Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  => VIV Asia 2015
  => Phát triển giống rau hoa VN
  => Cuộc đời và tô hủ tíu
  => Siêu dự án nông nghiệp
  => Ai hưởng lợi từ bảo hộ mía đường
  => Nợ người dể trả hơn..
  => Tại sao có những trái cây khổng lồ
  => Thầy giáo làng..
  => Thịt kho tàu
  => Cám ơn em
  => Thiệt Là Khổ-Bt.Blao
  => Khoảng Lặng
  => Tình Già...
  => Đồng bằng Nam...
  => Những loài cây và hoa...
  => Côn Sơn: Đảo thiên đường...
  => Câu chuyện lúa thơm
  => Năm nay 2015..
  => Thiên tai ngập mặn tràn vào miền Tây
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Phần 1.
  => Học phí ở Anh có đắt như Mỹ ?
  => Giải pháp nào cho ngập mặn và thiếu lũ
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 2
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 3
  => Tôm - Lúa và thiên tai xâm nhập mặn ở VN
  => Nguoi khai sinh ra mang...
  => Từ Mekong đến Cửu Long
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chapter 7
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 8 - 9
  => Tình hình thủy học sông Mekong
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Chương 10 và 11
  => Từ Mekong đến Cửu Long - Kết luận
  => Ngày của Mẹ
  => Lính Mỹ nghiêm trang chào....
  => Truyền thuyết cãm động...
  => Nobel Hóa học và Vật Lý 2016
  => Giấc mơ
  => Ngày 26 tháng 3 năm 1970
  => chuyện kể ngày Father-day
  => Nơi nào lạnh nhứt?
  => Bão năm Thìn
  => Công dân số 1...
  => thăm lại trường xưa
  => Cho tôi mua 20...
  => Truyện dài: Cánh hoa Sa Mạc
  => Nếu không đam mê....
  => Vui cười -Tiếu Lâm
  => Vượt lên số phận...
  => Kinh Chắc Băng....
  => Trường tiểu học Junko
  => Festival lúa gạo và...
  => Phương pháp "đột biến hô hấp"...
  => Kiếp người chỉ có.. . .
  => Những ngày thành lập....
  => Thương quá miền tây
  => Thú vui trồng tỉa Bonsai tại Sydney
  => Người chạy xe ôm. . . .
  => Lần đầu tiên Việt Nam. . .
  => Cựu Kỹ Sư Canh Nông. . . .
  => Trồng lúa trên biển !
  => Chuyện lạ bốn phương
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Ai hưởng lợi từ bảo hộ mía đường
29/3/2015
Ai hưởng lợi từ bảo hộ mía đường ?
09/03/2015 09:28
 
Có thể nói mía đường là ngành được bảo hộ lớn nhất và dài nhất. Mục tiêu của chính sách này nhằm có lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Nhưng tính tới thời điểm này, hầu hết các mục tiêu ấy đều thất bại.

Photo
Người nông dân trồng mía đang thuộc nhóm nghèo khó nhất - Ảnh: Công Hân        

Đặc biệt, quyền lợi của người nông dân trồng mía - đối tượng mà Hiệp hội Mía đường VN luôn đưa ra làm tấm "lá chắn" cho các yêu sách của mình nhiều năm qua - vẫn khốn khó và bấp bênh nhất.

Nông dân trồng mía khổ nhất
Chuyện không cho nhập đường tôi nói thẳng, đó chỉ là ý kiến của một nhóm độc quyền nào đó mà thôi. Bảo hộ người trồng mía là không có, mà nói đúng ra chính sách đang bảo hộ những người tham gia vào ngành mía đường
TS Dương Văn Ni (Trường ĐH Cần Thơ)” *
 
Giá mía thấp, giá đường cao, đó là nghịch lý tồn tại hàng thập niên qua tại VN. Nghịch lý này dẫn đến hậu quả là cuộc sống của hàng vạn người dân trồng mía luôn bấp bênh và khốn khó trong khi người dân, doanh nghiệp chế biến thực phẩm lại phải mua đường với giá cao.
Người trồng mía ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL cũng rơi vào tình trạng tương tự do giá thu mua mía giảm mạnh. Chẳng nói đâu xa, chỉ cách đây hơn 1 tháng tại Gia Lai, nơi được coi như “vựa mía” của cả nước, hàng ngàn hộ dân đã phải chấp nhận cay đắng, bán mía... lấy đường từ nhà máy đường Bình Định vì nhà máy lấy lý do không có tiền trả. Điều đáng nói là sau đó, chính nhà máy này lại mua lại đường đã trả cho nông dân với giá thấp. Trước đó, nhà máy cũng thường xuyên chậm trễ, chây ì trả tiền mua mía cho nông dân khiến họ phải kéo tới trụ sở đòi nợ.
TS Dương Văn Ni (Trường ĐH Cần Thơ) khẳng định, nông dân trồng mía thuộc về nhóm khổ nhất. Mang tiếng là ngành được bảo hộ cao nhất, dài nhất nhưng bản thân cây mía lại không hề được hưởng chính sách này. Đơn cử, cây lúa đến mùa thu hoạch, giá thấp còn được nhà nước mua tạm trữ nhưng cây mía thì không, dù giá giảm đến bao nhiêu. Cây lúa đến lúc thu hoạch nếu giá chưa cao người nông dân có thể trữ vài tháng nhưng mía không thu hoạch ngay là trổ cờ, chỗ thì nước lũ về, nơi thì phải trả đất cho chủ... nên không thể chần chừ. Đây chính là lý do mía luôn rơi vào tình trạng bị ép giá và người trồng mía không thể thoát được tình trạng thua lỗ, nghèo khổ.
Nghịch lý là trong khi giá mía thấp thì giá đường trên thị trường lại rất cao. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, giá đường của VN luôn cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi giá đường thế giới. Cụ thể hơn, một chuyên gia trong ngành đường tính toán, nguyên liệu trong giá thành đường tại VN vào khoảng 12.000 đồng/kg, đứng ở hàng cao nhất thế giới, trong khi Thái Lan là 8.000 đồng/kg, mức trung bình của thế giới khoảng 10.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường còn cao hơn, người dùng trong nước luôn phải mua đường với giá đắt hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Với mức tiêu thụ năm 2014 khoảng 1,3 triệu tấn đường, người tiêu dùng nội địa bỗng dưng phải trả thêm cho khoản chênh lệch giá này lên tới hơn 5.000 tỉ đồng. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát có sử dụng nguyên liệu đường cũng kêu trời khi giá mua đường trong nước cao hơn nhiều so với giá nhập khẩu, dẫn đến giá thành sản phẩm của họ khó cạnh tranh với đối thủ ngoại ngay tại sân nhà.

Không thể lấy người trồng mía là “con tin”
Người nông dân, người tiêu dùng thiệt thòi nhưng thất bại lớn nhất của chính sách bảo hộ là một ngành mía đường lạc hậu, năng suất thấp, giống kém... VN hiện đứng trong nhóm 10 nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới, nhưng trong nhóm 10 nước đó, năng suất mía của chúng ta chỉ cao hơn Pakistan và Indonesia, đạt 64,7 tấn/ha, còn thấp hơn nhiều nước như Mỹ (75,41 tấn/ha), Brazil (74,3 tấn/ha), Thái Lan (74,23 tấn/ha)... Năng suất đường của VN niên vụ 2013 - 2014 chỉ đạt 5,47 tấn/ha trong khi của Philippines là 5,77 tấn/ha; Trung Quốc 7,62 tấn/ha; Thái Lan 8,07 tấn/ha; Úc 11,8 tấn/ha…
Nói về vấn đề này, TS Dương Văn Ni không giấu nổi sự ngao ngán khi thốt lên: “Ở VN trồng 1 ha mía tốn 100 ngày công, trong khi tại Thái Lan 5 ha chỉ cần 1 - 2 công nhân. Đó là hậu quả của chính sách bảo hộ”. Chuyện ngăn cản nhập đường để “bảo vệ người trồng mía”, theo TS Ni, người trồng mía cũng ăn đường, cũng phải mua đường với giá cao. Vậy thì bảo hộ ai? Rõ ràng là bảo hộ quyền lợi của những người tham gia “câu chuyện mía đường” chứ nông dân không được lợi gì. “Chuyện không cho nhập đường tôi nói thẳng, đó chỉ là ý kiến của một nhóm độc quyền nào đó mà thôi. Bảo hộ người trồng mía là không có, mà nói đúng ra chính sách đang bảo hộ những người tham gia vào ngành mía đường”, TS Ni nói.
Trước câu hỏi có nên cho nhập đường lúc này hay không, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói thẳng phải cho nhập khẩu để ngành mía đường trong nước có sức ép đổi mới. Trong trường hợp họ vẫn chây ì, vẫn thụ động thì cũng cần thiết phải có một cuộc đào thải. Sẽ có những doanh nghiệp mạnh mua lại những doanh nghiệp yếu kém để đầu tư bài bản. Ngành mía đường khi ấy sẽ được tái cơ cấu lại theo hướng tốt hơn chứ không phải cho nhập đường là doanh nghiệp chết, người nông dân trồng mía thất nghiệp như Hiệp hội Mía đường VN vẫn thường đưa ra để gây áp lực lâu nay. “Ngành mía đường trong nước cho đến lúc này đã rất bất lợi so với các nước trong khu vực. Liệu từ nay cho đến khi chúng ta phải thực hiện cam kết với Cộng đồng chung ASEAN, họ có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh hay không? Tôi khẳng định là bất khả thi. Vì vậy, nên từng bước tháo bảo hộ ra, hãy cho nhập đường để tạo sức ép đổi mới”, ông Doanh nói.
Phản đối mạnh mẽ việc kéo dài bảo hộ, “nước đến chân” mà vẫn trông chờ vào chính sách bảo hộ của Hiệp hội Mía đường VN, một chuyên gia kinh tế cho rằng hiệp hội cũng như các doanh nghiệp mía đường đang lấy người trồng mía là “con tin” cho các yêu sách của mình. “Không chỉ hết lần này tới lần khác phản đối việc nhập khẩu đường của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào vào VN, lâu nay các công ty đường trong nước luôn mong và tìm mọi cách để nhà nước hạn chế nhập khẩu đường vì chỉ có như vậy họ mới bán được giá cao, hưởng lợi lớn. Thậm chí, không ít thời điểm, họ còn kiến nghị giãn, hoãn nhập đường theo hạn ngạch mà VN cam kết để bảo vệ quyền lợi của mình. Đã đến lúc nói không với các yêu sách này”, vị này nói.
Bảo hộ thì không thể phát triển
TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cũng nói  thẳng nghịch lý và các tồn tại của ngành mía đường là do chính sách bảo hộ. Vì bảo hộ nên các doanh nghiệp ngành này mới thụ động. Vì vậy, phải từng bước cho nhập đường để tạo sức ép, buộc doanh nghiệp phải thay đổi để cạnh tranh. "Bảo hộ sẽ không bao giờ phát triển được, đó là một thực tế không cần phải bàn cãi", TS Lịch kết luận.        
Trách nhiệm của Hiệp hội mía đường ở đâu ?
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, để tình trạng yếu kém của ngành mía đường hiện nay có trách nhiệm rất lớn của hiệp hội. “Tôi có cảm giác là Hiệp hội Mía đường VN vẫn luôn kê cao gối ngủ. Họ yên tâm rằng cứ đưa người nông dân trồng mía là đảm bảo cho yêu sách của mình. Hãy hỏi thẳng họ về trách nhiệm khi để thực trạng ngành mía đường như hiện nay sau bao nhiêu năm bảo hộ”, ông Doanh bức xúc.        
  Nguyên Khanh
 *
TS Dương Văn Ni - đã học NLS/CT, ĐH NN/CT,... Giảng viên ĐH/NN/CT
  Nguồn: Báo Thanh Niên- VTN -St

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1049618 visitors (3138651 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free