Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
  => Đón tết
  => Chúc mừng năm mới
  => Xuân già
  => Mua xuân,
  => Xuân đã thật gần
  => Một cõi đi về
  => Giải trí: Nhạc phẩm Vần thơ dạy học
  => Mùa Xuân không chim én
  => Kỹ vật cũa Nguyên
  => Tại sao con cái không giống cha mẹ?
  => Tình tự với thiên nhiên
  => Chuyến về quê ăn tết
  => Cái tết tại gia đình nuôi
  => Điệu múa ngày xuân
  => Buồn cho MRC
  => Đi chơi núi
  => Một lần trở lại
  => Con gà trong văn chương
  => Tiễn Thân đón Dậu
  => Nhớ ơn Thầy, Cô
  => Thực hành phong thủy...
  => Mùa Xuân đi lựa trái cây
  => Dáng xuân,
  => Dấu ấn tình sầu
  => Một vài kỷ niệm về...
  => Đón Xuân
  => Tết nhớ bạn
  => Giáng Sinh buồn
  => Cung chúc tân xuân,
  => Mừng Xuân,
  => Lục bát tứ tuyệt
  => Bát ngôn tứ tuyệt
  => Táo...sợ
  => Ăn đám giổ miệt ruộng vườn...
  => Tản mạn Nông Lâm Mục....
  => Sớ Táo Quân ( Diên)
  => Xuân xưa, Xuân nay
  => Sớ Táo quân 2017
  => Năm cũ...Năm mới
  => Thơ-Tự khúc
  => Sầu nhân sinh
  => Ngày hội ngộ
  => Vịnh con Gà
  => Nhạc : Xuân ước mơ
  => Cấp Cao Đẳng Trường NLM Blao
  => Xuân thanh bình
  => Chuyện tầm phào
  => Về trường xưa,
  => Thế giới thực vật..
  => Giao mùa
  => Xuân đáo
  => Dung nhan mùa Xuân,
  => Thơ Xuân 2017
  => Cần thơ năm ấy..
  => Thơ:-Đón Xuân
  => Giao thừa Tây
  => Mùa Xuân của tôi
  => Thơ: Xuân Về
  => Ao Bà Om thắng cảnh..
  => Tản mạn Xuân 2017
  => Dưa củ hành
  => Con Gà trong đời sống...
  => Theo dòng ...(Sông Cửu Long)
  => Chúc tết ĐINH DẬU
  => Tết về, họp bạn...
  => Ước
  => Khúc xuân thương,
  => Tình khúc đầu xuân
  => Mùa Xuân mới
  => Chào xuân mới
  => Nhớ màu lá rơi
  => Thung lũng vàng
Tết về, họp bạn...
20/1/2017

 

 

 

   Tết v, hp bn cùng lp    

                                                                                                                                                           

 CA GIAO
 
    TẾT VỀ, HỌP BẠN CÙNG LỚP.
                      CA GIAO.
 
    Sắp đến Tết rồi, nhóm học trò lớp đệ thất năm 1965 của trường trung học bán công Nguyễn Hữu Cảnh - Châu Đốc lại chuẩn bị họp lớp lần thứ 8. Lớp được tính từ Đệ thất đến đệ tứ nghĩa là từ năm 1965 đến 1971 có bạn chỉ học một hai năm, có bạn đang học thì thoát ly theo cách mạng; bây giờ là cán bộ lãnh đạo, có bạn đi lính chế độ cũ, có bạn đi tu giờ đã là chủ trì chùa, có bạn là ni cô, có người là tiến sĩ, một số làm ăn xa, một số định cư ở nước ngoài… nhưng nhiều nhất là trong tỉnh, ở rãi rác các huyện thuộc tỉnh Châu Đốc cũ như: Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn. Trong những lần họp lớp thường xuất hiện bạn mới và dần mở rộng hơn là các cựu học sinh Nguyễn Hữu Cảnh tự giác tham gia.
    Chúng  tôi chọn thời điểm vào những ngày giáp Tết vì ý nghĩa mùa Xuân sum họp, vì số bạn bận công tác ở xa về nghỉ, số bạn là Việt kiều về quê ăn tết, còn người tại chỗ thì bận mấy cũng thu xếp để gặp lại nhau mỗi năm một lần, có được thông lệ nầy phải kể tới công trận của anh trưởng sinh lớp B, từ là ý tưởng của một số bạn, anh mày mò đi tìm lại từng bạn ở tại Châu Đốc rồi bằng thông tin nội bộ theo kiểu người nầy chuyền tới người kia, đến các bạn đang ở xa, kể cả đã định cư ở nước ngoài, anh lập danh sách, lấy địa chỉ và điện thoại …Tôi nhớ hòai lần đầu tổ chức buổi họp mặt năm 2006 ở nhà của một bạn ở Phường Châu Phú A, tôi được anh trưởng sinh dặn tới sớm để đón thầy và bạn, nhiều bạn tôi không biết và không nhớ nỗi, hơn 40 năm rồi, bao nhiêu biến cố xã hội và cuộc đời mỗi người những cô cậu thư sinh ngày xưa giờ đã ngấp nghé lục tuần, có anh tóc bạc trắng, có chị lọm khọm, nhưng cũng có người vẫn trẻ hơn tuổi. Gặp nhau thăm hỏi mừng nhau rưng rưng nước mắt, để thấy dấu ấn thời gian trên mái tóc và những nếp nhăn trên mắt trên mặt, mức sống và cách sống mỗi bạn một khác, giàu, nghèo, phong thái vất vả hay nhàn hạ biểu lộ qua hành vi ngôn ngữ của của những ông bà nội ngoại. Trong lần ấy chúng tôi thống nhất nên gặp nhau mỗi năm một lần vào những ngày cận tết là cơ hội để  nối lại liên lạc, còn địa điểm theo đăng ký tự nguyện của các bạn mời, khi thì nhà bạn ở Tịnh Biên, có năm về Mỹ Đức, khi ở nhà hàng, có khi đi dã ngoại, về chi phí thì tự giác và tùy hỷ gom lại, trích một chút làm quỹ lớp để thăm hỏi bạn bè khi hữu sự. Tổ chức thì tự nguyện không bầu bán ban bệ, chỉ cử một anh cựu trưởng sinh làm đầu mối.
     Nhóm bạn chúng tôi đều rớt đệ thất công lập và ai cũng có kỷ niệm riêng về lý do phải làm môn sinh bất đắc dĩ của cụ Nguyễn, những chuyện cũ thật cũ có dịp nhắc nhớ về kỳ thi vào lớp đầu cấp trung học gian nan, là một bước ngoặc quan trọng cuộc đời, đối với học sinh Châu Đốc được là môn sinh của cụ Thủ Khoa Nghĩa là mong muốn tự hào, bởi đó đồng nghĩa của việc học giỏi. Sau nầy khi là giáo viên trường Thủ Khoa Nghĩa tôi tự nhủ chắc tại mình không có duyên làm học trò thì được làm cô giáo cũng là an ủi.
    Chuyện của tôi thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ) năm 1965 của trường công lập Thủ Khoa Nghĩa tỷ lệ chọi là 1/10 thí sinh.Tôi rớt vì phạm quy: đóng khuôn đáp số và gạch đít bài làm ( lâu sau cô giáo tôi mới cho biết, vì tôi là một trong số rất ít là học trò giỏi, lãnh thưởng làm bài đúng mà thi rớt). Cũng trong năm đó nhà Nội tôi ở quê neo người, tôi được mẹ cho về ở với bà và học ở đó 2 năm đệ thất  đệ lục, năm 1967 tôi chuyển về trường Nguyễn Hữu Cảnh học đệ ngủ A dành cho nữ và các trò nam nhỏ con nhỏ tuổi, còn lớp B dành cho các anh lớn, cộng cả 2 lớp tròm trèm trên 100 học sinh, học trò bán công có con đường phấn đấu là đến hết đệ tứ thì thi vào đệ tam Thủ Khoa Nghĩa hoặc thi trường nghề, phần lớn nếu không đậu thì nghỉ học.Vì thế trường rất ít lớp, học trò chung trường thân thiết và gắn bó nhau trong nhiều phong trào. Đến hết đệ tứ tôi thi đậu kỹ thuật Nông Lâm súc Cần Thơ, hai năm ngắn ngủi làm môn đệ của cụ Lễ Thành Hầu cũng đủ có một đọan kỷ niệm ấm áp của thời thiếu nữ áo trắng học trò với cái tên ốc tiêu của các anh chị đặt để gọi các trò phá phách mà tôi thường là đầu têu.
    Tôi đã học qua nhiều trường, nhiều nơi dĩ nhiên ở đâu cũng có kỷ niệm và cũng có cơ hội dự những cuộc họp lớp, nhìn chung giống nhau về hình thức khá trịnh trọng và bài bản, nhưng thiếu vui và không thành lệ như là lớp nầy. Tôi nhận ra sở dĩ lớp chúng tôi duy trì được bởi có một điểm chung trong những lần họp mặt là tình thân bạn bè, ở đó đã tạo nên không khí rất tự nhiên của sự trẻ trung sôi nổi, hình như ai trong chúng tôi cũng muốn sống lại một thời của tuổi học trò hồn nhiên nghịch ngợm, không khí lớp học được tái hiện rất tự nhiên phong phú và sinh động khi mà những thầy giáo cũ được mời đến cũng nhập vai dù không có kịch bản. Mỗi năm một khác về nội dung, có năm khi anh cựu trưởng sinh hô: nghiêm, tất cả đều đứng lên như phản xạ, và các thầy cô đều khoát tay: các em ngồi xuống, tất cả tự thưởng bằng một tràng pháo tay và tràng cười mở màn vui vẻ, không có diễn văn trịnh trọng, cũng chúc sức khỏe thầy tặng quà thầy cô, cũng nhớ những bạn đã qua đời, rồi nhập tiệc, mọi chuyện diễn tiến theo tùy hứng ai cũng có thể làm quản trò, gợi câu chuyện mọi người góp lời cùng sinh hoạt, chuyện kỷ niệm: cùng anh chị Thủ Khoa Nghĩa tham gia biểu tình, chuyện chọc thầy cô bị phạt cấm túc cả lớp; rồi thách nhau câu đố bàn nầy bàn khác, nhạy giọng, nhái tướng thầy cô bạn bè; rồi nhắc chuyện yêu nhau hồi đó của tuổi học trò, các cặp vợ chồng có mặt giới thiệu dâu rể ra mắt, đóng vai bằng một đoạn kịch đột xuất, có khi giả làm đám cưới, một bên đàng trai một bên đàng gái bàn chuyện làm sui gia,… vui nhất đặc biệt nhất là ai cũng nhập vai nhiệt tình, có người lưu loát có bạn ngượng ngùng nhưng tất cả đều hết lòng, hình như lúc ấy mọi người quên tuổi, cũng có những khỏanh khắc dành cho các nhóm trong bàn to nhỏ chuyện đời, sống trong kỷ niệm. Các bạn ở nước ngoài không về được thì được thông báo thời gian nên chủ động chuẩn bị một gói cước giá rẻ gọi về để thỏa sức cho cuộc điện đàm dài, vì máy được chuyền liên tục qua rất nhiều bạn để thăm hỏi, để tám với nhau rất là vui vẻ.
     Có lẽ còn vì để nhớ về một ngôi trường đã mất mà họp lớp năm nào cũng đông, mỗi năm có thêm người mới. Lứa chúng tôi tuy không phải là già lắm, nhưng lớp chúng tôi thuộc loại đồ cỗ quý hiếm vì không thể có thế hệ kế thừa, bởi lẽ trường bán công Nguyễn Hữu Cảnh đã không còn tồn tại, được sáp nhập vào Thủ Khoa Nghĩa ngay sau 30-4-1975, vì thời điểm đó giáo dục xã hội chủ nghĩa chỉ có trường công, rồi theo thời gian mấy phòng học bán kiên cố của ngôi trường nhỏ xíu nép mình bên cạnh trường Thủ Khoa Nghĩa to lớn cũng không còn. Trong hồi ức chúng tôi con đường Nguyễn Đình Chiểu chừng non 1000 m rất thẳng; vì đứng ở đầu ngả ba  nối với đường Thủ Khoa Nghĩa có thể thấy ngả ba nối với đường Trần Hưng Đạo; được xem là con đường giáo dục vì một phía chỉ tòan là trường học, đầu đường là trường Nguyễn Hữu Cảnh kế đến trường Thủ Khoa Nghĩa nối với trường Nam tiểu học Châu Đốc, cuối đường là Ty Giáo dục.
    Bây giờ con đường nầy vẫn dành cho giáo dục nhưng nay chỉ còn là trường tiểu học Nguyễn Huệ khang trang đạt chuẩn quốc gia ( trường Nam tiểu học cũ ) và trường trung học Thủ Khoa Nghĩa to rộng hiện đại.
    Có lần một bạn hỏi vui: Ai có giải thích dùm tui tại sao mà phẩm hàm của ông Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cao hơn, ông là tướng quốc công thần mở mang bờ cỏi, được phong Thượng đẳng thần, có bao nhiêu đền thờ khắp từ quê hương Quãng Bình trãi dài tận biên giới Tây nam, nội ở An Giang đã có mấy nơi, riêng Châu Đốc  đền thờ ông uy nghi ở Phường Châu Phú A, ông lại là bậc tiền bối (1650-1700) mà trường mang tên ông lại quá khiêm tốn so với Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872). Không ai dám giải thích vì là chuyện lịch sử.
    Khi thấy tôi chuẩn bị cho những lần họp lớp, con tôi hay trêu: mẹ già mà còn muốn làm học trò; tôi cười buồn, không trả lời, chạnh nghĩ: có lẽ khi người ta già mới biết quý kỷ niệm. Lớp học ở trường Nguyễn Hữu Cảnh của gần 50 năm trước là kỷ niệm của chúng tôi và họp lớp ngày xuân là thông lệ đẹp.
    Ca Giao ( Phan thị Thúy Truyễn)

Trong hình ảnh có thể có: 23 người, cây, đám đông và ngoài trời

Những ông bà lão của lớp Đệ tứ trường NGUYỄN HỮU CẢNH Châu Đốc 1967-1968...Họp lớp mỗi năm để nhớ về một ngôi trường đã mất.

Được đi về vùng quê đúng nghĩa sâu + xa, nhà bạn Nhả ở Vinh thạnh Trung huyện Châu Phú để biết bạn mình đã vất vả thế nào trên đường đi học mỗi ngày...mừng về sự thành đạt của gia đình bạn.

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 956959 visitors (2971472 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free