Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  => VIV Asia 2015
  => Phát triển giống rau hoa VN
  => Cuộc đời và tô hủ tíu
  => Siêu dự án nông nghiệp
  => Ai hưởng lợi từ bảo hộ mía đường
  => Nợ người dể trả hơn..
  => Tại sao có những trái cây khổng lồ
  => Thầy giáo làng..
  => Thịt kho tàu
  => Cám ơn em
  => Thiệt Là Khổ-Bt.Blao
  => Khoảng Lặng
  => Tình Già...
  => Đồng bằng Nam...
  => Những loài cây và hoa...
  => Côn Sơn: Đảo thiên đường...
  => Câu chuyện lúa thơm
  => Năm nay 2015..
  => Thiên tai ngập mặn tràn vào miền Tây
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Phần 1.
  => Học phí ở Anh có đắt như Mỹ ?
  => Giải pháp nào cho ngập mặn và thiếu lũ
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 2
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 3
  => Tôm - Lúa và thiên tai xâm nhập mặn ở VN
  => Nguoi khai sinh ra mang...
  => Từ Mekong đến Cửu Long
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chapter 7
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 8 - 9
  => Tình hình thủy học sông Mekong
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 10 và 11
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Kết luận
  => Ngày của Mẹ
  => Lính Mỹ nghiêm trang chào....
  => Truyền thuyết cãm động...
  => Nobel Hóa học và Vật Lý 2016
  => Giấc mơ
  => Ngày 26 tháng 3 năm 1970
  => chuyện kể ngày Father-day
  => Nơi nào lạnh nhứt?
  => Bão năm Thìn
  => Công dân số 1...
  => thăm lại trường xưa
  => Cho tôi mua 20...
  => Truyện dài: Cánh hoa Sa Mạc
  => Nếu không đam mê....
  => Vui cười -Tiếu Lâm
  => Vượt lên số phận...
  => Kinh Chắc Băng....
  => Trường tiểu học Junko
  => Festival lúa gạo và...
  => Phương pháp "đột biến hô hấp"...
  => Kiếp người chỉ có.. . .
  => Những ngày thành lập....
  => Thương quá miền tây
  => Thú vui trồng tỉa Bonsai tại Sydney
  => Người chạy xe ôm. . . .
  => Lần đầu tiên Việt Nam. . .
  => Cựu Kỹ Sư Canh Nông. . . .
  => Trồng lúa trên biển !
  => Chuyện lạ bốn phương
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 8 - 9
10/4/2016




TỪ MEKONG ĐẾN CỬU LONG



Tài liệu tổng hợp
TỪ MEKONG ĐẾN CỬU LONG
(Update Feb. 21, 2016)
Nhóm
sưu tập tài liệu: LymHa



CHƯƠNG 8: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - ĐBSCL

 

Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bản đồ Việt Nam (Màu xanh lá)

 

Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL: Diện tích 40.000 km2, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

ĐBSCL được bồi đắp trong vòng 6,000 năm qua. Cách đây 8,000 năm, mực nước biển hạ thấp dần, trầm tích phù sa từ từ lắng động trong suốt hơn 2,000 năm và đồng bằng được thành lập, tiến dần ra Biển Đông và Biển Tây (Vịnh Thái Lan) (Theo GS. Trần Đăng Hồng).

Lượng phù sa của sông đã làm cho vùng châu thổ tiếp tục mở rộng với mức độ 50-150m/năm.

Lượng nước trung bình hàng năm của sông Cửu Long cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn phù sa (Morgan F. R., 1961)

Lòng sông Cửu Long rất sâu, có nơi đến 40-50 m

Ngoại trừ Thất Sơn là vùng đồi núi cao, đồng bằng Cửu Long có độ cao 0-4 m trên mực nước biển.

Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động rất nhiều từ thủy triều kèm theo xâm nhập mặn từ Biển Đông và Vịnh Thái Lan (biển Tây).

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.) đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại phù sa lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985) và rồi những đầm lầy biển được hình thành.

Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; trung bình mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá

 

Cây đước

 

Rễ mắm đan dày, xen nhau chống xói lở, xâm thực của biển vào đất liền, lọc chất thải, giữ lại phù sa.

 

ĐBSCL có 3 hệ sinh thái tự nhiên:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển, chống gió bão, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học trong môi trường.

 

Rừng ngập mặn Trà Vinh

 

Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn.

 

Rừng tràm Trà Sư (An Giang)

 

Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Đa số thủy hải sản ở ĐBSCL là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Sự di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.

 

ĐBSCL chia thành 4 vùng:

Vùng phù sa nước ngọt: Diện tích hơn 1 triệu Ha. Lưu vực tại Châu Đốc và Hồng Ngự, Mỹ Tho, Bến Tre.

Vùng phù sa nước mặn: Diện tích khoảng 900.000 Ha. Lưu vực các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.

Vùng bán đảo Cà Mau: Diện tích chừng 1 triệu Ha. Mảnh đất cuối của miền Nam Việt Nam hằng năm nhận được phù sa của sông Hậu.

Vùng Đồng Tháp Mười: Rộng 1 triệu Ha, được coi như là những hồ chứa nước thiên tạo. Lưu vực các tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, rộng gần 700.000 Ha) và Khu Tứ Giác Long Xuyên:

Trong các tài liệu cũ của người Pháp, Đồng Tháp Mười được gọi là Plaine des Joncs, tức Đồng cỏ lác/Đồng cỏ bàng.

Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác, trên địa phận của ba tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam - Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Hậu.

 

Lúa, sen (hình trên) và cỏ bàng (hình dưới) ở Đồng Tháp Mười

 

 

ĐBSCL với hơn 20 triệu cư dân VN bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long AnKiến Tường cũ), tỉnh Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa ĐécKiến Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² (Source Wikipedia).

ĐBSCL là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.

ĐBSCL có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. Ở thềm lục địa, có Bể Trầm Tích Nam Côn Sơn dung lượng khoảng 3 tỷ tấn dầu thô.

 

Map of Mekong Delta with provinces, flood-prone areas, and brackish areas

Source: http://www.wdrg.fi/wp-content/uploads/2012/01/ambio_2008_kakonen_delta.pdf

 

 

 

ên nổi lên cái chợ. Tóm lại, chỗ giáp nước cũng tựa như một nhà ga có chỗ tránh trên đường thủy vậy”.

 

MÙA KHÔ - Từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch

 

Về mùa khô, mực nước sông Cửu Long xuống thấp vì nguồn nước chỉ còn lại các thác băng ở Tây Tạng và Vân Nam. Lưu luợng trung bình giảm từ 50.000 m3/s trong mùa mưa xuống còn 2000 m3/s trong mùa khô nên ĐBSCL sẽ bị thiếu nước để trồng trọt.

Ngoài ra, ĐBSCL bị thiếu nước ngọt vì thượng nguồn giữ nước trên các đập thủy điện và vì nước lũ không về.

Những tác hại khôn lường gây ra bởi thiếu nước ngọt:

Thượng nguồn sông Mekong gặp hạn, thiếu mưa, lại bị các đập thủy điện chặn dòng chảy, nên mực nước dưới hạ lưu thấp, điều này sẽ gây ra hậu quả là nước biển sẽ tràn về đất liền dưới tác động của các đợt triều cường.

Các đập thủy điện trên thượng nguồn sẽ chặn đứng dòng di cư duy nhất của cá vào mùa khô.

Việc ngăn giữ phù sa nơi thượng nguồn sẽ làm cho ngành thủy sản nuôi ở Việt Nam lao đao vì mất nguồn thức ăn từ cá tạp của sông cho cá nuôi.

Để đối phó với tình trạng thiếu nước ngọt cho đồng ruộng và hoa màu này, nông dân đã nạo, vét kinh, mương để dẫn nước ngọt vào ruộng.

Thiếu nước trong mùa khô, thừa nước trong mùa lũ và đang tiến dần đến chỗ mùa lũ không có lũ là cuộc sống của cư dân vùng ĐBSCL hiện nay.

 

Lúa chết khô vì nhiễm mặn ở Kiên Giang vào tháng 3/2015.

(Ảnh: nongnghiep.vn)



Một cánh đồng khô khốc vì hạn ở Trà Vinh

 

Một con kênh ở Trà Vinh bị cạn nước



Thiếu hụt nguồn nước ở Ba Tri (Bến Tre)

Source:

http://www.tinmoitruong.vn/nuoc/thieu-hut-nguon-nuoc-o-dong-bang-song-cuu-long_6_41606_1.html

 

Ông Nghệ (trái) buồn rầu bên vườn quýt đường sắp đến ngày thu hoạch nhưng bị rụng trái do thiếu nước ngọt tưới, tháng 8/2015 (Ảnh: baohaugiang.com.vn)



 

Các con kênh ở huyện Tri Tôn (An Giang) cạn nước

Source: http://laodong.com.vn/xa-hoi/kho-han-o-dong-bang-song-cuu-long-nguy-co-chay-rung-lua-hoa-mau-khat-nuoc-191674.bld



 

CHƯƠNG 9: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA DÒNG SÔNG MEKONG

Đổi chiều dòng chảy

Biển Hồ có thể tích 80 tỷ m3 nước, là nơi tích trữ nước của sông Mekong, phân phối nước cho hạ lưu.

Trong Mùa Khô, Biển Hồ sâu trung bình 1m, sâu nhất là 3m

Mekong trong Mùa Mưa từ tháng 5 đến tháng 9 đủ nước đổ vào con sông Tonlé Sap tạo dòng chảy ngược vào Biển Hồ làm nước hồ dâng cao hơn từ 8 tới 10 mét và tràn bờ. Mùa mưa, diện tích mặt hồ từ 2.500km2 mở rộng ra tới 13.000km2, chiều sâu lòng hồ từ 2m tăng lên hơn 11m.

Đến đầu tháng 10, bắt đầu hết mùa mưa, Tonlé Sap lại đổi dòng chảy rút nước Biển Hồ trả lại cho Mekong.

 

Biển Hồ thoi thóp, không còn co giãn với hai Mùa Mưa Nắng đang co lại và cạn dần [nguồn: Tom Fawthrop]

 

Lý do sự thay đổi dòng chảy:

Khí hậu:

Miền Nam Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và gió mùa ở mức độ cao và lượng mưa hàng năm thường thay đổi trong khoảng 1.500-2.000mm. Lượng mưa phân bố trong mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 với phần lớn lượng mưa rơi vào tháng 9 và tháng 10. Mùa đông (tháng 12 đến tháng 3) rất khô và lượng mưa nằm dưới mức 100mm từ 4 đến 6 tháng và một số khu vực gần như không có mưa trong một tháng.

Châu thổ sông Mekong là vùng nóng và ẩm nhất của Việt Nam, đặc biệt là vào tháng 4. Vào thời điểm lạnh nhất trong năm (khoảng tháng 1) nhiệt độ thay đổi trong khoảng 20-23oC trong toàn bộ khu vực trong khi đó trong tháng 4, nhiệt độ lên tới 32-35oC.

Nhiệt độ mùa đông gia tăng nhiều ở Miền Bắc, nhưng gia tăng ít ở ĐBSCL nhờ ảnh hưởng của Biển Đông và Vịnh Thái Lan và trong 30 năm qua (1961-1990) vũ lượng gia tăng ở đồng bằng sông Hồng và Miền Trung do nhiều mưa bão mang tới, trong lúc giảm ở ĐBSCL.

 

b/ Con người:

Tình trạng mất rừng trong lưu vực:

Mất rừng đã làm nâng cao đáy các hồ đập, lượng nước chảy về hồ nhanh, thay đổi địa mạo của lòng sông, chế độ thủy văn của sông và trong một số trường hợp, cả địa mạo của vùng.

Mất rừng làm mất lượng nước mưa được cây rừng giữ lại dưới mặt đất, làm xói mòn đất khi mưa đổ xuống. Nước mưa sẽ trôi ra sông nhanh làm dâng mực nước đột ngột ở hạ lưu khi thượng nguồn mưa nhiều.

Vì nạn phá rừng, dẫu lượng nước mưa giảm - nhưng vì không có lực cản và giữ nước của rừng, bao nhiêu nước mưa hứng được trên vùng này chảy dồn tạo lưu lượng lớn trong thời gian ngắn, gây nên lụt lội trong mùa lũ và thiếu nước trong mùa hạn ở hạ lưu (Việt Nam). Đồng thời việc phá rừng gây nhiều xói mòn đất đai ở thượng nguồn và lắng đọng nhiều trầm tích ở Biển Hồ và hạ lưu, gây nên biến đổi dòng chảy.

Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, gây nên nạn sạt lở đất dọc biển do sóng biển và thủy triều cũng gia tăng. Hơn 600 ha bờ biển vùng Cà Mau đã sạt lở trong thập niên qua ở cửa sông Bồ Đề.

 

Vấn đề chuyển nước ra khỏi lưu vực

Từ thập niên 1980 - 1990, Thái Lan đã đề xuất hai dự án chuyển nước: dự án Kok-Ing-Yom-Nan ở vùng Bắc Thái Lan và dự án Kong-Chi-Mun ở phía Đông Bắc Thái Lan.

Dự án Kok-Ing-Yom-Nan chuyển nước từ hai phụ lưu của sông Mekong, sông Kok và sông Ing vào sông Yom và sông Nan, hai phụ lưu của sông Chao Praya, nhằm tăng thêm nguồn nước cho đập Sirikit và lượng nước tưới cho miền Trung Thái Lan. Đây là một dự án chuyển lưu vực và sẽ làm thất thoát nguồn nước sông Mekong.

Dự án Kong-Chi-Mun, không chuyển nước ra ngoài lưu vực, mà đưa nước từ sông Mekong vào các hồ chứa hiện có và sẽ xây thêm nhằm tưới cho 81.600ha đất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Lượng nước mất đi và chất lượng nước trả lại cho dòng chính là những mối quan ngại đối với Lào, nhất là Campuchia và Việt Nam.

Chính vì hai dự án Kok-Ing-Yom-Nan và Kong-Chi-Mun mà Ủy ban lâm thời sông Mekong đã đi vào bế tắc và đã giải thể năm 1992.

 

 

Đoạn ở Vân Nam, sông Dương Tử và sông Lan Thương (tên đoạn sông Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chỉ cách nhau 60-70 km, việc tạo đường hầm nối thông hai sông này tại đó không quá khó trong điều kiện hiện nay, kết quả dòng sông Mekong sẽ suy yếu nghiêm trọng.

Thái Lan có yêu cầu sử dụng nước sông Mekong để tưới cho vùng Đông Bắc và chuyển nước sang sông Chao Phraya phía nam đáp ứng nhu cầu nước ở Bangkok. Nước ngầm vùng này hạ thấp do bị khai thác quá mức và vì vậy cần được tiếp thêm nước.

(Source: http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2714)

CHƯƠNG 10: SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG SÔNG MEKONG - TÁC ĐỘNG LÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Còn tiếp


 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1064063 visitors (3180676 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free