xuân Về
  => Ao Bà Om thắng cảnh..
  => Tản mạn Xuân 2017
  => Dưa củ hành
  => Con Gà trong đời sống...
  => Theo dòng ...(Sông Cửu Long)
  => Chúc tết ĐINH DẬU
  => Tết về, họp bạn...
  => Ước
  => Khúc xuân thương,
  => Tình khúc đầu xuân
  => Mùa Xuân mới
  => Chào xuân mới
  => Nhớ màu lá rơi
  => Thung lũng vàng
Mùa Xuân không chim én
20/1/2017


    Hương đứng trong hàng để vào cổng kiểm soát an ninh trước khi lên phi cơ. Hôm nay là thứ hai, phi trường thật đông người, hàng người đứng vòng qua rồi quanh lại như con rắn cuộn qua lại nhiều vòng nhưng vẫn chưa nhìn tới người cuối. Cuối năm đi thăm cha người đã trên chín mươi tuổi sắp được đưa người em thứ sáu cho vào nhà dưỡng lão.    
   Hương thật ngao ngán cái tên nhà dưỡng lão nghe thật hay, nhưng thế hệ ba của Hương thì tiếng dưỡng lão như quân lệnh gọi đi về trấn ãi miền xa cũa một thời chinh chiến, khói lữa. Qua Mỹ đoàn tụ với con vào tuổi bảy mươi. Ba ở nhà chăm sóc ba đứa cháu nội cho gia đình con  đi làm, thời tiết đã cố gắng làm quen trong những ngày mùa đông thật lạnh, cái lạnh chưa kịp làm quen thì bây giờ ba sắp sống chung với những người đồng hành không biết nói cùng ngôn ngữ của mình...

    Tiếng điện thoại reo...
-  Hello Thắng. Chế nghe đây. Có gì không em?
-  Ba giải phẩu vừa lấy mật ra xong, bác sĩ nói giải phẩu thành công rất tốt, em sẽ ký giấy cho ba qua văn phòng điều dưỡng người già.
-  Em không đem ba về nhà dưỡng bịnh sao?
-  Em không còn khả năng để lo nữa, vợ chồng em đã đuối sức rồi. Em thấy đưa ba vô đó rồi đi qua nhà dưởng lảo thì tốt hơn cho ba.
-  Em chậm lại, đợi chế qua tới rồi mình tính chung được không?
-  Sợ chế qua bác sĩ cho xuất viện thì trể rồi.
-  Chiều nay chế qua tới, mình sẽ bàn nhiều hơn.
-  Ừ, thôi mình gặp lại rồi tính.
   Hương vào bịnh viện thăm ba, so với mấy tháng trước ba đã già hơn nhiều. Mắt nhắm kín lại với nét mặt mệt mỏi, ống tiếp hơi gắn vào miệng, ống dưỡng khí chụp vào che kín mũi, tay gắn kim với nước biễn đang chuyền trực tiếp vào mạch máu. Máy đo nhịp tim bíp bíp nhẹ từng hồi. Nếu không có mái tóc và vầng trán rộng và cao thì Hương không thể hình dung người nằm trên giường bịnh là ba cũa mình. Bốn chị em đang đứng vòng quanh nhìn ba nằm im lìm trên giường, tất cả nhìn nhau cùng im lặng. Hương ra dấu cho tất cả ra ngoài phòng.
    Người em thứ sáu lên tiếng.
- Em không thể tiếp tục lo cho ba nữa. Sức khoẻ cũa em và vợ em ai cũng đau yếu. Ba ngày càng bịnh thêm. Ở nhà vợ chồng em không thể tiếp tục lo chăm sóc cho ba được.
Hương nhìn biết em mình sức khoẻ kém hơn những năm trước sau cơn điều trị can sơ. Hương đồng tình nhưng vẫn tìm giải pháp khác hơn.
- Bà vú sinh ra tám anh chị em, vú đã qua đời, bây giờ chỉ còn mình ba, mình nên nghỉ lại còn cách nào khác để cho ba tịnh dưỡng. Ba từ lúc qua Mỹ đến giờ, ba chưa bao giờ tiếp xúc với xã hội Mỹ. Ba rất sợ vào nhà dưởng lão, ba sẽ cô đơn, ba sẽ khũng hoãng tinh thần trước khi phục hồi sức khoẻ.
Thắng cương quyết .
- Em không làm sao khác hơn được. Vào trong nhà dưởng lão sẽ có người chăm sóc ba nhiều hơn. Y tá và bác sĩ lúc nào cũng ở đó trực.
Hương nhìn Thắng như van xin cho ba.
- Em nghi lại đi, Ba mình cả đời ở trong vùng quê, chung quanh ba là đồng lúa xanh tươi, không khí tươi mát của thôn quê, chung quanh là những người bà con anh em cùng xóm, đã sống hơn bảy mươi năm cũa đời người. Ba qua đây vì muốn chung sống gần với các con nên ba từ giả tất cả ... để rồi hôm nay, lại phải chia tay với các con vào một nơi ba rất sợ...
Hương giọng thấp lại với nghẹn ngào.
- Mình làm con mà để ba chết trong sợ,  đau khổ, cô đơn trước khi chết sao? Ba làm sao mở nụ cười trước khi giây phút cuối lìa đời?
Thắng mệt mỏi.
- Làm sao khác hơn. Nếu...
Hương trả lời với lời cao hơn.
- Nếu... thì làm sao?
Thắng cũng cao giọng.
- Đem ba về nhà chế có thể làm được không?
Hương trả lời với lòng tự tin.
- Chế sẽ ở lại chăm sóc ba, dù chế nghỉ việc ngay bây giờ cũng không sao. Làm thêm chế cũng không giàu, nghỉ việc chế cũng không nghèo, cũng không chết đói.
Thắng trả lời mệt nhọc và chán nãn.
- Ừ, làm theo chế đi.
    Hương tìm một giải pháp cho trọn cả đôi bên, không mất lòng anh chị em, không bỏ ba một mình bơ vơ trong một nơi xã hội cho là nơi nghỉ ngơi cho người sắp ra đi với mỹ từ nhà dưỡng lảo. Mặt thực của nhà dưởng lão là một đề tài trong xã hội hiện đại ở Mỹ, nó chẵng khác một nhà tù mà con có trọn quyền nhốt cha mẹ mình vào đó mà không bị luật pháp trừng trị. Hương đã vào thăm nhiều nhà dưởng lão tại xã hội cho là văn minh giàu nhất trên thế giới. Hằng biết bao nhiêu người trên thế giới muốn được định cư vào nơi nầy, phải trả thật đắt giá có khi đánh đổi bằng cả sinh mạng cũa mình. Những người già trên chiếc xe lăng, mắt lơ đãng nhìn qua khung cửa kính để nhớ một hình ảnh nào đó trong cuộc đời, thực tại thì trái ngược, những người gìa nầy không còn khả năng để xua đuổi những con ruồi bu chung quanh miệng với nước miếng chảy dài thành sợi, vành môi vô tri, không còn khả năng đóng lại để bảo vệ cho chính mình. Bà cụ già tóc bạc phơ, đầu gục xuống mắt nhắm nghiền thân được cột chặc vào lưng cũa chiếc xe lăng bất động dưới ánh nắng ban sáng. Bàn tay run rẫy, miệng vẫn lẫm bẫm rên rỉ tiếng nho nhỏ thều thào.
- Đừng bỏ má nghe con, má sợ lắm... Má sợ lắm con ơi...
    Thiên đàn hay địa ngục? Những tâm hồn của những người còn ở trần gian, thể xác còn đó, tiếng rên xiết đau thương lạc loài không người an ủi, thương yêu...
    Hương nhớ lại khi mình còn nhỏ trong vòng tay của mẹ, cánh tay mềm của mẹ biến thành nơi vách sắt thành đồng che chở cho mình trong những cơn mưa sấm sét ngoài trời giông bảo. Bàn tay cha đem cho mình những bữa cơm nóng ngon lành trên bàn đầy tràn thức ăn trưa, sáng, chiều. Aó mặc cho mùa đông, aó mặc khi lớn đi học, và aó đẹp thước tha khi mới lớn bên cạnh người yêu đến lứa tuổi hẹn hò. Lớn lên trong vòng tay của mẹ, trong sự thương yêu cuả cha. Không có một ngày cha đến cạnh Hương nói một lời.
- Bây giờ ba mệt mỏi lắm rồi, ba không còn trách nhiệm nuôi con nữa.
     Ba chưa bao giờ nói lời nầy với con. Mà bây giờ sáu mươi năm sau, quả đắng ba không có trồng nhưng trái cay đã nẩy mầm trong gia đình, trong xã hội đầy tiện nghi đem cho ba khi tuổi về già một niềm cô đơn ba phãi đương đầu trong khi mình không còn sức lực để tự bảo vệ cho chính mình. Luật nhân quả của phật ? Hay là luật tự nhiên của sự tiến bộ cũa một xã hội tiến bộ. Hương biết con đường mình phải đi, không đi vào đám anh em mình cho là dân chủ bầu cử, đa số thắng thiểu số. Anh em cùng chọn con đường cho ba đi, không ai muốn làm anh em giận nhau vì khác ý kiến.
- Ba vào nhà dưởng lão mỗi ngày đến thăm là đủ bỗn phận. Trong đó y tá bác sỉ chăm sóc khi có bịnh, như vậy là đầy đủ trách nhiệm và an toàn.
- Thà mất lòng cha được bụng anh em. Ba chỉ còn thời gian ngắn sống trên đời, anh em còn sống với nhau thời gian dài. Đó là lối lựa chọn khôn ngoan, biết sống, ai cũng thích mình.
     Hương là con số ít, một con số đơn côi trong anh em. Hương chọn con đường mình đi, trước không thẹn với lòng, không bỏ ba bơ vơ, dù thời gian của ba không còn dài trên trần thế, nhưng mỗi giây phút còn lại vô cùng quý báo của cuối cuộc đời. Khác ý kiến, không làm anh chị em vui lòng, Hương thể không chọn con đường đó, nhưng Hương cũng không thể bỏ ba trong lúc bơ vơ. Trong cuộc đời, Hương chưa bao giờ nghe ba nói những lời mà mình mới nghe từ anh em. Ba lúc nào cũng an ủi, thương yêu...
- Tại em nghỉ nhiều về người khác, em nghỉ nhiều về ba, em bảo vệ ba trong lúc ba cần bảo vệ nên em bị anh em nói em là khó khăn, làm khó dễ anh em...
    Hương gục mặc vào bàn đôi tay mình khóc nức nở.
-Tại sao?... Tại sao??? Ai cũng nói em là hung hăng chống lại mọi người. Em không bảo vệ ba thì anh thấy ba có tự lên tiếng cho mình được không? Anh em nói nên cho ba vào nhà dưởng lão là đúng, nhưng đó là bản án tử tình hợp pháp. Không làm chết thể xác ba, nhưng làm tâm hồn ba chết trong tức tưởi đau đớn. Có gì đau đớn hơn, khi bắt một người là ba mình, không có thể quyết định cho chính mạng sống của mình, rồi nhốt lại cho đến khi chết. Anh cũng biết trong nhà dưởng lão, người ta chỉ cho ăn cho uống trong giờ làm việc. Người già ăn rất ít, không ăn những đồ mình không thích. Không thể tự làm cho mình.  Ba không nói được ngôn ngữ, không ai hiểu được ba. Ba sẽ cô đơn, thiếu ăn, thiếu uống rồi sẽ đói khát, bịnh, tinh thần bơ vơ như bị đoạ đày...
Hương khóc lớn hơn, Hương không còn là người cứng rắng chống chỏi với mọi khó khăn nghịch cảnh
- Ba ơi... con làm sao cho trọn vẹn cho ba và anh em???
Lương chồng Hương lau nước mắt đang rơi dài trên mắt vợ an ủi.
- Em làm như vậy là đúng anh ủng hộ em, dù cho tất cả người trên đời không đồng ý kiến với em, nhưng anh đồng ý và anh hiểu em. Con người em sống cho lẽ phải. Em không thẹn với lòng, em làm những gì có thể làm cho ba vào phút cuối cuộc đời là quý nhất. Bên em, có anh, em sẽ không bao giờ cô đơn. Khi lớn lên ra khỏi gia đình, hai đứa mình kết hôn, thì chỉ cần bạn đồng hành là hạnh phúc. Anh yêu em... Em cứng rắng, em dịu dàng, em là gì thì mình vẫn đi bên cạnh nhau cho suốt cuộc đời...
- Anh biết không? Mỗi tối, rất nhiều lần, ba lúc nào cũng trở giấc kinh sợ, tay chới với như người rớt xuống vực thẩm. Em phãi nắm tay ba nói. Ba...Ba đừng sợ. Con đây, mắm tay con. Con ở bên cạnh ban đây. Rồi ba mở mắt ra nhìn em, ba có vẽ yên tâm nhắm mắt ngủ tiếp. Nửa đêm ba thức giấc đòi uống nước, đòi ăn. Trong nhà dưởng lảo ba không nói được ngôn ngữ, người ta cũng không hiễu được ba, thì làm sao ba sống mà yên lòng dưởng lão?
Nổi kinh hoàng đem đến cho ba từ khi nghe con chuyển mình về sống trong nhà dưỡng lão. Ba không thể từ chối vì người con ba tin cậy đã từ chối tiếp tục giữ chăm sóc ba tại nhà. Ba chấp nhận trong sợ hãi bơ vơ, kinh hoàng, đau đớn. Một bản án không lời không có pháp lý, trong đó kết quả tình thương dành cho ba đã cạn kiệt. Ai sẽ cho ba mùa xuân trở lại.???
    Mùa xuân về, mùa xuân đầy chim én bay lượn trong bầu trời ấm và xanh biếc. Một chim én cô đơn không làm nổi mùa xuân.  Hương hiểu rõ, mình không thể đem về mùa xuân cho mọi người, nhưng Hương đã nghỉ việc, về nhà dưỡng lão nơi ba an nghỉ, thức hàng đêm đưa tay cho ba nắm, đưa tay cho ba cầm để ba an lòng ngủ ngon qua đêm. Dù tất cả anh em đều cho Hương là người nghịch lý, làm một chuyện không thể thực hiện được. Ba có những đêm ngũ thật ngon, bên cạnh ba lúc nào cũng có Hương làm ấm lòng như nắng ấm của mùa xuân. Hương đã đem lại mùa xuân cho ba mặc cho bên ngoài trời vẫn còn lạnh gió, đối với Ba, Hương làm ấm lòng ba như mùa xuân về. Nhìn thấy Hương, ba cảm nhận nơi nhà dưỡng lão như mùa xuân dù mùa xuân cũa ba là một mùa xuân không chim én.
   San Jose, 2/2/2016
   Viết tặng cho người vợ thương yêu trong lòng lúc nào cũng là mùa xuân.

   Lê văn Lý (NLS/CT)


PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 943072 visitors (2950252 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free