20/1/2017
Buồn cho MRC
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh
|
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh,
Nguyên Chánh Văn phòng Công Tác biến đổi khí hậu Cần Thơ.
Tháng 10 năm 2016 Ban thư ký của Ủy Ban sông Mekong và Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc đã công bố báo cáo kỹ thuật: “QUAN TRẮC VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN NƯỚC BỔ SUNG KHẨN CẤP TỪ TRUNG QUỐC VÀO SÔNG MEKONG” do 2 bên cùng thực hiện. Trong báo cáo Trung quốc cho biết đã thực hiện bổ sung nước khẩn cấp từ hồ chứa của đập Cảnh Hồng Vân Nam vào sông Mekong. Việc bổ sung nước khẩn cấp này có ba giai đoạn: (1) từ 9 tháng ba - 10 tháng tư năm 2016, với lưu lượng xả trung bình hàng ngày không ít hơn 2,000m3/s; (2) từ 11 Tháng tư-20 tháng 4 với lưu lượng xả không dưới 1.200 m3/s; và (3) từ 21 tháng tư - 31 tháng năm với lưu lượng xả không dưới 1.500 m3/s.
Ủy ban sông Mekong thừa nhận hành động và tuyên bố của Trung Quốc là việc bổ sung nước thực hiện vào một thời điểm đầy thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh mà bản thân Trung Quốc cũng đã bị hạn hán, trong đó đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước hộ gia đình và sản xuất nông nghiệp .
Báo cáo chung này cũng cho biết việc bổ sung nước khẩn cấp từ Trung Quốc làm tăng mực nước dọc theo dòng chính sông Mê Công và giảm xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (?) Sau đây là tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu này:
· Nhờ sự bổ sung nước khẩn cấp từ Trung Quốc, mực nước và dòng chảy ở hầu hết các trạm dọc theo dòng chính sông Mekong đã phần lớn thời gian trên mức trung bình dài hạn và thậm chí còn cao hơn tối đa dài hạn tháng ba và tháng tư năm 2016.
· Tổng khối lượng xả tại Cảnh Hồng là 12,65 tỷm3
· Tại Cảnh Hồng tháng Ba xả lưu lượng 1.280 m3/s và tháng Tư là 985 m3/s. Lớn hơn so với trung bình giai đoạn 1960-2009, tháng Ba là 704 m3/s và tháng Tư là 442 m3/s và cao hơn mức trung bình của giai đoạn 2010-2015.
· Nước bổ sung khẩn cấp từ Trung Quốc đến Chiang Saen vào ngày 11 tháng 3 và đến Tân Châu vào ngày 01 tháng tư năm 2016. Nước bổ sung khẩn cấp làm tăng mực nước chung từ 0,18-1,53m, tăng lưu lượng từ 602-1,010m3/s. Làm giảm độ mặn tối đa ở đồng bằng sông Cửu Long giảm 15% và 74%, và độ mặn tối thiểu giảm 9% và 78% (?)
· ….
Các nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ thuộc hạng thượng thừa của Ban Thư Ký MRC và Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã nói thế thì chắc không ai dám cho là sai. Nhưng theo tôi các kết luận trên ít thực tế mà nhiều cảm tính. Người ta lợi dụng học vị của mình cho những ý đồ nào đó! Lý do như sau:
1. Hình trên đây cho thấy, trước 2014 dù là năm bình thường hay hạn hán, lũ lụt mực nước các tháng mùa khô tại chiang Saen đều dưới mức mức 2,5m. Nhưng từ năm 2013 sau khi nhiều đập thủy điện Trung Quốc hoạt động mực nước đã bằng mức 2,5m. Tương tự, 2014 mực nước thường cao hơn 2,5m. Đặc biệt mùa khô 2015 và 2016 mực nước có đường biểu diễn rất giống nhau về thời gian và chiều cao mực nước trong khoảng từ 09 tháng 3 đến 15 tháng 4. Mà năm 2015 thì đâu cần phải xả nước chống hạn cho hạ lưu? Vậy thực tế trung quốc không xả nước cứu hạn mà xả vì lý do nào đó? Vận tải đường thủy chăng?..
2. Còn nếu tính theo lưu lượng thì càng thấy rõ hơn sự bất cập của báo cáo trên. Chúng ta đều biết năm 2016 là năm hạn mặn còn nặng nề hơn năm 2010. Tại biên giới Việt Nam-Cambodia, có 2 trạm đo lưu lượng trên sông Tiền là trạm Tân Châu, và trên Sông Hậu trạm Châu Đốc. Hai trạm này cách bờ biển chỉ khoảng 220km. Kết quả đo lưu lượng trung bình của hai trạm cộng lại cho thấy: vào tháng 3 là 2390m/s và tháng tư là 2348m/s. Dù lưu lượng cao nước mặn vẫn xâm nhập sâu hơn 50km ở hệ thống sông Mêkông. Lưu lượng này gần gấp 2 lần tại Cảnh Hồng, trung bình ngày lớn nhất là 1.280 m3/s. Hơn nữa Cảnh Hồng cách bờ biển Việt Nam rất xa theo dòng Mekong thì gần 3000km, thì làm sao có khả năng chống xâm hập mặn cho đồng bằng sông Cửu Long.
Lưu lượng trung bình ngày tháng 3 và 4 năm 2010 (m3/s)
Trạm đo
|
T.3
|
T.4
|
Trạm đo
|
T.3
|
T.4
|
Châu đốc
|
370
|
378
|
Cần Thơ
|
831
|
691
|
Tân Châu
|
2020
|
1970
|
Mỹ Thuận
|
803
|
1210
|
Tổng
|
2390
|
2348
|
Tổng
|
1643
|
1901
|
3. Cũng tại Tân Châu và Châu Đốc tổng lượng nước tháng 3 và tháng 4 năm 2010 là 12,5 tỷ m3. Tương tự, tổng lượng nước xả tại Cảnh Hồng 2 tháng 3 vả 4 là 12,65tỷm3 thì làm sao đủ tới đồng bằng sông Cửu Long để đẩy mặn ra biển.
Không biết Ban Thư Ký MRC có thực sự Vì sự phát triển bền vững ở lưu vực sông Mekong không?