Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
  => Đón tết
  => Chúc mừng năm mới
  => Xuân già
  => Mua xuân,
  => Xuân đã thật gần
  => Một cõi đi về
  => Giải trí: Nhạc phẩm Vần thơ dạy học
  => Mùa Xuân không chim én
  => Kỹ vật cũa Nguyên
  => Tại sao con cái không giống cha mẹ?
  => Tình tự với thiên nhiên
  => Chuyến về quê ăn tết
  => Cái tết tại gia đình nuôi
  => Điệu múa ngày xuân
  => Buồn cho MRC
  => Đi chơi núi
  => Một lần trở lại
  => Con gà trong văn chương
  => Tiễn Thân đón Dậu
  => Nhớ ơn Thầy, Cô
  => Thực hành phong thủy...
  => Mùa Xuân đi lựa trái cây
  => Dáng xuân,
  => Dấu ấn tình sầu
  => Một vài kỷ niệm về...
  => Đón Xuân
  => Tết nhớ bạn
  => Giáng Sinh buồn
  => Cung chúc tân xuân,
  => Mừng Xuân,
  => Lục bát tứ tuyệt
  => Bát ngôn tứ tuyệt
  => Táo...sợ
  => Ăn đám giổ miệt ruộng vườn...
  => Tản mạn Nông Lâm Mục....
  => Sớ Táo Quân ( Diên)
  => Xuân xưa, Xuân nay
  => Sớ Táo quân 2017
  => Năm cũ...Năm mới
  => Thơ-Tự khúc
  => Sầu nhân sinh
  => Ngày hội ngộ
  => Vịnh con Gà
  => Nhạc : Xuân ước mơ
  => Cấp Cao Đẳng Trường NLM Blao
  => Xuân thanh bình
  => Chuyện tầm phào
  => Về trường xưa,
  => Thế giới thực vật..
  => Giao mùa
  => Xuân đáo
  => Dung nhan mùa Xuân,
  => Thơ Xuân 2017
  => Cần thơ năm ấy..
  => Thơ:-Đón Xuân
  => Giao thừa Tây
  => Mùa Xuân của tôi
  => Thơ: Xuân Về
  => Ao Bà Om thắng cảnh..
  => Tản mạn Xuân 2017
  => Dưa củ hành
  => Con Gà trong đời sống...
  => Theo dòng ...(Sông Cửu Long)
  => Chúc tết ĐINH DẬU
  => Tết về, họp bạn...
  => Ước
  => Khúc xuân thương,
  => Tình khúc đầu xuân
  => Mùa Xuân mới
  => Chào xuân mới
  => Nhớ màu lá rơi
  => Thung lũng vàng
Thực hành phong thủy...
20/1/2017
 


Thực hành phong thủy là bảo vệ môi trường

- Lương Trọng Nhàn -


      THỰC HÀNH PHONG THỦY LÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Mấy năm gần đây sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã lên đến mức báo động cao. Thiên tai như động đất, sóng thần, bão lụt, hạn hán, sụp lỡ đất, tan băng hai cực và trên đỉnh núi cao làm dâng cao mực nước biển gây thảm họa chìm dần các vùng duyên hải các nước Á Châu và làm biến mất một số lãnh thổ giữa Thái Bình Dương trong vòng 100 năm tới, chưa kể tác động của thiên tai lên các nhà máy điện hạt nhân như Fukushima Nhật Bản (vào ngày 11-3-2011) gây nên thảm họa sinh thái toàn cầu. Tất cả những biến đổi môi trường sống ngày càng xấu đi này là do con người chạy đua với sự phát triển và đô thị hóa lao vào khai thác quy mô lớn năng lượng và nguyên vật liệu tàn phá nghiêm trọng rừng núi, mặt đất, mặt nước và cả trong lòng đất, đáy biển làm đảo lộn cân bằng sinh thái tự nhiên tức là xâm hại tình trạng phong thủy được tổ tiên gìn giữ tốt cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Phong thủy chính là khoa học về sinh thái hay nói cách khác là khoa học về bảo vệ môi trường, vì bộ môn này luôn khuyên con người sống dựa vào sự bảo vệ của thiên nhiên. Phong thủy xem việc đào bới núi rừng đất đai là làm cho “rồng bị thương tích” vì “hơi thở của rồng” chính là sinh khí nuôi dưỡng cuộc sống con người, ý nghĩa của quan niệm này là việc đào xới sẽ cắt đứt mạch đất (hay long mạch) dẫn năng lượng nuôi sống sinh vật của vùng đất làm cho cư dân gặp nhiều khó khăn bất hạnh có thể là thiên tai, địch họa, mất mùa , đói kém, làm ăn thất bát, có vấn đề về sức khỏe hay các vận rủi khác. Ngày nay nhân loại đang đối diện với việc tìm nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống văn minh nhưng không làm tài nguyên cạn kiệt và không thải ra môi trường những chất gây ô nhiễm. Khai thác thủy điện thì không tiêu tốn nhiên liệu hóa thạch (xăng dầu) chạy máy nhưng lại để lại hậu quả phá hại môi trường cũng không nhỏ như:

-Phá bỏ một diện tích rừng cây lớn làm hồ chưa nước, làm đường giao thông và khu dân cư kèm theo. -Tích nước mùa khô và xã lủ mùa mưa làm biến đổi sinh thái dòng sông, tiêu diệt phần lớn thủy sản sinh sống di chuyển theo con nước mùa vụ, ảnh hưởng lớn đến việc mưu sinh của ngư dân hai bên bờ sống phía dưới con đập và quan trọng hơn nữa là mất rừng đầu nguồn tức là mất nguồn dự trử nước cho các dòng sông đồng nghĩa với không còn nước cung cấp cho đập thủy điện trong tương lai, khi đó “ phá bỏ thủy điện thì dở mà giữ lại cũng không xong”, tình thế thật lưỡng nan.

-Ngăn phù sa đổ xuống vùng bình nguyên hạ lưu làm cho đất đai vùng này kém màu mỡ, canh tác kém hiệu quả.
-Thiếu lượng nước ở hạ lưu, hậu quả nước biển xâm nhập sâu vào đất liền tàn phá vùng trống lúa nước nuôi sống hàng triệu người.
-Dòng chảy yếu và ít phù sa đẩy ra cửa biển, làm cho dòng nước biển lấn vào bờ bào mòn bờ biển như hiện tượng xói mòn mũi Cà Mau của nước ta hiện nay do dòng Cửu Long thiếu nước đổ về.
– Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Công nghệ Môi trường Liên bang Thụy Sĩ (EAWAG) cho thấy tác động của thủy điện đối với khí hậu nóng lên là do khí thải mêtan sinh ra từ đáy hồ chứa đập thủy điện bốc vào khí quyển gây ra. Các nhà khoa học đã phát hiện một số lượng lớn khí mêtan (CH4), một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được thải ra từ một con đập gần thành phố Berne, Thụy Sĩ. Trung bình mỗi mét khối nước ở đập chứa nước Wohlen thải ra hơn 150 miligram khí mêtan. Các nhà khoa học giải thích: “Đó là tỷ lệ khí thải cao chưa từng thấy trong một hồ chứa nước ở độ cao trung bình.” Khí metan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có ôxy, chẳng hạn dưới đáy ao và hồ thủy điện. Do hệ thống ống dẫn nước cho các tua-bin thủy điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới điều kiện áp suất cao, khí metan trong nước dễ dàng thoát ra bên ngoài. “Hiện tượng này cũng giống như khi khui chai sô-đa. Phần lớn khí metan hòa tan trong bọt nước thoát ra không khí. Đây là chính là nguyên nhân những đập thủy điện lớn ở miền nhiệt đới gây tổn hại cho môi trường”, chuyên gia Fernando Ramos, phụ trách dự án của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) giải thích. Như vậy nên đặt lợi hại của thủy điện lên bàn cân trước khi quy hoạch xây đập, có thể tính ra bằng tiền điện thu vào và sự thiệt hại quy ra tiền để dễ quyết định hơn. Một dòng sông chảy qua chỉ một quốc gia thì còn quy hoạch được, còn các dòng sông lớn chảy qua nhiều nước thì sao? vấn đề này cần sự hợp tác quốc tế một cách tích cực.
Một hệ quả tất yếu của việc xây dựng các đập thủy điện ở các nước đang phát triển là sự bùng nổ dân cư dọc các tuyến đường lên nơi đặt thủy điện càng gia tăng nạn phá rừng “ăn theo” nạn phá rừng để lấy mặt bằng xây dựng thủy điện.
Núi rừng nắm giữ nguồn nước ảnh hưởng lớn đến khí hậu, đất đai , môi trường nên theo quan niệm phong thủy thì núi rừng tạo nên khí (năng lượng môi trường) tốt núi rừng có tác dụng lên đời sống con người từ đó người ta cho núi rừng là nơi phát sinh Long mạch, phát sinh Dương khí, nơi ngự trị của hồn thiêng sông núi như lời một thi sĩ Pháp nổi tiếng trong Viện Hàn Lâm PhápAndré Theuriet (1833-1907) đã viết:
"Au plus profond des bois, la patrie a son coeur
Un peuple sans forêt est un peuple qui meurt,
C'est pourquoi tous, ici, lorsqu'un arbre succombe,
Jurons d'en replanter un autre sur sa tombe..."
Và cố kỹ sư Thủy Lâm Bùi Bá (từng tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó giữ chức Vụ trưởng Vụ Lâm nghiệp) đã lấy ý và dịch trong hai câu cuối bài thơ "Lời cầu nguyện của rừng"-“La prière de la forêt” như sau:
"Người hởi!
Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẩm
Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong".
Bài thơ La prière de la forêt dịch từ bài thơ tựa đề “Das Gebet des Waldes” (Lời cầu nguyện của rừng) tác giả là Hannes Tuch. một cán sự lâm nghiệp, sinh ngày 2.11.1906, sống ở Kreis Warburg, Westphalie, Tây Đức. Ông còn là thi sĩ và nhà sưu tầm đồ cổ và sản xuất các loại mặt nạ, v.v (theo GS Lê Văn Ký & KS Huỳnh Minh Bảo (1998). Về bài thơ Lời cầu nguyện của rừng, xin xem thêm : http://www.advite.com/NLMB/QGNLM/BaicacKhoa/loicaunguyen/loicaunguyen.htm
Thủy điện chỉ điều tiết  tốt khi một dòng sông chỉ có một hoặc vài đập tùy theo qui mô của con sông, nếu có nhiều thủy điện bậc thang như hiện nay thì khi mùa khô, thủy điện đầu nguồn xả nước  phát điện hay cứu hạn ở hạ lưu đều bị các đập thủy điện dưới hứng lại, lượng nước về hạ lưu không đủ sức chống hạn, còn mùa mưa lụt, tất cả thủy điện phải xả nước ồ ạt có khi còn cuốn trôi vùng đồng bằng.
 Còn năng lượng hạt nhân thì sao?
Ngày 26-4-1986 đã xảy ra vụ nổ tổ máy số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, gây ra thảm hoạ công nghệ quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới. Lượng phóng xạ của vụ nổ tương đương với 500 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945. Vụ nổ đã phát tán phóng xạ ra hơn 145 ngàn km2 trên lãnh thổ Ucraina, Belarus và Nga. Tại Ucraina hơn 2,2 triệu người được xếp vào hạng nạn nhân, trong đó 255 nghìn người tham gia trực tiếp khắc phục hậu quả vụ nổ. “Thiệt hại kinh tế của Ucraina sau tai nạn Chernobyl là khoảng 180 tỷ $ USD” (phát biểu của Thủ tướng Ucraina, Nhikolai Azarov nhân kỷ niệm lần thứ 25 thảm họa Chernobyl). Dù đã xây quan tài bê tông chôn lấp nhà máy Chernobyl, sau 25 năm, Chernobyl vẫn còn nguy hiểm.
Ngày 19-4 vừa qua, ở Kiev đã khai mạc một hội nghị quốc tế để tìm nguồn tài chính cho việc xây dựng quan tài thứ hai (sarcophage) mà chi phí cần thiết đã lên đến 1,54 tỷ dola. Còn thiếu cả thảy 740 triệu, trong số này có 140 triệu dành cho việc xây cất nhà chứa nhiên liệu đã sử dụng ở các lò của nhà máy Chernobyl. Quan tài số 2 này, cao 110 m , dài 164 m , rộng 257m và nặng 30.000 tấn sẽ hoàn thành năm 2015 và sẽ sống lâu một thế kỷ thôi, có nghiã sau đó, con cháu chúng ta sẽ phải quyên tiền xây cất quan tài thứ 3 và các thế hệ khác cũng phải tiếp tục làm tròn bổn phận để chặn phóng xạ ra ngoài. (chu kỳ giảm một nửa phóng xạ của Plutonium là 240 thế kỷ!). Quan tài số 1 vì xây dựng cấp tốc, cẩu thả, đã rạn nứt hư hỏng nhiều nơi từ mấy năm nay.
Ngày 11-3-2011, trận động đất hết sức lớn (8,9o Richter) theo sau một cơn sóng thần (tsunami) ồ ạt cao trên 10 m (cao nhất 15,9 m có nơi lên đến 23 m, những chỗ theo sườn núi cao đến 37,8m) đã làm tê liệt hệ thống làm lạnh của nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Tổng công suất của 6 lò Fukushima lên đến 4680 MW, gần 5 lần công suất lò Chernobyl. Tình hình biến chuyển rất nhanh. 3 tâm lò bị nóng chảy (77% và 33%), 2 hỏa hoạn ở hồ chứa nước (piscine) và 5 vụ nổ khí hydro, rò rĩ phóng xạ ra bên ngoài. Các quan chức Nhật Bản cho biết, bụi phóng xạ từ nhà máy Fukushima số 1 vẫn tiếp tục thoát ra môi trường và được dự báo sẽ vượt mức bụi phóng xạ thoát ra từ nhà máy Chernobyl. Tình trạng nhiễm phóng xạ nặng đã lan rộng ra cả bên ngoài phạm vi qui định sơ tán là 20 km. Trong mẫu đất lấy ở địa điểm cách Fukushima I 40 km về phía tây-bắc, người ta đã phát hiện hàm lượng cao các chất phóng xạ Iodum và Caesium. Số liệu quan trắc từ trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho thấy, đám mây phóng xạ đã phát tán đến 3 ba vùng là Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Ngày 22/3, đám mây phóng xạ đã lan tới gần vùng đông-bắc quần đảo Phillipines và đến Việt Nam vào ngày 25/5 nhưng không gây nguy hại tức thời đến sức khỏe. Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản công bố các mức iốt phóng xạ đo được ngày 30/3 trong nước biển gần nhà máy đã tăng gấp 4.385 lần giới hạn cho phép. Trong khi đó, theo các nhà chức trách, nước ngầm bên dưới lò phản ứng của nhà máy nhiễm xạ 10.000 lần so với tiêu chuẩn y tế mà chính phủ đưa ra. Theo BBC, mức độ i-ốt phóng xạ tại một số khu vực ở Tokyo hiện nay đã lên tới 210 becquerel/lít, tức là gấp hơn 2 lần mức an toàn cho trẻ sơ sinh (100 becquerel/lít). Người ta đã phát hiện một số loại rau, sữa đã bị nhiễm phóng xạ. Sữa nhiễm xạ được phát hiện cách nhà máy hạt nhân Fukushima I khoảng 30km, trong khi rau đến từ một tỉnh lân cận. Tepco đã quyết định xả thải hơn 11.000 tấn nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 ra biển Thái Bình Dương làm nhân dân các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc rất lo ngại.
Bà Annie Thébaud-Mony, nhà xã hội học, giám đốc nghiên cứu danh dự của Viện INSERM, chuyên gia về các vấn đề sức khỏe lao động, thì lại rất lưu ý đến phần rất khó quan sát thấy trong các ảnh hưởng của phóng xạ hạt nhân. Phóng xạ có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, bên cạnh các yếu tố quan sát được như các đám mây, bụi, khí, hơi. Theo bà Thébaud-Mony, những nghiên cứu cho thấy, chỉ cần nhận phải 20 mSv trong suốt cuộc đời nghề nghiệp, là khả năng bị các loại ung thư (như ung thư phổi, ung thư máu, …) ít nhất sẽ tăng gấp đôi. Nhật thừa nhận thất bại trong chiến dịch ngăn chặn phóng xạ tại bốn trong số các lò phản ứng bị hư hại ở Fukushima. Họ quyết định sẽ chôn bốn lò phản ứng này bằng cách đổ hàng tấn bê tông xuống các lò phản ứng để chôn vùi nó và đảm bảo phóng xạ không rò rỉ. Theo kết quả khảo sát dư luận được công bố ngày thứ Hai 18-4-2011, 70% người Nhật cho rằng ông Naoto Kan không đủ sức đối phó với cuộc khủng hoảng và nên rời ghế thủ tướng. Tính đến ngy 18-4-2011 số lượng các nạn nhân là 13,8 nghìn người, 14,1 nghìn người được coi là mất tích. Công ty cung cấp dịch vụ và giải pháp quản lý rủi ro do thảm họa Risk Management Solutions ước đoán trận động đất và sóng thần vừa qua sẽ gây thiệt hại về mặt kinh tế khoảng 200 -300 tỷ USD (ngày 21/3-2011). Ngân hàng thế giới cảnh báo, thảm họa tại Nhật Bản có thể sẽ khiến xuất khẩu của nhiều quốc gia đang phát triển ở Đông Á giảm khoảng 1,5% do các nhà sản xuất ở những nước này phải đối mặt với tình trạng gián đoạn nguồn cung từ các nhà máy Nhật phải đóng cửa sau thảm họa. Nhật Bản sản xuất 89% lượng tụ nhôm, 46% pin lithium-ion, 87% số trò chơi điện tử của toàn thế giới. Do vậy, các chuyên gia đã cảnh báo sự gián đoạn trong sản xuất nhiều sản phẩm từ iPad cho tới Boeing 787 Dreamliner.
Chưa hết nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ Fukushima sẽ lan rộng lâu dài, đầu năm 2014, các nhà khoa học Mỹ phát hiện dấu vết phóng xạ rò rỉ từ thảm họa hạt nhân Fukushima 2011 ở ngoài khơi bờ biển California. trong http://khoahoc.tv/phong-xa-fukushima-lan-den-bo-bien-my-57130.
Như thế thảm họa một nhà máy điện hạt nhân sẽ gây nên thảm họa phóng xạ cho cả các quốc gia lân bang và ảnh hưởng suy trầm kinh tế toàn cầu.
Còn thảm họa môi trường do các đập thủy điện gây ra cho quốc gia hạ nguồn cũng ảnh hưởng bất lợi cho vùng thượng nguồn vì thiếu nước hạ nguồn sẽ bị ngập mặn, tích lũy ô nhiễm kết hợp với ô nhiễm khí metan của đập nước sẽ làm cho cả con sông trở thành dòng sông chết. Ngoài ra kinh tế quốc gia hạ nguồn khó khăn không còn là thị trường tiêu thụ của nước thượng nguồn, ảnh hưởng dây chuyền này không khác với khủng hoảng kinh tế toàn cầu phát xuất từ Hoa Kỳ từ năm 2008 vừa qua. Do vậy sự hợp tác trong việc xây dựng thủy điện và điện nguyên tử của mọi quốc gia là vì lợi ích của con người không phân biệt chủng tộc màu da.
Dòng sông MêKông là một con thủy long lớn theo phong thủy nếu bị thương tích đầy mình do các đập thủy điện thì sẽ không chuyên chở sinh khí bồi đắp cho cư dân hai bờ từ Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, cũng như long mạch ( mạch đất chuyên chở năng lượng nuôi sống vạn vật) trong thiên hạ phát xuất từ Thái Tổ Sơn là dãy Hymalaya đi về các quốc gia Đông Nam Á nếu tiếp tục phá núi khoan, đào sâu vào lòng đất khi xây dựng các công trình lớn, mà quan niệm phong thủy người xưa cho là “chặt đứt long mạch” cũng ảnh hưởng tương tự. Từ nay các quốc gia nên tập trung vào chiến lược tiết kiệm năng lượng từ việc sản xuất máy móc thiết bị ít tiêu hao nhiên liệu cho đến hạn chế dùng điện lãng phí và chiến lược đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch thay thế thủy điện và điện nguyên tử như năng lượng mặt trời, thủy triều, năng lượng gió… Đặc biệt khi thiết kế các chong chóng quay đón gió sản xuất điện là cũng đồng thời là giải pháp phong thủy thu nhận sinh khí phân phối cho toàn vùng đem lại vận may phát triển.
 
Nếu chúng ta tính đúng tính đủ các chi phí cho việc lắp đặt lò phản ứng hạt nhân, chi phí xử lý chất thải, chi phí mấy chục năm tháo dỡ lò hết hạn sử dụng và phí cất giấu chất thải hàng trăm năm…, thì tổng phí tổn sẽ vượt xa tiền đầu tư cho năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Đó là chưa kể gặp thảm họa do thiên tai hoặc bất cẩn của con người xảy ra cho nhà máy điện hạt nhân thì phí tổn còn vượt xa hơn nữa.
Trong điều kiện nước ta, đất hẹp mật độ dân số đông, lại nằm trên bờ biển dài, nhiều tài nguyên cần phải bảo vệ cho con cháu đời sau, rất khó chọn một vùng đất xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Rất may là ngày 22/11 đại biểu sẽ bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết dừng thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là một quyết định sang suốt mặc dầu đàng sau có nguyên nhân nào đi nữa cũng là một “cơ may” cho nhân dân ta, để có thời gian tìm ra một phương pháp sản xuất năng lượng ít xâm hại môi trường nhất.

Không có văn bản thay thế tự động nào.
Hy vọng một ngày không xa mỗi nóc nhà của người Việt Nam đều có một dàn pin năng lượng mặt trời đủ sức cho gia dụng và trên con đường thiên lý Bắc Nam chúng ta được ngắm nhìn những cột chong chóng quay tít bên bờ biển đón bắt những “thiên khí” từ gió nhốt vào những dynamo khổng lồ làm ra điện hòa vào lưới điện quốc gia tận dụng được “thứ của trời cho” của một đất nước hình chữ S sống trọn vẹn trong một Thái cực đồ trên đất liền ánh nắng chói chang (Thái dương ) và dưới bờ biển Đông ngập tràn gió lộng (Thái âm). Việt Nam nằm trong một vòng tròn đất liền phân ranh với biển Đông theo hình chữ S, trên đất liền có Biển Hồ giống như Thiếu âm, ngoài biển có Hải Nam tượng trưng Thiếu dương, như thế nước ta nằm ở trung tâm của Thái cực đồ là một hình thái cân bằng Âm Dương, hỗ trợ tốt cho Hòa Bình và Phát Triển.
Tựu trung lại, thực hành phong thủy không gì bằng giữ gìn rừng núi đất đai mãi mãi xanh tươi và không thải các chất độc hại ra môi trường.

      Lương Trọng Nhàn

Kỹ sư Nông nghiệp Khóa 10 (TTQGNN-NK 1968-1972)



 

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 953293 visitors (2966254 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free