Bến Tre đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mặn xâm nhập, Trung tâm khí tượng Thủy Văn tỉnh Bến Tre cho biết.
Gần như toàn bộ “đảo dừa” Bến Tre chìm trong nước mặn, trung tâm này mô tả. Ở cửa sông Hàm Luông nước mặn vào đến sâu đến 50km. Nước mặn vào cả các vườn trái cây đặc sản, hoa kiểng, cây giống.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần Thơ, ông Lê Anh Tuấn nhận định: “Năm nay là năm khô hạn lịch sử của Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông cũng cho biết: “Gần như chưa có thời kỳ nào mà khô hạn đến Bến Tre gay gắt như hiện nay. Ngày 16/2/2016 vừa qua, UBND tỉnh Bến Tre đã chính thức thông báo quyết định công bố thiên tai xâm nhập mặn trên toàn tỉnh.”
Nước mặn phủ trên cả tỉnh khiến dân Bến Tre phải dùng nước máy nhiễm mặn. Nước ngọt “giá cả vô cùng đắt đỏ”, trung tâm này nói.
Người dân tại đây phải mua nước ngọt với giá 30.000đ - 60.000đ/m3. Xe đổi nước túc trực suốt ngày đêm để chở phục vụ người dân nhưng không kịp.
Trên báo Tuổi Trẻ trong nước, ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nói “kêu gọi người dân tỉnh Bến Tre chia sẻ khó khăn” vì thiếu nước ngọt sinh hoạt.
“Năm hạn lịch sử” với mực nước “xuống thấp nghiêm trọng” từ năm 2015 đến hai tháng đầu năm nay đã dẫn nước mặn từ Biển Đông tràn vào Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn giải thích.
Bến Tre, Kiên Giang và Sóc Trăng đã công bố thiên tai hạn mặn.
Nguyên nhân do 'El Nino đến kéo dài và hoạt động mạnh hơn nhiều thời kỳ trước' và tình trạng “nước biển dâng và một phần sụt lún cao độ tự nhiên đã khiến nước mặn có điều kiện thuận lợi tiến sâu vào đất liền”, ông Tuấn giải thích
Chi cục Thủy lợi Tiền Giang sẽ mở “60 vòi cấp nước phục vụ miễn phí cho người dân suốt 24/24 giờ”.
”Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nặng nề nhất. Nhưng theo tôi biết, từ trước đến giờ chưa năm nào mặn khốc liệt như năm nay," Chủ tịch Bến Tre nói trên Báo Tuổi Trẻ.
Các tỉnh khác như Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu ở miền Tây Nam Bộ đang ở tình trạng rất khan hiếm nước ngọt và bị đồng ruộng bị nước mặn đe dọa, theo Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết.
Năm 2015, tình trạng hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra trên các khu vực sông Mekong tại Lào, Campuchia và Việt Nam.
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1063606 visitors (3179560 hits)