|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Nếu không đam mê.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28/8/2018
Nếu không đam mê,
đừng đi theo ngành Y !
|
- Phượng Vũ "St" -
|
‘Nếu không đam mê, đừng đi theo ngành Y!’
August 26, 2018
Bác Sĩ Tuấn M. Hoàng (trái) cho biết, ban đầu đi học ngành Y là vì cha mẹ muốn, nhưng sau vài năm anh chuyển sang yêu thích. (Hình: Trúc Linh/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Bác sĩ trong những nghề mà rất nhiều phụ huynh Việt mong muốn con mình theo học. Chính vì vậy mà bác sĩ, phòng khám bác sĩ Việt Nam khắp nơi, theo cách nói vui của nhiều người là đi đâu cũng gặp “Doctor Nguyễn.” Ai cũng biết thi vào trường Y đã khó, mất hơn 10 năm học để cầm được tấm bằng bác sĩ lại càng khó hơn. Nhưng có phải ai đi học bác sĩ cũng yêu thích ngành Y? Có phải bác sĩ ngành nào ra trường cũng dễ tìm việc làm?
Để cầm tấm bằng bác sĩ trong tay, chẳng dễ chút nào!
Nhiều bác sĩ cho hay, trong tất cả những sinh viên thi vào ngành Y, không phải em nào cũng thật sự yêu thích ngành Y. Có không ít em đi học vì để chiều lòng cha mẹ. Cũng có nhiều không phải vì cha mẹ mà vì các em nghĩ bác sĩ là nghề được xã hội trân trọng, kiếm được nhiều tiền chứ bản thân không chắc mình có đam mê nghề này hay không.
Chính vì vậy nên trong hai năm liên tục, Hội Y Sĩ Việt Nam Miền Nam California tổ chức buổi thực tập phỏng vấn (Free Mock Interview Day) dành cho các sinh viên nộp đơn vào ngành Y, Dược, Nha. Trong buổi phỏng vấn hồi cuối Tháng Bảy vừa qua tại Coastline Community College, ngoài việc giúp các em chuẩn bị tốt về mọi mặt cho ngày phỏng vấn chính thức vào các trường Y, với các ngành có phỏng vấn, còn là dịp để các bác sĩ tư vấn, đưa ra những lời khuyên cho các còn băn khoăn với lựa chọn của mình.
Bác Sĩ Michael M. Đào, sáng lập viên Trung Tâm Y Tế Đa Khoa Michael M. Đào, cho biết: “Khi phỏng vấn các em, tôi nhận ra có nhiều em thực sự đam mê ngành Y, nhưng cũng có nhiều em còn phân vân, nhiều em muốn vào trường Y vì cha mẹ muốn vậy. Tôi khuyên các em, nếu không chắc mình có yêu thích ngành Y hay không, trước nhất nên xin đi làm thêm ở bệnh viện hay phòng mạch nào đó để hiểu về công việc của bác sĩ, của ngành Y. Lúc đó nếu nhận ra mình không yêu thích ngành Y thì nên tìm ngành học khác, chứ đừng để học 3, 4 năm rồi bỏ cuộc thì lãng phí thời gian.”
Bác Sĩ Michael M. Đào (trái) trong buổi thực tập phỏng vấn tại Coastline Community College. (Hình: Trúc Linh/Người Việt)
Để cầm được tấm bằng bác sĩ trong tay, một bác sĩ phải trải qua từ 11 đến khoảng 16 năm, tùy theo ngành học. Bác Sĩ Tuấn M. Hoàng, hiện đang cộng tác tại Lakewood Regional Medical Center và một số phòng mạch khác, cho biết: “Tùy theo ngành học, có giải phẫu hay không và tùy theo loại giải phẫu nào, mà thời gian học khác nhau. Như ngành giải phẫu Quai Hàm Mặt, tôi học tổng cộng 14 năm, trong đó trước nhất là 4 năm lấy bằng Cử Nhân, sau đó 4 năm nữa học về Nha Khoa, tiếp đến là 6 năm về Y Khoa và Mổ. Những chuyên khoa mổ đặc biệt như mổ tim thì thời gian học còn dài hơn.”
Theo vị bác sĩ trẻ mới ra trường được hơn 3 năm này, thời gian học thì vô cùng áp lực, nhất là thời gian 6 năm chuyên ngành. Vì vậy cũng có nhiều sinh viên bỏ cuộc ngay từ năm thứ nhất của 6 năm này. Nếu không có đam mê, thực sự rất khó để vượt qua. Những người bỏ cuộc có thể vì chương trình học nặng quá không theo nổi, cũng có thể vì ban đầu do cha mẹ ép đi học nên không có đam mê, đến lúc vào giai đoạn khó không vượt qua được nên bỏ cuộc.
Lương khởi đầu $250,000/năm, có dễ tìm không?
Hỏi về chuyện tìm việc làm và thu nhập sau khi ra trường, Bác Sĩ Tuấn M. Hoàng cho biết: “Nói chung là cầm tấm bằng bác sĩ trên tay cũng phải tìm kiếm và nộp hồ sơ xin việc như những ngành nghề khác thôi. Tôi không thể nói là dễ hay khó xin việc vì tùy theo ngành học. Như ngành học của tôi thì không khó. Còn lương của bác sĩ ngành của tôi mới ra trường là khoảng $250,000/năm.”
Hỏi mức lương $250,000/năm có dễ dàng có được với các bác sĩ trẻ hay không, Bác Sĩ Ngô Bá Định, người có phòng khám riêng và hiện đang cộng tác ở 7 bệnh viện khác cho hay: “Được chứ! Họ có thể làm cho Kaiser hoặc xin đi làm cho các bệnh viện ở xa xa Orange County hoặc qua các tiểu bang khác, vì ở đây bây giờ hơi khó xin việc.”
Còn chuyện mở phòng khám riêng, hỏi luật lệ ở Mỹ có quy định bác sĩ phải có bao nhiêu năm làm việc trong bệnh viện rồi mới được mở phòng mạch hay không, Bác Sĩ Tuấn cho biết: “Không có quy định cụ thể nhưng một bác sĩ muốn có phòng khám riêng cần phải có nhiều kinh nghiệm trong công việc, làm việc tại bệnh viện. Tôi không phải chỉ đi làm ở bệnh viện sau khi tốt nghiệp mà từ những năm cuối của 6 năm chuyên ngành, tôi đã đi làm thêm ở bệnh viện. Hiện tôi đang chuẩn bị mở phòng khám riêng, sẽ khai trương trong Tháng Chín tới.”
Như vậy theo Bác Sĩ Tuấn, một bác sĩ trẻ mới ra trường hoàn toàn có thể mở phòng khám riêng, nếu có đủ điều kiện về tài chính, cũng như kinh nghiệm làm việc. Nhưng có nhiều bác sĩ trẻ chọn cách cộng tác ở vài bệnh viện, các phòng khám khác nhau vì không muốn đương đầu với đủ thứ áp lực của việc mở phòng khám riêng.
Còn theo Bác Sĩ Định, cái khó của bác sĩ khi mở phòng khám riêng không phải là kinh nghiệm hay điều kiện tài chính mà là làm sao bệnh nhân tin tưởng đến khám chỗ của mình và chưa kể là có quá nhiều cạnh tranh. Bệnh nhân thì bị hoa mắt bởi những lời quảng cáo.
“Tôi biết ở khu vực Little Saigon này có vài bác sĩ chỉ mới có bằng MD (Medical Doctor) chứ chưa hoàn tất 3 năm thực tập để thi lấy Board Certification (Chứng chỉ hành nghề) nhưng lại mở phòng khám ra để kiếm tiền.
Ước mong của tôi là các bác sĩ sẽ xem phim “Good Doctor” của Hàn Quốc để làm bác sĩ tốt. Tôi tin 99% bác sĩ mới ra trường đều mong muốn làm bác sĩ tốt, cứu người nhưng rồi theo thời gian họ thay đổi, muốn làm ít hưởng nhiều.
Tôi, Bác Sĩ Ngô Bá Định, nói như vậy. Có ai thấy không đúng thì đến tìm tôi, tôi chịu trách nhiệm,” Bác Sĩ Định thẳng thắn.
Hỏi về chuyện nhiều phụ huynh ép con mình đi học làm bác sĩ mặc dù con của họ không muốn, nếu gặp những phụ huynh như vậy, ông sẽ nói gì? Bác Sĩ Ngô Bá Định không ngại bày tỏ:
“Tôi sẽ nói thẳng, quý vị chỉ là những người ích kỷ.
Quý vị chỉ muốn con là bác sĩ để đi ra khoe với thiên hạ ‘con tôi cũng là bác sĩ’ thôi.
Nếu thật thương con mình, quý vị hãy để cho các cháu chọn lựa ngành học mà các cháu yêu thích.
Chỉ khi được làm điều các cháu yêu thích, đam mê, các cháu mới thành công được.”
(NguoiViet/Online)
(CaNhac.PhuongVu St)
(Hình Trúc Linh/ Người Việt)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1063693 visitors (3179768 hits) |