19/7/2015
Hồi thứ ba
*--Bt.Blao--*
Nhờ có Internet, chỉ cần gõ vào hai chữ Cây Sưa thì không biết bao nhiêu là kết quả về loại cây này.
Xin được giới thiệu vài bài kèm sau :
Bài 1
Trích sơ lược “ Cây Hoàng đàn thường phân bố ở các dải núi đá vôi cao chót vót chạy từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Hoàng đàn là gỗ quý hiếm thuộc nhóm IA, loại gỗ này còn có thể làm thuốc, làm hương liệu mùi thơm giống như trầm hương.
Đến những năm 90, số lượng cây Hoàng đàn ở Khu rừng đặc dụng Hữu Liên (Hữu Lũng) chỉ còn rải rác trên vách đá cheo leo. Tuy nhiên, bất chấp cả nguy hiểm, nhiều người vẫn trèo lên những vách đá dựng đứng để đào lấy rễ loại cây quý này đem bán.
Hoàng đàn mọc trong tự nhiên được xác định chỉ còn 27 cây (trong đó có hai cây đang có dấu hiệu bị chết). Tất cả các cây mọc tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính gốc nhỏ, trong đó chỉ có 6 cây có nón hạt. Theo quy chuẩn, loài Hoàng đàn Hữu Liên được xếp ở mức rất nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng.
Tỉnh Lạng Sơn đã có đề tài khoa học nghiên cứu phát triển cây Hoàng đàn……………………Hoàng Văn Toàn (TTXVN/Vietnam.net)
Bài 2
Trích caygionglamnghiep.com
Hoàng đàn Hữu Liên
ADMIN JULY 8, 2014
Giới thiệu về hoàng đàn hữu liên
Còn gọi là hoàng đàn Lạng Sơn có tên khoa học là Cupressus tonkinensis, là thực vật hạt trần. Hoàng đàn Hữu Liên có thể cao tới 40m, đường kính gốc từ 1 – 2m. Tán lá rậm rạp, thường có các cành nhỏ sắp xếp thành mặt phẳng, rủ lòng thòng bao gồm các chồi non màu xanh lục tươi, rất mảnh dẻ, hơi dẹt.
Phân bố
Cây Hoàng đàn Hữu Liên thường phân bố ở các dải núi đá vôi cao chót vót chạy từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Những năm 70-80 của thế kỷ trước, việc khai thác loại gỗ quý hiếm này ngày càng trở nên sôi động và quyết liệt hơn.
Giá trị của hoàng đàn hữu liên Hoàng đàn là cây thuộc nhó gỗ IA, loại gỗ này còn có thể làm thuốc, làm hương liệu, mùi thơm giống như trầm hương.
Bài 3
Trích, sơ lược Cây sưa- Trắc thối - Huỳnh đàn
Ngày 11 - Sep - 2007 | Viết bởi namledinh | Xem: 70570 lượt
Cây Sưa - Trắc thối - Huỳnh đàn có tên khoa học là Dalbergia bouruana gagu, rễ có nốt sần như cây họ đậu, thân nhẹ nhưng chắc, quyện chứa nguồn tinh dầu thơm như một loại trầm hương nên không có loài mối mọt nào đục khoét được.
[http://agriviet.com]
Nó được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là - hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam) và Bắc Bộ, Việt Nam ngoài ra ở Miền Trung và Tây Nguyên, rải rác vẫn có những vùng huỳnh đàn mọc tập trung nơi khe nguồn heo hút. Người dân ở một số miệt rừng từ Khánh Hòa đến Quảng Nam, Quảng Bình hay cao nguyên Gia Lai, Kon Tum vẫn cho rằng chỉ quê mình mới có cây huỳnh đàn tốt….
Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục….
Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. …Ngoài ra, cây trắc thối thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt với giá vài nghìn USD.
***
Ở bài 1 và 2 chỉ nói chính danh cây Hoàng Đàn . Trong lúc ở bài 3 thì gọi tên Cây Sưa là Cây Trắc Thối, Huỳnh Đàn và có ý nhắc thêm tên Hoàng Đàn. Có điều lạ là khá nhiều bài viết về cây này từ mạng cũng như báo; hình như sao chép qua lại chỉ có một bài và dùng tên Khoa học là Dalbergia bouruana gagu .
*Thực ra chính tên của cây trắc trắng là Dalbergia boniana . Gagn (chữ Gagn là chữ tắt của tên ông Francois Gagnepain 1866-1952 là người đầu tiên tìm thấy cây này..
Như vậy tên gọi là Dalbergia bouruana gagu dùng lâu nay là sai hoàn toàn ( theo tôi có thể từ người viết chữ không rỏ đến người đánh máy cũng không kỹ lưỡng lầm từ chữ n sang chữ u.)
Được biết thêm ở vùng Tiên Phước Quảng Nam có một loại cây gọi là Sưa vườn cũng rộ lên nhiều lời đồn đại, đã được ông Đỗ Xuân Cẫm viết một bài cho trang trang donghuongtienphuoc.com giúp chúng ta rỏ ít nhiều về loại cây đang chú ý này:
Trích…. “ Cây sưa bị khai thác trái phép mà lâu nay các nguồn thông tin gọi dưới nhiều tên khác nhau: huỳnh đàn, trắc thối, sưa, sưa Bắc bộ, huê, huê mộc vàng… là một loài thuộc chi Dalbergia, cùng chi với các loài trắc, cẩm lai. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là sưa, trắc thối, người Quảng Bình gọi là huê mộc, viện Điều tra Qui hoạch rừng và viện Sinh thái – Tài nguyên môi trường gọi là sưa Bắc bộ. Tên huỳnh đàn do người dân Tây Nguyên gọi. Thật ra, tên gọi này dễ nhầm với huỳnh đường là cây thuộc họ Xoan hoặc nhầm với cây hoàng đàn là cây hạt trần thuộc họ Hoàng đàn. Từ trước đến nay, trong các tài liệu khoa học và các văn bản pháp quy lâm nghiệp chưa bao giờ có tên Huỳnh đàn thuộc họ Đậu. Từ những năm trong thập kỷ 70, cây huê hay huê mộc chỉ được biết rất hạn chế, gần như cả nước chỉ biết nó có ở Phong Nha – Kẽ Bàng.”
Qua khá nhiều bài viết từ báo viết, báo mạng trong đó có nhiều nhà khoa học khi nói đến loại cây này đều dùng một loạt tên là Sưa, Sưa Bắc Bộ.Trắc trắng, Trắc thối, Huỳnh đàn , Huỳnh Đàn Đỏ ,Hoàng đàn, Huê , Huê mộc, Hoàng hoa lê, Hoàng hoa lý….càng làm cho người đọc rất mơ hồ về chính tên của nó.
Việc mua bán gỗ sưa trước giờ chỉ nghe được tin tức qua nhiều phương tiện truyền thông chủ yếu là nói đến giá cả, chưa thấy một trường hợp mua bán một cách công khai.
Một trường hợp về lừa đảo trong việc mua bán cây này đã bị pháp luật xử lý, cái chính của sự lừa đảo là làm giả gỗ sưa.
Xin theo dõi bài viết “ Biến sưa vườn thành gỗ huỳnh đàn đỏ chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng” đăng trong AN NINH THỦ ĐÔ
Thứ Năm, 16/05/2013, 10:47 [GMT+7]
(QNO) - Trong hai ngày 14 và 15.5, TAND Quảng Nam đã đưa ra xét xử vụ lừa đảo “biến” sưa vườn thành gỗ huỳnh đàn đỏ chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, tháng 12.2011, Hoàng Tiến Sỹ (trú thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) dò tìm mua gỗ huỳnh đàn đỏ và được giới thiệu Nguyễn Kim Hoàng (32 tuổi, trú phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ). Sau khi trao đổi, kiểm tra, xác nhận mẫu gỗ Hoàng muốn bán đúng là gỗ huỳnh đàn đỏ, Sỹ đồng ý giới thiệu người mua với giá 3 tỷ đồng, nhưng nhờ Hoàng “kê” lên 4 tỷ đồng để hưởng thêm chênh lệch. Để thực hiện cú lừa ngoạn mục này, Hoàng đã đi tìm mua 5 cây sưa vườn của một người dân tại huyện Phú Ninh và tìm mua một khúc gỗ huỳnh đàn thật rồi đem cấy vào một nhánh khô của cây sưa vườn. Qua sự giới thiệu Sỹ, bà Nguyễn Thị Phi Nga (trú tại tổ 13, phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã ra Quảng Nam và đồng ý mua cây huỳnh đàn đỏ với giá 4 tỷ đồng. Bà Nga giao cho Hoàng 2,8 tỷ đồng, nợ Hoàng 200 triệu đồng và nhận nợ của Hoàng Tiến Sỹ 1 tỷ đồng. Khi cây được chuyển vào Bình Dương thì bà Nga mới phát hiện chỉ là huỳnh đàn giả. Ngay lập tức bà làm đơn tố cáo Hoàng với công an Quảng Nam, đồng thời chuyển toàn bộ 5 cây sưa vườn nhà giao cho cơ quan công an. Đối với Nguyễn Bách Sĩ (35 tuổi, trú khối phố 7, phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ), mặc dù biết số cây bà Nga mua của Hoàng chỉ là sưa vườn nhưng Sĩ không nói cho bà Nga biết nên hành vi đó đã tiếp tay cho Hoàng thực hiện lừa đảo với hành vi "không tố giác tội phạm". Tại phiên tòa, Hoàng và Sĩ đã khai nhận hành vi phạm tội của mình, TAND tỉnh tuyên án 16 năm tù đối với Nguyễn Kim Hoàng; 6 tháng tù treo đối với Nguyễn Bách Sĩ.
Kim Thái