Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
  => Đón tết
  => Chúc mừng năm mới
  => Xuân già
  => Mua xuân,
  => Xuân đã thật gần
  => Một cõi đi về
  => Giải trí: Nhạc phẩm Vần thơ dạy học
  => Mùa Xuân không chim én
  => Kỹ vật cũa Nguyên
  => Tại sao con cái không giống cha mẹ?
  => Tình tự với thiên nhiên
  => Chuyến về quê ăn tết
  => Cái tết tại gia đình nuôi
  => Điệu múa ngày xuân
  => Buồn cho MRC
  => Đi chơi núi
  => Một lần trở lại
  => Con gà trong văn chương
  => Tiễn Thân đón Dậu
  => Nhớ ơn Thầy, Cô
  => Thực hành phong thủy...
  => Mùa Xuân đi lựa trái cây
  => Dáng xuân,
  => Dấu ấn tình sầu
  => Một vài kỷ niệm về...
  => Đón Xuân
  => Tết nhớ bạn
  => Giáng Sinh buồn
  => Cung chúc tân xuân,
  => Mừng Xuân,
  => Lục bát tứ tuyệt
  => Bát ngôn tứ tuyệt
  => Táo...sợ
  => Ăn đám giổ miệt ruộng vườn...
  => Tản mạn Nông Lâm Mục....
  => Sớ Táo Quân ( Diên)
  => Xuân xưa, Xuân nay
  => Sớ Táo quân 2017
  => Năm cũ...Năm mới
  => Thơ-Tự khúc
  => Sầu nhân sinh
  => Ngày hội ngộ
  => Vịnh con Gà
  => Nhạc : Xuân ước mơ
  => Cấp Cao Đẳng Trường NLM Blao
  => Xuân thanh bình
  => Chuyện tầm phào
  => Về trường xưa,
  => Thế giới thực vật..
  => Giao mùa
  => Xuân đáo
  => Dung nhan mùa Xuân,
  => Thơ Xuân 2017
  => Cần thơ năm ấy..
  => Thơ:-Đón Xuân
  => Giao thừa Tây
  => Mùa Xuân của tôi
  => Thơ: Xuân Về
  => Ao Bà Om thắng cảnh..
  => Tản mạn Xuân 2017
  => Dưa củ hành
  => Con Gà trong đời sống...
  => Theo dòng ...(Sông Cửu Long)
  => Chúc tết ĐINH DẬU
  => Tết về, họp bạn...
  => Ước
  => Khúc xuân thương,
  => Tình khúc đầu xuân
  => Mùa Xuân mới
  => Chào xuân mới
  => Nhớ màu lá rơi
  => Thung lũng vàng
Một vài kỷ niệm về...
20/1/2017 
 
 

Một vài kỷ niệm về trường Nông Lâm Súc Cần Thơ


                    GS Nguyễn Phi Long
        
 
 
 

     Một vài kỷ niệm về trường Nông Lâm Súc Cần Thơ

    Trong những năm 1965, 1966, tôi được Ban Giám Hiệu trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc mời dạy một số giờ chuyên môn trong khi tôi là trưởng Trung tâm Nông Sản Bảo Lộc. Chính đây là một bước ngoặt quan trọng khiến tôi trở thành giáo viên ngành nông nghiệp sau nầy, một nghề mà trước đó tôi không bao giờ nghĩ đến..

    Tôi thích thú với nghề nhà giáo bắt đầu từ đây. Đầu năm 1966, qua báo chí được biết một viện Đại học sẽ được thành lập ở Cần Thơ với 5 trường: Khoa học, Luật khoa, Văn khoa, Sư phạm và Cao Đẳng Nông Nghiệp.

    Tôi liền làm đơn xin chuyễn về trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Cần Thơ. Do không có người thay thế, mãi một năm sau Viện Khảo Cứu Nông Nghiệp mới đồng ý cho tôi về trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Cần Thơ. Cũng cần nói tháng 9 năm 1966 các trường đều có sinh viên theo học trừ trường Cao Đẳng Nông Nghiệp vì chưa có nhân viên giảng huấn, phòng thí nghiệm,  nông trại thực hành..v..v..

    Tôi về trường  tháng 10 năm 1967 và tôi là người thứ 3 của trường. Lúc về Cần thơ chưa có nhà ở, nên tôi có gặp anh Nguyễn Hoàng Sơn Hiệu trưởng trường Nông Lâm Súc Cần Thơ xin tá túc tại nhà Hiệu Trưởng. Nhà Hiệu Trưởng có nhiều phòng và Thầy vẫn còn đọc thân, nên có vài thầy khác cũng tạm trú ở đây, anh em nhà giáo sống chan hòa với nhau.

    Trường NLS Cần Thơ cạnh phi trường Bình Thủy nên thỉnh thoảng có mọc chê pháo kích về đêm vào phi trường và lạc sang trường NLS cần thơ. Có một lần đạn rơi vào phía sau ao của trường, một lần trúng ngay căn nhà khiến một thầy chạy không kịp vào nơi trú ẩn nên bị thương nhẹ, riêng TV trắng đen của tôi bị loang lổ vết đạn. Vào thời điểm nầy nhà trọ nào cũng có phòng trú ẩn. Dù biết hiểm nguy rình rập sống cạnh phi trường nhưng anh em nhà giáo đều nghèo nên chưa có điều kiện mua nhà ra ở riêng.

    Hình như trường NLS Cần Thơ là hậu thân của trường nông nghiệp đào tạo Huấn Sự và trong những năm 1940-1945 có một số người bị bắn chết ở đây. Vì vậy có một số người nói đây là căn nhà “có ma”. Cá nhân tôi ở đây gần một năm nhưng chẳng thấy gì. Tuy nhiên tôi đã chứng kiến môt số người thân hữu của thầy Hiệu Trưởng đến ở tạm qua đêm để thi vào các trường đại học, trung cấp đều bỏ chạy không dám lưu lại đêm thứ hai vì bị “ma đè”. Việc nầy không biết hư thực ra sao khiến tôi nhớ lại một hiện tượng tương tự năm 1986.

    Năm 1986, tôi làm chuyên viên của công ty dịch vụ kỷ thuật thuộc Ủy Ban Khoa học Kỷ thuật TP HCM. Trước đó công ty được tỉnh Kiên Giang mời làm qui hoạch tổng thể các huyện Tân Hiệp, Châu thành, Hòn đất và tiếp tục mời làm qui hoạch tổng thể huyện Hà Tiên. Trước khi tiến hành, đoàn có một chuyến đi tiền trạm với khoảng 10 chuyên viên. Đoàn được bố trí ngủ ở một nhà nghĩ của huyện mà trong chiến tranh giữa Pôn Pốt và Việt Nam. Nhà nghĩ nầy là nơi cầm tù quân Pôn Pốt và một số tù nhân bị chết ở đây.

    Sau khi ngủ một đêm, một số người sáng ra kể rằng có mấy bóng trắng lắc lư giường ngủ nên không thể chộp mắt, một vài phòng có cửa sổ bị gỏ liên tục nhưng khi mở ra thì không thấy ai. Người quản lý nhà nghĩ cũng cho biết cách đây một tháng có một phóng viên người Nga và một thông dịch nữa đêm yêu cầu xin chuyễn ra khách sạn bên ngoài vì có nhều bóng trắng xuất hiện quấy phá không thể ngủ được. Cũng may chuyến đi tiền trạm kết thúc và không có hợp đồng triễn khai tiếp.

    Trở lại trường Nông Lâm Súc Cần Thơ, nơi đây đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm vui và buồn lẫn lộn. Mới đây đã 49 năm trôi qua, gần nữa thế kỷ, có nhiều thầy, cô, công nhân viên đã mất, một số ở nước ngoài, những người còn sống sót đã về hưu với tiền hưu ít ỏi. Cái nghiệp nhà giáo là như thế.

    Mới đây tôi có dịp trở lại Cần thơ và thực hiện một cuộc dạo chơi ở khu vực chung quanh trường Nông Lâm Súc Cần Thơ. Bây giờ cảnh quan hoàn toàn thay đổi. Sau hơn một năm sống tạm ở trường, tôi có mua căn phố ở phía sau trường thuộc lộ 20 ngăn cách bởi con rạch đầy lục bình. Bây giờ rạch đã lấp không còn dấu vết, tôi cũng không tìm ra ngôi nhà củ tôi ở, bây giờ phố xá đều cất lầu. Đi ngang qua trường củ cả đều thay đổi, cơ ngơi khang trang với nhiều tầng lầu dành cho lớp học và phòng thí nghiệm. Trường được đổi tên là Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỷ Thuật Cần Thơ. Tuy với tên khác nhưng nó vẫn là trường Nông Lâm Súc Cần Thơ trong trái tim tôi, một nơi mà tôi có nhiều kỷ niệm sâu sắc trong đời nhà giáo ngành Nông Nghiệp thuở ban đầu.

    Nhân dịp cuối năm Bính Thân 2016 và sắp đón mừng năm Đinh Dậu 2017, xin ghi lại những kỷ niệm thân thương về ngôi trường trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ nơi mà tôi có thời gian gắn bó ở đó.

    Sài Gòn cuối năm 2016

    Nguyễn Phi Long

    -Nguyên Giáo viên trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc

    -Nguyên Giảng viên trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Cần Thơ

   -Nguyên Phó Hiệu Trưởng trường Đại Học Cửu Long

*Cước chú: Bài viết theo lời kêu gọi của BBT trang Web NLS/Cần Thơ.



Ảnh:

  
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062299 visitors (3175933 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free