Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  => VIV Asia 2015
  => Phát triển giống rau hoa VN
  => Cuộc đời và tô hủ tíu
  => Siêu dự án nông nghiệp
  => Ai hưởng lợi từ bảo hộ mía đường
  => Nợ người dể trả hơn..
  => Tại sao có những trái cây khổng lồ
  => Thầy giáo làng..
  => Thịt kho tàu
  => Cám ơn em
  => Thiệt Là Khổ-Bt.Blao
  => Khoảng Lặng
  => Tình Già...
  => Đồng bằng Nam...
  => Những loài cây và hoa...
  => Côn Sơn: Đảo thiên đường...
  => Câu chuyện lúa thơm
  => Năm nay 2015..
  => Thiên tai ngập mặn tràn vào miền Tây
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Phần 1.
  => Học phí ở Anh có đắt như Mỹ ?
  => Giải pháp nào cho ngập mặn và thiếu lũ
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 2
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 3
  => Tôm - Lúa và thiên tai xâm nhập mặn ở VN
  => Nguoi khai sinh ra mang...
  => Từ Mekong đến Cửu Long
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chapter 7
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 8 - 9
  => Tình hình thủy học sông Mekong
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 10 và 11
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Kết luận
  => Ngày của Mẹ
  => Lính Mỹ nghiêm trang chào....
  => Truyền thuyết cãm động...
  => Nobel Hóa học và Vật Lý 2016
  => Giấc mơ
  => Ngày 26 tháng 3 năm 1970
  => chuyện kể ngày Father-day
  => Nơi nào lạnh nhứt?
  => Bão năm Thìn
  => Công dân số 1...
  => thăm lại trường xưa
  => Cho tôi mua 20...
  => Truyện dài: Cánh hoa Sa Mạc
  => Nếu không đam mê....
  => Vui cười -Tiếu Lâm
  => Vượt lên số phận...
  => Kinh Chắc Băng....
  => Trường tiểu học Junko
  => Festival lúa gạo và...
  => Phương pháp "đột biến hô hấp"...
  => Kiếp người chỉ có.. . .
  => Những ngày thành lập....
  => Thương quá miền tây
  => Thú vui trồng tỉa Bonsai tại Sydney
  => Người chạy xe ôm. . . .
  => Lần đầu tiên Việt Nam. . .
  => Cựu Kỹ Sư Canh Nông. . . .
  => Trồng lúa trên biển !
  => Chuyện lạ bốn phương
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Từ Mekong đến Cửu Long - Phần 1.
6/3/2016

Trang Mạng trân trong giới thiệu tập tài liệu về sông Mekong. Đây là một tài liệu quí mọi người  sống trong Đồng Bằng Cửu Long  nên hiểu biết rõ, vì sự phồn thịnh của vùng này được duy trì hay không tùy thuộc vào việc quản trị nguồn nước ở thượng nguồn: Ngập lụt, thiếu nước ngọt, nước mặn xâm nhập, nghèo nàn tôm cá, v.v. là các yếu tố ảnh hưởng đến sống còn của người dân vùng hạ lưu.

 

 


TỪ MEKONG ĐẾN CỬU LONG
 


Tài liệu tổng hợp
TỪ MEKONG ĐẾN CỬU LONG
(Update Feb. 21, 2016)

Nhóm sưu tập tài liệu: LymHa

Nguồn tài liệu: http://vnqvn.blogspot.co.uk/2016/02/blog-post_24.html#more



Chúng tôi xin ghi lòng tạc dạ công ơn Tổ tiên đã khổ công gầy dựng giang sơn gấm vóc.
Chúng tôi xin tri ân các Bậc Tiền Nhân đã lưu lại tài liệu, sách vở, hình ảnh cho con cháu đời sau hiểu biết về dòng sông Cửu Long đã từng nuôi sống bao thế hệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chúng tôi rất cám ơn các nhiếp ảnh gia, tác giả của những tấm hình mà chúng tôi xin được mạn phép dùng cho tập tài liệu tổng hợp này.
Tập tài liệu này KHÔNG dành để bán mà chỉ là sự sưu tầm để học hỏi trong nhóm.
Rất mong quý Anh Chị lượng thứ khi thấy chúng tôi sử dụng hình trên Internet cho tập sách nhỏ bé này.



Trân trọng,
- Nhóm sưu tập tài liệu LymHa -



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LỜI DẪN NHẬP - Trang 4

CHƯƠNG 2: TÊN CỦA DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 10

CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DÒNG SÔNG MEKONG – Trang 13

CHƯƠNG 4: NHỮNG NHÀ THÁM HIỂM DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 23

CHƯƠNG 5: SỰ HÌNH THÀNH DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 25
Điểm phát xuất
Nhận thêm nguồn nước
Chuyển nguồn nước

CHƯƠNG 6: LƯU VỰC DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 29
Lưu vực Mekong qua 6 quốc gia
Phân đoạn trên sông Mekong

CHƯƠNG 7: ĐẬP TRÊN THƯỢNG NGUỒN DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 33
Ở Trung quốc
Ở Myanmar
Ở Lào
Ở Thái Lan
Ở Campuchia

CHƯƠNG 8: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) - Trang 48

CHƯƠNG 9: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA DÒNG SÔNG MEKONG – Trang 64

CHƯƠNG 10: SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG SÔNG MEKONG TÁC ĐỘNG LÊN ĐBSCL – Trang 68

Hệ lụy của việc xả nước trên đập ở thượng nguồn
Phá rừng
Mất cân bằng phù sa
Thủy sản cạn kiệt, tuyệt chủng
Tình trạng bồi lắng thay đổi
Gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông và ven biển
Nhiễm mặn & Khan hiếm nước ngọt
Mực nước sông quá thấp và tình trạng hạn hán
Thất thu vụ mùa
Hệ luỵ của việc đường sông bế tắc
Động đất

CHƯƠNG 11: HỘI NGHỊ VỀ DÒNG SÔNG MEKONG – Trang 90

CHƯƠNG 12: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH/ BẢN ĐỒ - Trang 105

CHƯƠNG 13: TÌNH TRẠNG XÂM NHẬP MẶN ĐBSCL 2016 – Trang 127

CHƯƠNG 14: TÀI LIỆU THAM KHẢO – Trang 129

CHƯƠNG 15: LỜI KẾT – Trang 131

 

 -o-o-o-o-o-


 

 

CHƯƠNG 1: LỜI DẪN NHẬP

 

 

 

 

 

 

 

 

   Cửu Long Giang với những con nước lớn đem phù sa về cho vùng đất cực Nam của dân tộc Việt Nam đã hình thành từ bao đời xưa để muôn dân "Hai tay bưng bát cơm đầy", nhưng giờ đây dẫu vẫn là dòng sông ấy, vẫn là những nông dân "bán lưng cho Trời, bán mặt cho Đất" ấy, nhưng họ lại đứng ngồi không yên khi thấy dòng sông đang dần dần rời xa mình. Họ đang khẩn cầu Trời mưa vào mùa hạn hán, ngóng trông đàn cá về lại dòng sông thân thương như thể đợi người tình đến hẹn lại lên vào mùa nước lũ của thiên nhiên và thầm xin con người đừng giáng họa xuống "chén cơm hạt ngọc" của họ nữa.

   Sông Mekong mà cuối nguồn là Cửu Long Giang không chỉ của riêng đất nước Việt Nam mà dựa theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh thì nó là con sông quốc tế, vì Mekong hội đủ tất cả các đặc tính chính trị địa dư:
a. chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc
b. tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc
c. liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay
d. là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.

Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long - cuối nguồn của dòng sông Mekong - đã từng biết cách sống với lũ thiên nhiên, nhưng quả thật đã không tìm được cách sống với những con đập thủy điện nhân tạo trên thượng nguồn từ khởi nguyên của dòng Mekong trên đất Trung quốc. Con người đã sống hài hòa với dòng chảy Mekong từ sự cân bằng mà tạo hóa đã nên, nhưng sống với tham vọng của con người thì bây giờ chỉ còn "bên lở", để phù sa dành cho bên bồi đã trôi theo lòng tham vô tận của con người. Từ đó, 20 triệu dân cư của vựa lúa miền Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được Trời ban cho phần đất phì nhiêu hậu hĩnh xưa, nay đã phải...."Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Lòng tham không đáy của các nước ở thượng nguồn Mekong hẳn biết rất rõ rằng thay đổi sự cân bằng thiên nhiên, sửa một dòng chảy của một con sông lớn là một tai họa khôn lường. Sách người xưa đã từng ghi lại những nền văn minh của nhân loại gắn liền mật thiết với những con sông lớn.

Một nước Việt Nam sẽ chìm đắm vào tai ương, những quốc gia bên bờ sông Mekong rồi có bao giờ trở thành những vùng đất hoang như lịch sử thế giới đã từng ghi chép?

Xin thế giới hãy cảnh tỉnh, xin con người hãy nhận thức tai họa đang gần kề mà cùng nhau nhìn lại những gì mà con người đã gây nên, để ngồi chung lại với nhau cứu một dòng sông, cứu con người cận kề với nhân tai đang đến trong nay mai.

    Những cái nôi của những nền văn minh cổ đại trên thế giới đa số đều liên quan đến lưu vực của các dòng sông lớn, hay nói khác đi, sông là nơi khởi nguồn những nền văn minh của nhân loại. Trong số cánhưng họ lại đứng ngồi không yên khi thấy dòng sông đang dần dần rời xa mình. Họ đang khẩn cầu Trời mưa vào mùa hạn hán, ngóng trông đàn cá về lại dòng sông thân thương như thể đợi người tình đến hẹn lại lên vào mùa nước lũ của thiên nhiên và thầm xin con người đừng giáng họa xuống "chén cơm hạt ngọc" của họ nữa.

Sông Mekong mà cuối nguồn là Cửu Long Giang không chỉ của riêng đất nước Việt Nam mà dựa theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh thì nó là con sông quốc tế, vì Mekong hội đủ tất cả các đặc tính chính trị địa dư:
a. chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc
b. tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc
c. liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay
d. là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.

Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long - cuối nguồn của dòng sông Mekong - đã từng biết cách sống với lũ thiên nhiên, nhưng quả thật đã không tìm được cách sống với những con đập thủy điện nhân tạo trên thượng nguồn từ khởi nguyên của dòng Mekong trên đất Trung quốc. Con người đã sống hài hòa với dòng chảy Mekong từ sự cân bằng mà tạo hóa đã nên, nhưng sống với tham vọng của con người thì bây giờ chỉ còn "bên lở", để phù sa dành cho bên bồi đã trôi theo lòng tham vô tận của con người. Từ đó, 20 triệu dân cư của vựa lúa miền Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được Trời ban cho phần đất phì nhiêu hậu hĩnh xưa, nay đã phải...."Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Lòng tham không đáy của các nước ở thượng nguồn Mekong hẳn biết rất rõ rằng thay đổi sự cân bằng thiên nhiên, sửa một dòng chảy của một con sông lớn là một tai họa khôn lường. Sách người xưa đã từng ghi lại những nền văn minh của nhân loại gắn liền mật thiết với những con sông lớn.

Một nước Việt Nam sẽ chìm đắm vào tai ương, những quốc gia bên bờ sông Mekong rồi có bao giờ trở thành những vùng đất hoang như lịch sử thế giới đã từng ghi chép?



Xin thế giới hãy cảnh tỉnh, xin con người hãy nhận thức tai họa đang gần kề mà cùng nhau nhìn lại những gì mà con người đã gây nên, để ngồi chung lại với nhau cứu một dòng sông, cứu con người cận kề với nhân tai đang đến trong nay mai.

 

c nền văn minh cổ đại của nhân loại ấy, có 4 nền văn minh xưa gắn liền với những dòng sông lớn trên thế giới. Đó là nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Ai Cập, nền văn minh Hoàng Hà.

Tại sao các nền văn minh cổ đại của nhân loại ấy lại hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn? Vì lưu vực các dòng sông có nhiều phù sa thích hợp cho việc trồng trọt, cộng thêm việc cư dân đã biết thành lập hệ thống kinh rạch, đắp đê ngăn lũ, lợi dụng nước lũ đem phù sa về cho nền nông nghiệp phát triển mạnh.

Về ý nghĩa của nông nghiệp sản xuất ngũ cốc đối với các nền văn minh nhân loại, Dr. Paul Christoph Mangelsdorf (1899-1989) đã nói: “Không có nền văn minh nào xứng đáng với tên gọi đó cho tới khi phát hiện ra nông nghiệp trồng ngũ cốc”.

 

·         Nền văn minh Ấn Độ (Nam Á): Thuộc lưu vực thung lũng sông Ấn (Pakistan)

·         Xuất hiện khoảng 4000 năm trước Công Nguyên

·         Văn minh Harappa (hay còn gọi là Indus, người Harappan định cư dọc theo sông Indus):

Đây là nền văn hóa cổ nằm trong các nền văn minh Sông Ấn, phát triển vào khoảng từ năm 2.800 đến 1.800 trước Công nguyên.

Văn minh Harappan trải dài trên diện tích hơn 1 triệu km2 bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bangladesh ngày nay. Thung lũng sông Indus (sông Ấn) ngày nay là Pakistan.

Sự sụp đổ của nền văn hóa sông Ấn có liên quan đến việc người du mục Arian hoặc là khí hậu.

Vào khoảng 1.800 năm trước Công nguyên, khí hậu trong lưu vực sông Ấn thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn. Sông Ghaggra-Hakra trở nên khô cạn. Nguồn nước của hệ thống sông bị chuyển hướng về đồng bằng sông Hằng, dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh Harappa. Sự biến đổi khí hậu làm sụp đổ cả một nền văn minh.



 

 

Indus Valley Civilization

 

 

 

Bản đồ các di chỉ của nền văn minh sông Ấn





·         Nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia): Thuộc lưu vực thuộc lưu vực sông Nile (Ai Cập - Đông Bắc châu Phi)

·         Xuất hiện khoảng 3500 năm trước Công Nguyên

·         Lưỡng Hà hay Mésoptamie (có nghĩa là miền đất giữa hai con sông) là khu vực giữa hai con sông Tigris và sông Euphrates miền Nam (Iraq) tạo thành nền văn minh Sumerian, Akkadian, Assyrian, Babylonian. Nông nghiệpSumerian phát triển mạnh trên lưu vực sông Tigris và sông Euphrates.

 



 

Bản đồ văn minh Lưỡng Hà



 

·         Nền văn minh Ai Cập cổ đại: Thuộc lưu vực hạ lưu sông Nile (Đông Bắc châu Phi).

·         Xuất hiện khoảng 3150 năm trước Công Nguyên

·         Sông Nile 6.732km là nguồn huyết mạch của các đồng bằng màu mỡ thuộc thung lũng sông Nile, tạo ra nền kinh tế nông nghiệp định canh và từ đó hình thành nền văn minh Ai cập cổ đại.

·         Về nông nghiệp, người Ai Cập có ba mùa: Akhet (lũ lụt), Peret (trồng trọt) và Shemu (thu hoạch). Mùa lũ lụt kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, lũ bồi đắp hai bên bờ sông một lớp phù sa màu mỡ. Sau khi nước lũ rút, mùa gieo trồng kéo dài từ tháng 10 tới tháng 12. Ai Cập vốn có lượng mưa hàng năm ít; do đó, nông dân đã dựa vào sông Nile để tưới nước cho cây trồng qua hệ thống kinh, rạch.



·         Nền văn minh Hoàng Hà: Thuộc lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc - Châu Á).

·         Nền văn minh này còn gọi là nền văn minh Hoa Hạ vì những cư dân này sống  định cư dưới chân núi Hoa, nên tiếng Trung Quốc gọi là Hoa Hạ (người sống dưới  núi Hoa)

·         Bắt đầu từ khoảng 2.200 trước Công Nguyên đến 1.066 trước Công Nguyên

 



 

Sông Hoàng Hà 5.464km


CHƯƠNG 2: TÊN CỦA DÒNG SÔNG MEKONG

(còn tiếp)

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1063629 visitors (3179619 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free