Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Mai một làng nghề..
1/2/2016

Ký Sự:
Mai một làng nghề vẻ tranh trên kiếng

 

                               Võ Thành Nghi  


 Nghi Vo

 

     Tỉnh An Giang cũng như  bao nhiêu tỉnh miền Tây Nam Bộ có rất nhiều làng nghề, nhưng nghề vẻ tranh trên kiếng chỉ có ở Chợ Bà Vệ, thuộc Chợ Mới huyện, An Giang tỉnh mà thôi.

     Làng nghề nầy không rải rác lác đác mà xuất hiện dầy đặc liền kề tạo thành một xóm, nhưng thuận ăn, hảo nói, nên rất thuận hòa nhà ai nấy ở, gạo ai nấy nấu, không cạnh tranh gai gắt mất tình đoàn kết như ở thị thành.

    Vẽ tranh kiếng nghĩa là vẽ trên tấm kính thành bức tranh với đủ màu sắc, thể loại như tranh núi non, tứ linh rồng phụng hoặc cảnh làng quê, tranh thờ tiên, đức Phật... để đem treo trang trọng trong nhà. Thuở ấy, chợ Bà Vệ nằm trên cù lao Ông Chưởng (H.Chợ Mới, An Giang) lúc nào cũng nhộn nhịp cảnh nhà nhà làm,người người mua bán tranh kiếng có đủ phương tiện vận chuyễn như xe Honda, ghe tàu...Dọc theo các ấp Long Thuận, Long Tân của xã Long Điền B lúc nào cũng tất bật bóng thợ đóng khuôn, thợ cắt kiếng, thợ sơn tranh. Vật liệu như gổ Thao Lao, nước sơn đủ màu sắc theo ý tưởng hình vẻ, do nghệ nhân đặc ra dựa theo đời sống xã hội hoặc tâm linh tôn giáo. Dưới con kinh, ghe xuồng nổ máy tành tạch chờ lấy tranh đi phân phối ở các vùng nông thôn khắp nước. Kẻ mua cũng như người bán rất hài hòa, hôm nay không đủ tiền thì qui ra lúa, đến mùa lúa chín thì đến thu tiền hay thu lúa cũng thuận tiện đôi đàng.

   Trong lần đi du lịch ở Huyện Thoại Sơn, Thầy Chây Kim Lang ngở ngàn những câu đối trên tranh kiếng như “ Cửu huyền thất tổ” hoặc chử viết cách tân, thư pháp những câu đối…không có trong sách vở.

   Còn Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt có hơn 44 năm làm tranh kiếng cho biết nghề xuất hiện ở vùng đất này cả 100 năm nay, bà là thế hệ thứ 3 của làng nghề truyền thống này. Bà kể, làm tranh thịnh hành nhất là sau năm 1980. Lúc đó, ngày thường đã nhộn nhịp nhưng cận tết thì tưng bừng vì nhà nào cũng cần treo tranh ảnh trang hoàng nhà cửa đón Tết cầu mong may mắn. Đa phần những nhà ở nông thôn vùng theo đạo PGHH nhà nào cũng có. Ông Nguyễn Thanh Hòa, sống bằng nghề tranh kiếng hơn 30 năm, cho biết vào thời hoàng kim, thợ thầy sống no ấm với nghề. Nhà này thấy nhà kia khấm khá nên nhảy vào mở tiệm bán tranh, vì thế có cả trăm hộ làm tranh, mỗi tiệm tranh tùy theo quy mô có từ 5 - 10 thợ. Bà Thu Nguyệt thì tự hào nghề làm tranh kiếng đòi hỏi thợ tách (là thợ chính tạo mẫu) tay nghề phải khéo và có trí tưởng tượng phong phú mới cho ra nhiều dòng tranh đặc sắc cũng như đáp ứng được yêu cầu của khách. Bà nói thợ tách như bà được trả công cao, bởi vẽ tranh kiếng phải từ phía sau mặt kính nên chi tiết nào vẽ sau phải vẽ trước. Vẽ xong, thợ lật tấm kính lại và các hình vẽ thành mặt chính của tranh. Còn thợ sơn công việc đơn giản hơn, chỉ ngồi tô vẽ các hình ảnh đã được vẽ lên tranh.

    Theo các thợ tranh, trước đây tranh kiếng thịnh hành vì các loại tranh nghệ thuật ít. Một căn nhà gỗ treo vài tấm tranh kiếng sẽ làm căn nhà tươi sáng, trang nghiêm hẳn lên, đặc biệt là bộ tranh kiếng đặt lên bàn thờ. Còn vùng thị thành, đô thị nhiều người không thích treo tranh kiếng vì cho rằng màu mè, nhìn “cải lương” quá. Nhưng thợ tranh không lo chuyện đó, bởi đưa tranh về vùng nông thôn không đủ bán thì cần chi thị thành. “Hai Lúa” rất khoái tranh nầy vì nhiều màu mè, khi ánh sáng rọi vào tranh nhà trở nên sáng sủa thêm lên, thích hợp cho nhà gổ nông thôn.Tranh kiếng thường được treo ở bàn thờ cúng, nên được lao chùi hằng ngày, nên luôn bóng láng, sạch sẽ bắt mắt.

    Bây giờ, bà Thu Nguyệt thở dài nói mới đó mà đã thành chuyện xưa. Hiện ở vùng nông thôn có khác, cũng kém chuộng tranh kiếng. Nhất là từ năm 2000 trở về sau, tranh kiếng ế ẩm, chủ buồn, thợ chán, vật giá gia tăng, bán buôn ế ẩm, lần hồi đóng cửa bỏ nghề. Đến nay làng tranh kiếng vang danh khắp vùng giờ còn lác đác vài người làm tranh kiếng. Chỉ đến những ngày cận tết mới có chút ít không khí làm tranh, rồi sau đó làng nghề lại yên ắng trầm lặng.

    Hiện nay, làng tranh lâm vào cảnh này phần nhiều do các chủ tiệm dùng công nghệ in tranh thay làm thủ công. Ngày xưa, làm mấy ngày mới xong một bộ tranh, còn  nay nhiều người tậu máy in lụa màu kéo lên trên tấm kính một ngày có thể làm ra mấy trăm bức. Do đó, thợ sơn tranh đang sống khỏe bỗng nhiên thất nghiệp, rồi thợ tách cũng dần dần bị công nghệ đẩy lùi vào quên lãng. Bà Thu Nguyệt nói ngày xưa làm tranh ít nên không đủ bán, từ ngày có máy in lụa màu trên tranh kiếng thì lượng tranh tung ra thị trường không tiêu thụ hết nên dội hàng, ế ẩm. Thấy thế, các chủ tiệm áp dụng nhiều mẫu mã mới trên tranh kiếng như tranh kiếng thư pháp, danh ngôn, lời hay ý đẹp... nhưng vẫn không được thị trường ưa chuộng.

    Vì quyết tâm giữ nghề, bà Thu Nguyệt vẫn còn làm tranh kiếng theo lối thủ công, tranh kiếng cẩn ốc xà cừ. Qua bàn tay nắn nót từng chút của người thợ, các hình vẽ có phần hồn, nét sơn hài hòa nên nhìn tranh sống động hơn so với tranh kiếng làm bằng công nghệ. Một mình vừa làm thợ tách, thợ sơn nên tùy theo khổ tranh lớn hay nhỏ phải mấy tuần bà Thu Nguyệt mới làm xong một bộ giao cho khách. Bà tâm sự, cũng may còn lượng người thích tranh kiếng truyền thống nên nhờ đó bà sống được với nghề. Tuy nhiên, hiện số người làm tranh thủ công như bà Thu Nguyệt chỉ đếm chưa hết đầu ngón tay và nguy cơ nghề này thất truyền là không tránh khỏi. Làm tranh kiếng đòi hỏi thợ phải có hoa tay và ngồi tỉ mỉ cả buổi với từng nét vẽ, nét sơn. Do đó, lớp trẻ hiếu động không thích cái nghề buồn chán này nên không chịu học, nên làng nghề nầy sẽ sớm mai một.

    Tranh kiếng Bà Vệ một thời nổi tiếng khắp miền Tây Nam bộ. Cứ cận Tết người ta hay mua tranh kiếng về treo trong nhà để cầu may là nét đẹp văn hóa một thời của người dân Nam Bộ.

Xuân sang 2016

     V.T.N



Image result for Vẻ tranh trên kiếng

Tranh thờ cúng











 

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1051038 visitors (3144072 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free