Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
1/2/2016

 

  

 

Khỉ Tinh Tinh (Chimpanzé) là một loài khỉ to con và rất khôn ngoan, sống từng bầy trong rừng rậm ở Châu Phi.

Xét về khía cạnh sinh học, thì chúng rất gần gũi với loài người.

Từ lối ba thập niên vừa qua, rất nhiều đoàn thám hiểm khoa học không ngại gian nan và nguy hiểm đã thường xuyên bám sát theo dõi loài động vật nầy, để nghiên cứu, để quan sát, để ghi nhận và để tìm hiểu xem bằng cách nào chúng có thể tự chữa trị lấy các bệnh trong thiên nhiên.

 

 

 

Khỉ chimpanzé

 

***

 

 

 

 

Video: Conférence de Sabrina Krief à Montreal 12 sept 2012(1.25 hr)

 http://www.youtube.com/watch?v=FYYn3pmCvQE

 

Bs Thú y Sabrina Krief

 

Sabrina Krief, vétérinaire, maitre de conférence au Muséum National d’Histoire Naturelle. Après une thèse et un post doc  sur le comportement alimentaire et la chimie des substances naturelles consommées par les chimpanzés, j’ai intégré en 2004 l’équipe d’Ecoanthropologie et d’Ethnobiologie du Muséum où mes travaux de recherche portent sur les chimpanzés , leur santé et les plantes qu’ils consomment.

 

Khỉ Chimpanzé (photo J.Michel Krief- Site Internet Dr S.Krief)

 

                  

 

 

                                  

Những ngành học mới

 

Tại Pháp, ngành dược vừa có thêm một chuyên ngành mới đó là Thú dược học (?) hay (zoopharmacognosie). 

Đây là một ngành chuyên nghiên cứu về các loại thực vật, cây cỏ mà thú rừng thường tìm để ăn, nhằm mục đích để tự chữa lấy bệnh tật của chúng.

Từ cả ngàn năm nay, con người vẫn thường dùng cỏ cây và các loài thực vật tìm được trong thiên nhiên để chữa bệnh. Có thể nói rằng phân nửa thuốc men mà chúng ta hiện đang sử dụng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và thực vật. Các nhà khoa học ước đoán có lối 500. 000 loài thực vật khác nhau trên quả đất, nhưng chỉ có vào khoảng ít hơn 10% đã được thí nghiệm về tính trị liệu mà thôi.

Ngày nay, các nhà khoa học rất quan tâm đến kho tàng thực vật vô cùng quý báu trong thiên nhiên. Chúng có ẩn chứa một tiềm năng trị liệu bất tận, nên cần phải được chúng ta quan tâm thêm hơn nữa.

Thông thường, để tìm những hoạt chất hiện diện trong các loài thực vật nghiên cứu, nhà khoa học đã áp dụng một trong ba phương pháp khác nhau sau đây:

 

1.     Hái tất cả các loài thực vật chưa biết đến mọc trong một cánh rừng nào đó. Tất cả các phần (rễ, thân, hoa, lá, trái của loài thảo mộc nầy sẽ được nhận diện và phân loại tại phòng thí nghiệm).

 

2.     Chỉ thu gặt những loài thực vật đã được biết đến từ trước về tính trị liệu. Ví dụ họ Rubiacée rất giàu chất alkaloide như Quinine dùng để trị bệnh sốt rét.

 

3.     Quan sát các bộ lạc bán khai sống trong rừng rậm để biết họ thường sử dụng các loài thực vật nào để chữa bệnh. Đây là ngành chủng dược học (?) hay Ethnopharmacologie.

 

Bà Sabrina Krief, Bs Thú y thuộc Muséum National d’ Histoire Naturelle de Paris là một nhà chuyên môn về loài khỉ đã nghĩ ra cách thứ tư để tìm thuốc trị bệnh trong thiên nhiên. Bs S.Krief không quản ngại nguy hiểm khó khăn đến sống tại khu rừng Kimbale, Ouganda thuộc Phi châu nơi có nhiều khỉ chimpanzé để có thể quan sát chúng một cách rõ ràng và chính xác hơn.

Từ 15 năm qua, các nhà khoa học đã thu thập được rất nhiều điều bổ ích và mới lạ trong sự tự chữa bệnh tật của loài khỉ chimpanzé. Họ đã nhận thấy hễ mỗi khi bị bệnh như sốt nóng hoặc tiêu chảy, v.v... loài khỉ biết đi tìm kiếm một loại thực vật rõ rệt nào đó để ăn, dù rằng đây không hẳn là loài cây mà chúng ăn thường ngày. Từ việc quan sát nầy, nhóm của Bs Sabrina Krief đã đoán rằng các loài thực vật trên có thể chứa những hoạt chất nào đó có tính năng trị liệu trong trường hợp bị sốt hay bị tiêu chảy. 

Cái gì tốt cho khỉ thì có thể cũng tốt cho chúng ta. Được biết trong kho tàng di thể của chúng ta có hơn 98% điểm tương đồng với kho tàng di thể của loài khỉ chimpanzé.

Sau khi quan sát khỉ ăn những loại thảo mộc gì, Bs Krief ghi chép cẩn thận những điều bà ta đã thấy được, đồng thời sau đó bà cũng tìm cách hái những loài thực vật nói trên và thu lượm phân và nước tiểu của khỉ để gởi về phòng thí nghiệm nghiên cứu thêm.

 

 

Nhận xét của Bác sĩ Sabrina Krief

                                  

 

Bác sĩ S. Krief nhận xét thấy những loài thảo mộc nào có tính năng chữa được bệnh tật đều được khỉ ăn rất ít để khỏi bị ngộ độc vì chúng thường có vị rất đắng và chát. Bác sĩ Krief đã thu lượm được trước sau 46 mẫu phân xuất phát từ thực vật mà khỉ đã ăn để trị bệnh.

Ngoài ra, khi so sánh đối chiếu thức ăn của khỉ chimpanzé vùng Kimbale với thức ăn của khỉ chimpanzé sống tại những khu rừng khác, bác sĩ Krief có nhận xét là cách dùng thực vật để trị bệnh của loài khỉ thay đổi tùy theo nơi chúng đang sinh sống.

Thí dụ, cùng bị một chứng bệnh chẳng hạn như tiêu chảy, thì khỉ chimpanzé vùng Kimbale thường tìm ăn vỏ cây Albizia grandibracteata để ăn trong khi khỉ của các vùng khác thì tìm ăn một loại thảo mộc khác để chữa bệnh mặc dù cây Albizia grandibracteata thấy mọc ở khắp mọi nơi và rất dễ tìm.

Bác sĩ S. Krief đi đến kết luận là nền văn hóa y học (culture médicale) của khỉ chimpanzé có tính địa phương và cục bộ.

 

Gia đình khỉ tại Miami Zoo, Fl. (NTC 2011)

 

 

Kết luận

 

Khảo cứu về khỉ chimpanzé đã dấy lên một số câu hỏi: 

Nền y học tiên khởi của loài người đã xuất hiện từ lúc nào?

Tổ tiên của nhân loại và loài khỉ có cùng chung một nền y học hay không?

Ai đã bắt chước ai?

Có thể nào khỉ và người bắt chước lẫn nhau hay không?

Chúng ta không thể nào có câu giải đáp chắc chắn được hết.

Đây là điều bí mật của tạo hóa./.

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

-         Josée Lapointe- La pharmacopée des chimpanzés

http://www.lapresse.ca/sciences/en-vrac/201209/20/01-4575760-la-pharmacopee-des-chimpanzes.php

-         Philippe Jost. Les chimpanzés ont il inventé la médecine?

         http://www.cles.com/enquetes/article/les-chimpanzes-ont-ils-invente-la-medecine/page/0/4

 

    - Véronique Barriel-Ces 1,4 % qui nous séparent des chimpanzés !These 1.4 % which separate the chimpanzees!

        http://www.erudit.org/revue/ms/2004/v20/n10/009330ar.html

       -Le Figaro-Médicaments : faut-il se fier aux chimpanzés?

http://sante.lefigaro.fr/actualite/2015/02/20/23424-medicaments-faut-il-se-fier-chimpanzes

 

 

 

Montreal

 

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1051087 visitors (3144128 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free