Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Thầy..
1/2/2016
 
 


NGUYỄN THỊ MÂY


    Năm 1971, tôi thi đỗ vào trường Trung học Sư phạm Vĩnh Long. Thời điểm đó, thầy PHAN CÔNG MINH là hiệu trưởng. Và mãi đến giờ hình ảnh người thầy đáng kính vẫn in đậm trong trí nhớ tôi. Lời thầy dạy gây ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, thái độ, hành vi của tôi trong đời sống cũng như trong sự nghiệp trồng người.
    Hai năm học tập tại trường sư phạm là khoảng thời gian đẹp nhất tôi từng có. Nhà nghèo. Ở quê ra, tôi lọt vào nội trú nữ như lọt vào “thiên đường”. Ở đó không có bà ngoại và mẹ tôi, không có cặp mắt “Thám tử” của chị hai. Vậy là không ai kềm kẹp. Nhưng khi “Nhập cư” rồi tôi mới bật ngữa. Ở đó có thầy hiệu trưởng! Thầy như vị thánh giữ cửa thiên đường, không để kẻ xấu xâm nhập, vừa quản lý mấy trăm nam nữ giáo sinh tinh nghịch còn hơn quỷ. Thầy để ý từ trong ra ngoài, từ cây kim cho đến…quả địa cầu. Thầy tổ chức một hệ thống quản lý chặt chẽ để giúp “Những người thầy tương lai” không bị vẫn đục, kềm hãm dục vọng bất chợt của tuổi trẻ, dẫn dắt giáo sinh vào đường ngay, lẽ phải. Để khi đứng trên bục giảng chúng tôi ngẩng cao đầu tự hào về phẩm chất, đạo đức của mình.
    Thiên đường của tôi có ba tầng. Mỗi tầng có mấy chục phòng. Mỗi phòng được ngăn đôi bằng một vách ván và bốn cặp tủ đâu lưng vào nhau. Mỗi bên dành cho bốn giáo sinh gồm hai giáo sinh nhất niên và hai giáo sinh nhị niên. Thầy sắp xếp như vậy vì muốn “đàn chị” hướng dẫn , dìu dắt “đàn em” về học tập, sinh hoạt. Đôi khi, bọn tôi còn làm huốt …chức năng qua chuyện dòm ngó đời tư của nhau để méc với thầy. Nhờ vậy, đứa nào có người yêu hay yêu người thầy biết hết và kịp thời chận đứng sự bồng bột từ trong…thiên đường. Ngược lại, “đàn em” cũng giám sát ‘đàn chị” để méc với thầy. Nào là:” Có ghế mà mấy chị không ngồi học bài lại tót lên bàn”, “ Mấy chị mượn chén của nhà bếp mà không bao giờ trả” , “ Mấy chị ăn vụng mỗi tối”, “ Mấy chị sợ ma, rủ nhau hai người tắm chung một phòng”, “Mấy chị rút gòn trong tấm nệm để dồn vô …con gấu bông.” Mấy chị mở đèn thâu đêm để viết thư tình”
    Mỗi tầng , thầy phân công một cô giám thị và ngay cửa ra vào của nội trú có một phòng đối diện với phòng khách là phòng dành cho Tổng giám thị. Cô tổng luôn để mắt đến hành vi giao tiếp của giáo sinh. Lạng quạng, cô báo cáo với thầy.
    Trước những tình huống xấu, thầy rất bình tĩnh, ra lệnh:”Tối nay họp nội trú nữ !” Tôi không sao quên được những buổi họp vừa trang nghiêm vừa vui nhộn đó. Ý nghĩa cuộc họp mang tính chất giáo dục nhưng hình thức lại là một buổi:”Sum họp đầm ấm”. Trước tiên, thầy vui vẻ tuyên bố lý do. Đại khái như:”Hay tin các em ăn trong phòng ngủ, tắm trong phòng giặt, ngủ trong phòng bạn, liếc mắt đưa tình trong phòng khách v.v…nên thầy mời các em đến đây để hỏi tại sao. Tại sao các em không dùng đúng chức năng của từng loại? Có phải khi làm đảo lộn mọi thứ thì cuộc sống sẽ vui hơn?” Và, thầy thường kết thúc buổi họp bằng những câu:”Các em sắp là một người thầy. Hình ảnh thầy cô giáo trong mắt học trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, thầy mong các em sẽ là những con người biết tự làm đẹp đời mình, để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
    Nội trú có mấy trăm ô cửa sổ mở ra bốn phía nhưng tất cả cửa ra vào đều quay vào trung tâm. Có sáu giám thị , một tổng giám thị thay phiên canh giữ đám giáo sinh nữ vậy mà thầy vẫn chưa yên tâm. Đêm đêm, dù trăng thanh gió mát hay mưa dầm thầy vần đi vòng vòng bên ngoài. Nội trú chưa tắt đèn, thầy chưa về. mắt hướng về những ô cửa mở. Bọn tôi thường hay bảo nhau nếu có thể len vào giấc mơ của giáo sinh thì thầy cũng sẵn sàng để giữ gìn sự trong sáng cho những bậc làm thầy.
    Thầy còn giúp giáo sinh về mặt kinh tế. Thầy tổ chức Câu lạc bộ Chim Trời để bán đồ ăn sáng, cà phê, nước ngọt, chè đậu xanh, đậu đỏ bánh lọt…Những giáo sinh tham gia bán hàng sẽ được chia đều tiền lời. Những giáo sinh đến câu lạc bộ sẽ được ăn ngon với giá rẻ. Đôi bên đều có lợi. Tôi được thầy cho bán hàng nên suốt hai năm sư phạm tôi tự lo được chi phí sinh hoạt mà còn học được cách làm nhiều món ngon, cách quản lý kinh doanh.
    Tôi kính thầy như cha. Thầy đã tạo phương tiện cho tôi đạt mục đích và đã gieo vào lòng tôi biết bao điều tốt đẹp về đời sống và cách sống. Điều tôi ân hận nhất là từ ngày ra trường đến nay tôi chưa gặp lại thầy. Có lẽ bây giờ tóc thầy đã bạc phơ phơ!


Một góc trường xưa

 

 Một góc trường Sư Phạm tỉnh Vĩnh Long
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062394 visitors (3176199 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free