Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Đi tìm ba con khỉ tam không
1/2/2016

 


 

 

Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ. Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu, không nói điều xấu xa đê tiện.

***


3 CON KHỈ TẠI ĐỀN THỜ NIKKO TOSHOGU JAPAN

Không nhìn bậy, không nghe chuyện xấu, không nói ra điều đê tiện

"See no evil, hear no evil, Speak no evil"

 


Đi tìm 3 con khỉ-Heian Shrine Kyoto Japan (NTC 1974)


Người ta nghĩ rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai (?) (Tiantai Zong), Trung Quốc đề cập đến trong tác phẩm của ông ta, " Không thấy, không nghe và không nói" vào koảng thế kỷ thứ VIII.
Sau đó thì tư tưởng nầy được du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượng điêu khắc ba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉ tam không xưa nhứt là tác phẩm của nhà điêu khắc Hidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền Toshogu ở Nikko, Nhật Bản.

Theo ngôn ngữ Nhật Bản:
- Nizaru:tôi không nhìn điều xấu.
- Kikazaru: tôi không nghe điều xấu.
- Iwazaru: tôi không nói điều xấu.

Đó là triết lý của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Không nhìn không thấy những điều trái lễ, không nghe những điều trái lễ, và không nói những điều gì trái lễ.
Tư tưởng trên được thánh Gandhi đem áp dụng làm phương châm trong đời sống và trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ.. Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉ tam không..

Nizaru-Không nhìn điều gì xấu xa…


Triết lý không thấy, không nghe, không nói cũng bị nhiều người diễn giải khác đi:
Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói.
Có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra.
Có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết.
Theo triết lý Đông phương, mọi sự vật trong đời đều bị chi phối bởi lý âm và dương đối nghịch với nhau. Cử chỉ của ba con khỉ có thể nói lên tính chất tương phản của âm dương trong cuộc sống hằng ngày.
Theo Tây phương, hình ảnh của bộ khỉ ba không đã nói lên một sự tự kiểm duyệt (autosensure) và đồng thời có hàm ý sự vô trách nhiệm, hèn nhát và ích kỷ của bản thân.
Không muốn nhìn, muốn thấy những điều gì có thể gây khó khăn tạo thêm vấn đề cho mình.(tránh khỏi bị rắc rối, phiền phức,tránh khỏi bị mất công)
Không muốn nói ra những điều mình biết vì có thể bị đụng chạm, tạo thêm nhiều rối.Không muốn nghe để có thể giả đò làm như mình không biết gì hết.
Đôi khi chúng ta có thể thấy thêm một con khỉ thứ tư nữa đang khoanh tay. Nhưng có lẽ con khỉ nầy đã được kỹ nghệ đồ vật kỷ niệm chế thêm nhằm mục đích kinh doanh. Con khỉ thứ tư nầy có tên là Shizaru và có ý nghĩa là: phi lễ vật động hay không làm điều xấu xa.

 



Shizaru
và cũng không làm diều xấu xa (phi lễ vật động)

Vô cảm trong xã hội ngày nay: Mạnh ai nấy sống, ai chết mặc ai!

-Trung quốc

 

2 Videos rất nhẫn tâm:

1)      xe đụng một người đàn bà trước sự thờ ơ, vô cảm của dân chúng– http://www.youtube.com/watch?v=cK0Mblr2kGU

 

2)       Em bé 2 tuổi bị xe cán 2 lần, nhưng người qua lại vẫn THỜ Ơ tỉnh bơ.

             http://www.dailymotion.com/video/xlvuki_l-indifference-des-chinois-face-a-une-petite-fille-ecrasee-2_news

 

-Viêt Nam

Biết, thấy và nghe nhưng không hành động (Shizaru-Phi lễ vật động) để tự bảo vệ  mình và có được hai chữ “bình an”, đó là Việt Nam, quốc gia được xếp hạng nhì trên thế giới về chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI-Happy Planet Index)

Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới”

Quỹ Kinh tế Mới (NEF) đánh giá Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012.
Việt Nam ở tốp 5 của HPI 2009”(VnExpress)

Video: http://www.youtube.com/watch?v=GGaljHuNoHQ

 

 

 “Người Việt “đành phải vô cảm” để tự bảo vệ mình?

http://dantri.com.vn/dien-dan/nguoi-viet-danh-phai-vo-cam-de-tu-bao-ve-minh-674380.htm

 

Tâm lý “đành phải vô cảm” diễn ra khá phổ biến khi điều đầu tiên người ta nghĩ chính là sự an toàn của bản thân và gia đình.

“Tôi suy nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con làm người. Về lý thuyết, tôi phải dạy con làm người chính trực, có lòng trắc ẩn và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng trong thâm tâm, tôi cũng lo cho sự an toàn của con và của chính bản thân mình bởi xã hội ngày nay quá nhiều bất trắc. Có lần, tôi đang đưa con đi học thì thấy một người phụ nữ đang bị một nhóm người xông vào đánh. Tôi chỉ liếc nhìn một cái rồi phóng xe qua rất nhanh. Về nhà, con tôi bảo: Bố ơi, sao lúc nãy bố không dừng lại cứu cô kia?. Tôi buột miệng bảo: Không, dây vào để mà phải vạ à? Nói xong, tôi bỗng thấy mình sao mà ích kỷ. Nhưng mà, có lẽ lần sau tôi vẫn sẽ làm thế…” – một người đàn ông chia sẻ…”(Ngưng trích Mỹ Hạnh vnMedia)

 

Việt Nam là một trong những nước ‘ít cảm xúc’ nhất thế giới

Việt Nam đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc nhất, theo một cuộc khảo sát quốc tế.” ( VnExpress)

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/2012/12/viet-nam-la-mot-trong-nhung-nuoc-it-cam-xuc-nhat-the-gioi/

 

 

Con người trong xã hội ngày nay

TAM NHÂN TAM KHÔNG-Restaurant Nagano, Grand Bahama (NTC 2015)

 

Xã hội vật chất ngày nay đã tạo nên con người ích kỷ qua phương châm: Muốn sống bình an, muốn được yên thân, có lúc mình phải giả đui, giả điếc và giả câm...

Thật vậy, trong đời sống hằng ngày có khi triết lý tam không (Không thấy, không nghe, không nói) đã giúp chúng ta có được sự an ổn trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Tâm viên ý mã… thức nhân (trích Trang Nhà Quảng Đức)
Hãy dùng cái tâm của mình để mà nhìn, nghe và nói.
“…Tâm viên là vượn tâm, là tâm loạn động như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách bắt chước nên người đời có câu "liếng khỉ".
Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghỉ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não…
Bởi vì tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện. Vì thế nên có câu:
"Giữ xét tâm viên, quán sát thực tướng"
Tính toán, suy nghĩ về sự vật gọi là Ý…Ý mã chỉ cho ý nghĩ của con người ta rong ruổi, đuổi theo ngoại cảnh, không dừng lại, giống như ngựa phi vậy. Hằng ngày, ý tưởng chạy lung tung, lang tang như một con ngựa chứng.
Người Nhật dùng ba con khỉ đó để kiểm soát lại ba giác quan là mắt, tai, lưởi khi tiếp xúc với trần cảnh. Người Nhật rất là cẩn trọng và ít nói vì đã được huấn luyện từ khi nhỏ về việc này. Ðể giữ xét tâm viên, bước đầu tiên nên dùng ba con khỉ này để quay vào bên trong hầu quán sát thực tướng thiết tưởng cũng không uổng công lắm đâu…”
(Ngưng trích Trang Nhà Quảng Đức-Thiện Anh Lạc-Tâm Viên, Ý Mã, Thức Nhân…)

Tham khảo

- Wikipedia- Singes de la sagesse
http://fr.wikipedia.org/wiki/Singes_de_la_sagesse

- Thiện Anh Lạc-Tâm viên, ý mã, thức nhân…
http://www.tuvienquangduc.com.au/Nepsong/34yma.html

- Nếp sống mới. Chuyện Ba con khỉ
http://www.vietchristian.com/nepsongmoi/nsm157-158.pdf

 

 

Montreal

PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 956789 visitors (2971264 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free