1/2/2016
Rất thú vị, hình ảnh đẹp
Tình cờ đọc lại một bài thơ thật xưa (Cô gái bán chim) thấy hay hay và vui tếu, phù hợp năm con khỉ 2016.
Tôi xin gửi đến quý vị đọc cho vui.
Xin mời các bác mua chim nhé.
Đi qua bắc Mỹ Thuận
Nhộn nhịp khách lữ hành
Cô em mời đon đả
“Ăn chim em đi anh"
Ha... Ha....Ha.
Những cô gái bán chim..!
Ngày xưa, khi chưa có cây cầu Mỹ Thuận, khách bộ hành muốn qua sông chỉ có cách duy nhất là qua phà Mỹ Thuận.
Sau này bến phà với bao nỗi thăng trầm không còn nữa, cây cầu đã sừng sững mọc lên nối những bờ vui.
Nhớ lại bến phà cũ, hẳn nhiều người còn nhớ hình ảnh những người bán hàng rong ở hai bên bờ sông ngày nào. Đặc biệt là hình ảnh các cô gái bán chim (tất nhiên, là… thực phẩm) với lời mời ngọt ngào: “ăn chim em đi anh”.
Bài thơ về các cô gái bán chim thời đó:
Đi qua bắc Mỹ Thuận
Nhộn nhịp khách lữ hành
Cô em mời đon đả
“Ăn chim em đi anh”
Nè, chim em mập lắm
Nè chim em ít lông
Chim em vừa mới lớn
Anh, ăn chim em không?
Chim em toàn những nạc
Chim em chẳng có xương
Anh sờ đi: toàn thịt
Lại to hơn chim thường
“Ừ, chim em bự lắm
Nhưng anh cũng… có rồi
Anh dừng lại xem thôi
Để anh đi, em nhé “
Xe chuyển bánh nhè nhẹ
Cô em còn ghé theo
Chim em, chim rất nhiều
Lần sau anh mua nhé
Nay qua sông Mỹ Thuận
Gặp cây cầu ước mơ
Thương cô em mười tám
Biết tìm đâu bây giờ?…
( Khuyết danh) Lê vă Khởi St
ĐÓN TIẾP ÂN NHÂN
Hai vợ chồng kia rất yêu thương nhau, sau 10 năm thử thách bà vẫn chưa có bầu. Cuối cùng ông đồng ý nhờ một người đàn ông khỏe đẹp để cấy giống.
Mọi chuyện đã sắp đặt, giờ hành sự đến, ông rời nhà, dặn vợ sẽ có người tới làm phận sự, bà cứ tự nhiên tiếp đại ân nhân.
......Đúng khi ấy, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình trẻ em dạo trong vùng, tới gõ cửa. Chủ và khách đều thuộc diện mau mồm miệng. Khách chưa kịp mở lời chủ đã vồn vã mời vào, bà nhanh nhẩu :
- Tôi biết ông là ai, đến đây làm gì, tôi đang chờ ông đây xin ông tự nhiên.
- Thật vậy sao, hôm nay tôi có chương trình giảm giá đặc biệt, sản phẩm trẻ em là chuyên nghề của tôi, bảo đảm không vừa ý không tính tiền bà.
- Thế tốt quá, đó là điều vợ chồng chúng tôi luôn mong muốn. Xin ông cho biết mình sẽ làm việc ở đâu ?
- Bà cứ yên tâm, theo kinh nghiệm của tôi, phải làm hai cái trong bồn tắm, trên bàn ăn, dưới bếp, sau đó có thể bò càng dưới sàn nhà.
- Trong bồn tắm ? Dưới sàn nhà ? Chồng tôi chưa bao giờ làm như thế, hèn gì…
- Thưa bà nghề chúng tôi không bảo đảm làm đâu trúng đó, tôi phải thử 5,7 kiểu, mỗi vị trí một hai cái, càng nhiều góc cạnh khác nhau càng hy vọng mang lại kết quả tốt.
- Chồng tôi xưa nay chỉ có một chỗ, làm hoài một kiểu hèn chi… Nếu vậy, xin ông làm liền, tôi nóng lòng lắm rồi.
- Thưa bà, nghề này không cho phép chúng tôi vội vã, mặc dầu chỉ cần 5, 10 phút, nhưng thiếu chuẩn bị kết quả sẽ không làm bà thỏa mãn.
- Phải rồi, chồng tôi không có kinh nghiệm, ông ấy vội vội vàng vàng, phụp một cái là xong,..... rồi đi rửa, hèn chi …
- Thưa bà, tôi không dám chê ông nhà, nhưng hành nghề như vậy hèn gì trong nhà bà không có một sản phẩm nào ra hồn.
- Phải rồi, chúng tôi cũng muốn có hình ảnh con cháu cho đỡ buồn.
Anh phó nhòm mở cặp lấy ra mấy tấm hình trẻ em. Chỉ một tấm chụp trong sân trường: - Thưa bà, cái này, chúng tôi làm việc ở sân trường.
- Ấy chết, ai lại làm ở nhà trường, không sợ cảnh sát sao ?
- Không sao, thưa bà, lúc làm cái này chúng tôi chuẩn sẵn từ ngoài, vào tới là phụp liền, cảnh sát cũng khoái đứng xem chúng tôi làm suốt buổi !
Phó nhòm đưa tấm hình khác chụp em bé sinh đôi:
- Cặp sinh đôi này thật là khó khăn, bà mẹ các cháu không giữ nổi, chúng tôi làm suốt ngày.
- Trời đất, làm gì mà giữ không nổi?
- Dạ phải, bà ấy luôn chân luôn tay, hai đứa không đứng yên một chỗ, đứa này vừa xáp vô là đứa kia đã ra, cứ thế, lăng xăng mãi, mệt quá, hai đứa vừa ngồi chụm lại, tôi phụp một cái, thật bất ngờ mà lại đẹp thế này. Rồi ông đưa tấm hình em bé khác chụp ngoài công viên:
- Bé này, thưa bà tôi đã mất 4 tiếng đồng hồ làm ngoài công viên, còn hư cả đồ nghề nữa.
- Ông nói sao ?
Làm tới 4 tiếng đồng hồ ? Còn hư cả đồ nghề nữa ?
- Dạ phải, thưa bà thằng nhỏ nhúc nhích quá, tôi phải chui vào bụi rậm, chỉ lòi đồ nghề ra, vì nặng, tôi phải để đồ nghề trên cái nạng, thằng nhỏ nhúc nhích sàng qua sàng lại lia chia, rung chuyển cả mặt đất, đồ nghề mất thăng bằng rơi xuống, đụng phải tảng đá làm tôi thót cả ruột gan.
- Thôi được, tôi đã xem sản phẩm của ông, mình bắt đầu được chưa, tôi cũng chịu hết nổi rồi.
- Thưa bà, xin bà năm phút, tôi ra xe lấy cái tripot, cái nạng để dựng đồ nghề.
- Trời ơi, đồ nghề của ông phải chống nạng hay sao ? - Thưa bà, cái cà nông của tôi vừa dài vừa nặng, tay tôi cầm không nổi....
Ấy… ấy…bà sao vậy?
Nghe tới đó, bà chủ nhà kinh hoàng, bủn rủn tay chân rồi ngã luôn xuống sàn nhà nằm sùi bọt mép....!!!
Nguyễn Trung Quân -St