Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Chuyến xe Bảo Lộc
1/2/2016

 

 

       Có được một bà mẹ nuôi, trong một gia đình khá giả thân thiện ở Sài Gòn ngay sau ngày Giải phóng, là một diễm phúc khó có được nhưng lại ít có ai lại xin phép để lên Bảo Lộc sáng ngày mồng 2 tết như tôi cả.

      Trong tết Nguyên Đán năm 1976, tôi có ba điều ngổn ngang trong lòng. Mẹ tôi vừa từ Cần Thơ dời về một xã nhỏ ở Rạch Giá sau khi bị tạm giam một tháng vì em tôi bán xì ke tại nhà. Tôi vừa có được một mái ấm tại số 20A Hiền Vương, quận 1, Sài Gòn với bà mẹ nuôi tốt bụng, một cô em gái, thứ 10, thích được tôi tập đàn, thằng em út rất hợp “gu” với tôi. Hè trước tôi đã bắt đầu quen thuộc với cái hạnh phúc của gia đình Má Chánh trên Bảo Lộc. Trong một tuần lễ nghỉ tết này tôi nên làm gì, hưởng ké cái “tết’ ở đâu? Đêm giao thừa, tôi và thằng Hải- em út trong nhà, thức canh nồi bánh tét. Má nuôi tôi rất hài lòng khi nhìn cảnh chúng tôi trò chuyện say sưa với nhau, nhâm nhi chai rượu thuốc với dĩa mồi nhỏ do chính tay bà làm và còn ngồi nghe tôi đàn hát những bài tôi ưa thích. Bà yên chí rằng bà vừa tạo cho tôi một niềm vui, một chốn dung thân và - theo ý bà, một người rất ngoan đạo- bà vừa làm theo ý muốn của Chúa.

      Ngày mồng một tết, tôi cảm thấy như mình là một cô dâu nhà quê mới về ở với bên gia đình chồng, ngượng ngùng, nhớ nhà, và xa lạ như một chàng trai trẻ đi làm phục dịch cho một gia đình giàu có ở Sài Gòn. Tôi thấy tội nghiệp cho chính mình. Ai nấy trong nhà này đều có nơi để đi đến, có bạn để tiếp chuyện, có đồ đẹp để khoe, có mọi thứ bình thường. Tôi thì có những điều hoàn toàn ngược lại. Má nuôi của tôi chắc chắn hiểu thấu lòng tôi nhưng bà không thể nào đối xử với tôi thân thương hơn được. Trong nhà này, bà có một ông chồng và đến những 11 người con ruột và 2 người già bà nhận về nuôi dưỡng.

      Tôi được lì xì như mọi người. Tôi được nghe những lời chúc tết. Tôi được mời uống rượu với mấy ông anh trai trong nhà. Tôi cũng được mời đàn hát bản này bản nọ. Nhưng không khi nào tôi được mời kể về những gì tôi giấu giếm trong lòng, những nỗi đau, những mất mát và những ngượng ngùng của một thằng con nuôi quê mùa ăn tết trong một gia đình trung lưu ở Sài Gòn.

      “ Má cho con lên Bảo Lộc chơi nghe má?” tôi cố nài nỉ.

      “ Sao con không thấy vui hả? Có gì, có ai làm cho con buồn không?”

Bà nhìn tôi trìu mến,

         “Con lại đang bị cảm nữa. Lên đó, con ở đâu? Má  biết con muốn

         đi chơi lắm nhưng con về sớm nghe, Thành.”

Tôi mừng như mình vừa có tin đậu một môn khó, vừa nhận được một bài nhạc hay. Tôi lên lầu 3 để lay thằng Hải thức dậy. Nó ngạc nhiên khi nghe tôi nhờ nó chở ra bến xe Miền đông ở đường Petrus Ký. Sợ trể xe đò, Hải, trên chiếc Honda của nó, lạng lách hết cỡ và đến đầu đường khi có một chuyến xe Bảo Lộc sắp khởi hành. Tôi reo lên như trẻ con mừng mẹ đi chợ về, cám ơn nó và phóng lên cửa sau xe theo kiểu của một chàng lơ xe chuyên nghiệp. Với cái ngoái đầu lại, một tay vẩy tạm biệt Hải mà lòng vui như mở hội.  

     Anh chàng lơ xe có thiện cảm với tôi ngay, vì cách tôi phóng lên xe, với điếu thuốc thơm tôi mời và cách tôi hỏi chuyện nó.

“Tối nay ở trển hay rờ tua về em?”

“Chưa biết nữa anh hai ơi. Nếu thấy có nhiều khách đường, tụi em thả “dìa” luôn.” Tên lơ xe vừa phà khói thuốc vừa trả lời tôi.

“Anh về nhà ăn tết “chể” dậy?” Nó hỏi tôi rất tự nhiên.

“Mồng một anh ở bên ngoại. Hôm nay anh lên thăm bên Nội.”

     Tôi nói dối cũng thật tự nhiên. Xả giao xong với chàng lơ, tôi lo là không có quà gì cho nhà Má Chánh. Tuy nhiên anh chàng lơ xe hứa sẽ mua giùm tôi mấy ổ bánh mì và một tờ báo xuân. Mọi chuyện ưu phiền lo toan như cứ thoăn thoắt trôi về phía sau chiếc xe với khá nhiều  khói trằng. Tôi nổi hứng la hét cho các xe gắn máy chạy sát vào lề như một tay lơ thứ thiệt. Đến ngã ba Hàng Xanh, theo lời hứa, tên lơ xe nhanh nhẩu mua hai thứ tôi cần trong khi tôi, vẩn đứng trên cửa sau, la ỏm tỏi lên muốn khản cổ,

“Đi Bảo Lộc không? Bảo Lộc đây! Có đi không thì “bảo”. Không đi thì cũng “bảo” luôn nhé.”

Cô khách ngồi ghế ngay phía trước tôi ngoảnh đầu nhìn tôi mỉm cười, với giọng Bắc Sài Gòn,

“Không đi thì làm sao bảo được?”.

Tôi đâu chịu thua kém,

“ Không bảo được, thì làm như thế này này.”

Tôi cố nói cái giọng bắc như tôi từng nghe Cậu Doản nói và khoắt tay làm dấu hiệu từ chối.

“Chịu anh luôn.”

Cô gái cười với tôi đặc biệt thân mật cái mà ta chỉ có được trong các chuyến xe đặc biệt vào những ngày đặc biệt như thế này.

       Đến Dầu Dây, chàng lơ xe và tôi cùng xuống để bắt khách. Tôi phụ anh chàng lên hai bao hàng và một xe đạp. Tôi mua cho cô gái một bịch bánh bông lan và nhận được tiếng cảm ơn và nụ cười thật ngọt ngào. Tôi thấy lòng mình vui “như ngày tết”. Đường vắng xe nhưng hai bên người thì có lắm người. Họ đi lễ, đi thăm họ hàng, họ đi ăn tết. Tôi nhìn ngắm quan sát họ và tự nhủ,

“Bộ ta không phải cũng đi ăn tết như họ sao?”

Tôi cố nén cơn xúc động khi chợt nghĩ đến mẹ, chị và em tôi bằng cách hút một điếu thuốc nữa. Sau khi mời chàng lơ xe một điếu, tôi rất điệu nghệ, cùng mồi thuốc với hắn.

“Quê em ở đâu?” Tôi gợi chuyện để cố khoả lấp một khoảng trống rất to và xâu trong lòng tôi.

“Quê em ở Vị Thanh lận anh. Ba má em chết hết “gồi”. Em theo lên Sài Gòn đi xe với anh hai.”Hắn nói với giọng đặc chất Tây Nam bộ.

“Em học đến lớp mấy?”

 Tôi thấy tội nghiệp nó và muốn biết thêm về nó.

“Chưa hết lớp ba là em nghỉ “gồi”. Bom đạn, pháo kích hoài, học không “dô“ anh hai ơi?”

Nói xong nó liền hỏi lại tôi, “Anh hai học đến lớp mấy?”

Tôi là người hiếm khi nói dối, hiếm khi phịa chuyện, nhưng không hiểu sao lúc đó tôi lại lấp lững rất hay,

“Lý lịch nguỵ mà học hành gì em ơi! Làm lơ như em cũng sướng đó chứ?!” 

     Đến Định Quán, bà khách ngồi kế bên cô gái xuống xe và đon đả mời tôi ngồi vào chổ trống. Tôi tự nhiên như một người từng trải, hỏi chuyện và làm thân với  cô nàng- không đẹp lắm nhưng có cái răng khểnh rất dể thương.

“Em lên thăm ai trên này thế? Bao giờ em về?”

    Hằng kể với tôi vài điều tôi còn nhớ đến bây giờ. Cô ta lên thăm người bác họ- Ông Thịnh, gần ngả ba Đài Đức Mẹ trong đường hẻm bên hông nhà thờ. Mẹ nàng  tái giá sau khi nàng mất cha và nàng cũng mất luôn cơ hội tới trường. Hằng được Bác Thịnh - không có con gái- nhận nuôi. Hôm ấy là ngày đầu tiên nàng lên thăm và có thể ở lại luôn vì Bác ấy đang bệnh và cần người chăm sóc. Nàng có  cái gần giống tôi- là con nuôi. Nhưng tôi có cái mà nàng không thể nào có được, “tương lai do chính tôi tạo ra với một ít học vấn”.

   Hằng rất thích tôi vì nhiều lẻ. Tôi tế nhị, hơi hơi nịnh đầm- dân Thuỷ Lâm cũng mát tay lắm đấy, hiểu được tâm trạng của nàng và nhất là vì “tôi có thể về Bảo Lộc dạy học.”- theo lời tôi kể và cũng theo mong muốn của nàng. Tôi cũng thích cái tính cách của Hằng, hồn nhiên, chân thật và hết lòng. Tôi cho nàng biết về gia đình Má Chánh, rất gần nhà bác Thịnh, và tôi cũng kể cho Hằng nghe hết về tôi. Không ai trong chúng ta có thể hình dung được bao lâu và như thế nào ta yêu thích ai và tại sao! Tôi có thể làm thân với Hằng trong những ngày tới ở Bảo Lộc như nàng mong muốn. Nhưng tôi không cho phép mình tiến tới vì nhiều lý do khó nói.

    Ba Chánh vui mừng đón tôi như một khách quý. Bắt chặt tay tôi, ông kéo tôi luôn vào trong nhà. Ông kêu lên,

“Thành Xì lên chơi nè. Đứa nào lấy chả nóng lên đây coi.”

Tôi choáng ngộp vì sự đón tiếp của Ba Chánh người vốn trầm lặng ít nói. Tôi đưa tặng ông và cả nhà tờ báo xuân và mấy ổ bánh mì, trong lúc ba Chánh rót rượu và mở cây chả nóng thơm lừng ra mời tôi.

“Thành Xì lên ăn tết hỉ? Bửa mô về? Ông già vui quá hỉ? Nhậu với ba đi con!” Má Chánh cũng khiến tôi cảm thấy như chúng tôi đang ở chung một mái nhà với tình yêu thương, tha thứ, hiểu biết và quý trọng.

      Có vậy mới hay ở đâu cũng có niềm vui cả. Vấn đề là ta cảm nhận nó xâu sắc ở mức độ nào. Ở đâu ta cũng có thể cảm thấy hạnh phúc. Vấn đề là cái cảm giác hạnh phúc ấy thật ở mức độ nào. Trong chuyến lên Bảo Lộc lần đó, điều tôi học được thấm nhiều 10 hơn những gì các sinh viên khác có được trong giảng đường với những vị giáo sư giỏi. Vì bài học của tôi rất đổi là đời thường.

 

Rạch Giá Dec 28, 2015
Lương Ngọc Thành
 

                                                                                                    

PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 938659 visitors (2943396 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free