Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu

1/2/2016


Năm Mới Kể Chuyện Xưa:

 

 

 

 

 

Châu Phi có độ 922 triệu dân sống trong 61 lãnh thổ (2005) (1), gồm có hai phần lục địa với nền văn hóa xã hội khác biệt nhau. Đó là vùng Bắc Phi còn gọi là thế giới Á Rạp, theo Liên Hiệp Quốc bao gồm Morocco, Algeria, Lybia, Ai Cập, Sudan, Tunisia và Western Sahara có nền văn minh tiến bộ lâu đời; và vùng Phi Châu ở miền nam sa mạc Sahara[1], còn gọi là Lục Địa đen hay Châu Phi đen, với nền kinh tế phát triển còn chậm chạp so với các lục địa khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng như giới truyền thông quốc tế luôn gọi vùng đất thứ hai này là Châu Phi, một châu lục phát triển yếu kém của thế giới. Trái với định kiến của nhiều người, một số nước Châu Phi cận sa mạc Sahara ngày nay cũng có trình độ tiến bộ không kém các nước đang phát triển ở Châu Á. Cách nay 20 năm, các thành phố Nairobi của nước Kenya ở Đông Phi Châu, Abidjan của xứ Côte d’Ivoire và Lagos của nước Nigeria ở Tây Phi Châu là những thành phố lớn, có nhiều tòa nhà chọc trời không kém các thủ đô của nhiều nước Châu Âu, hơn hẳn thành phố Hà Nội và Sài Gòn vào thời kỳ đó. Tôi hết sức ngạc nhiên khi đến thăm viếng các nước này vào thập niên 1980s và nhận thấy sự phát triển kinh tế khá mạnh của họ, ngay cả thủ đô Freetown của nước Sierra Leone nhỏ, với độ 6 triệu dân ở miền Tây Phi Châu cũng có gần chục khách sạn 4-5 sao ở vùng cảng biển.

 

Thật vậy, đầu thập niên 1960s, sau thời kỳ thuộc địa, các nước thực dân Pháp, Anh và Bồ Đào Nha đã tranh đua nhau giúp một số nước thuộc địa của mình đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia. Ở Tây Phi, có nước Senegal, Côte d’Ivoire... thuộc khối Pháp; Ở Đông Phi có Kenya, Tanzania thuộc khối Anh; ở Đông Phi có Mozambique và Tây Phi có Angola thuộc khối Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, phần lớn sự phát triển thật sự chỉ ở các thành phố lớn, còn các vùng xa xôi thiếu hạ tầng cơ sở, người dân vẫn còn đời sống buôn bản nghèo nàn. Trong năm 2007, Liên Hiệp Quốc báo cáo Châu Phi có 39% dân chúng sống ở thành thị, Châu Á có 41% và các nước phát triển trên 70% (1). Rất tiếc sau thời kỳ phát triển đó của Châu Phi, sự bất ổn chính trị, các cuộc nội chiến và thù nghịch sắc tộc đã làm cho nhiều nước của lục địa này tiến bộ chậm lại hoặc ngừng hẳn, hoặc có nước bị thụt lùi (Angola, Guinea Bissau, Liberia, Sierra Leone, Chad...).

 

Trong những năm làm việc ở nước ngoài, tôi có dịp đi tham quan nhiều nước Châu Phi, nên có vài kỷ niệm khó quên, nhứt là trong buổi đầu khi đặt chân đến vùng đất này.

 

          Ngày ấy một mình ta rủi dong

Trái đất mòn chân đã mấy vòng

Ngửa mặt nhìn trời trời nhỏ hẹp

Quay về trần giới rộng mênh mông!

         

 

Cảm tưởng lần đầu tiên đến Phi Châu:

Hình 1: Công tác tư vấn ở Haute Volta, 7-8/1977
(Tác giả, nhân viên tòa Đại Sứ Pháp và Sở Hạt Giống)

 

 

 

Vào hè 1977, tôi thực hiện một chuyến công tác tư vấn cho USAID ở nước Haute Volta mà bây giờ gọi là Burkina Faso (độ 14 triệu dân) ở Tây Phi. Đó là chuyến đi đầu tiên đến lục địa Phi Châu với nhiệm vụ cố vấn kỹ thuật trong hai tháng để thiết lập một Phòng Hạt Giống tại nước này. Vào giữa tháng 6-1977, tôi bắt đầu chuyến đi xa với ít nhiều lo âu để đến vùng đất mới lạ bên kia quả địa cầu. Tôi phải lấy bốn chuyến bay mất khoảng 18 giờ trong 2 ngày để đi từ Sacramento đến New York, Paris rồi đến thành phố Dakar, thủ đô của nước Senegal để chờ đổi chuyến bay đi Ouagadougou, thủ đô của xứ Haute Volta.

 

Chặng đường đến Phi Châu trước hết là nước Senegal, nơi có một di tích lịch sử nổi tiếng thế giới là đảo Gorée (cách thủ đô Dakar 3 km biển) dành tập trung các người da đen Phi Châu để bán làm nô lệ trong thời kỳ Pháp thuộc (1711-1793) (2). Từ phi trường vào thành phố Dakar, tôi vừa hồi hộp vừa có một cảm giác buồn man mác của một người bỗng nhiên lưu lạc đến một nơi hoàn toàn xa lạ và mới mẻ. Tôi chỉ thấy toàn một màu đen di động đó đây, không có màu vàng hay trắng. Đi đến đâu cũng chỉ gặp toàn một màu da đen xám, đen mun như mình đang đi trong những buổi chiều tối nhá nhem, không đèn ngoài phố... Đêm về tôi cảm thấy thật cô đơn trong một khách sạn lớn ở trung tâm Thủ đô nên chẳng buồn xuống phố. Đến mấy hôm sau, tình huống xúc cảm đó không còn nữa, tôi bắt đầu thấy mình là một thành phần nào đó của bản xứ khi ra phố và có thể phân biệt được những nét đẹp tự nhiên của người bản địa.

 

Em, người con gái nước da đen

Đôi mắt mới nhìn đã thấy quen…

 

Trong một tuần lễ ở lại Dakar do phi trường đình công, tôi có dịp gặp Ông Huỳnh Văn Lang mở nhà hàng Việt Nam, G.S. Tôn Thất Trình và anh T.S. Lê Nguyên Khôi đang làm việc tại xứ này. Sau đó, tôi đáp chuyến bay đến Thủ đô Ouagadougou của xứ Haute Volta. Bấy giờ tôi không còn cảm giác “lạc loài” ở Dakar nữa, mà lòng háo hức cho một công việc mới sắp tới và sự xúc tiếp với những người Phi có nền văn hóa khác biệt. Họ cũng như những dân tộc khác, hiền hòa, cởi mở và dễ giao thiệp. Họ có lòng nễ trọng người Á Châu. Trong chuyến công tác này, tôi có nhiệm vụ thiết lập, trang bị một Phòng Hạt Giống ở vùng ngoại ô của thủ đô (Zone du Bois), soạn thảo các tài liệu hướng dẫn làm công tác thử nghiệm hạt giống như độ nẩy mầm, độ thuần, chất lạ, ẩm độ, phân biệt, xếp hạng hạt giống, v.v., và tập huấn cho những người điều khiển và sử dụng Phòng Hạt Giống sau này. Chính phủ Haute Volta đã đặt tầm quan trọng rất cao cho khâu sản xuất hạt giống, vì hạt giống tốt đạt tiêu chuẩn có thể đóng góp đến 15% năng suất hoa màu. Sau đó vài năm, Phòng Hạt Giống này đã trở thành Sở Hạt Giống Quốc Gia.

 

          Xứ Haute Volta là một trong 28 nước nghèo nhứt thế giới, được độc lập từ Pháp vào năm 1960 và có 60 sắc tộc, trong đó người Mossi chiếm gần 40%, sau đó là người Bobo, Mandé, Lobi, Fulani, Gourounsi, và Senufo. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp, bên cạnh còn có Moré, Dioula… Xứ này nhỏ nằm trong lục địa thuộc vùng có khí hậu nóng, gần sa mạc Sahara ít mưa, có diện tích 274.200 km2 (2,3). Xứ tiếp giáp với Mali ở phía bắc và tây; 4 nước Côte d’Ivoire, Ghana, Togo và Bénin ở phía nam; và Niger ở phía đông. Trong năm 2006, dân số độ 14,4 triệu người, mà 92% là thành phần nông nghiệp, lợi tức mỗi đầu người là 440 Mỹ kim (4). Ở đây tôi còn gặp nhiều người địa phương, ngay cả trẻ con có gương mặt bị rạch cắt ở hai bên má và trán do hủ tục để lại. Ở Việt Nam trong thời Pháp thuộc, tôi đã thấy nhiều lính lê dương[2] mặt gạch, được gọi là “lính mặt gạch” đến từ vùng Tây Phi trong các chiến dịch bố ráp tại quê tôi. Ông L. Siry, người Burkinabé, một quan chức cấp cao FAO làm việc ở Rome, trên gương mặt ông ta vẫn còn hiện ra vài vết gạch ở hai bên má.

 

Banfora là một vùng nông nghiệp trù phú nhứt ở phía Tây Nam xứ Haute Volta, nhờ vũ lượng hàng năm cao đến 1.200 mm so với các vùng đất còn lại. Vùng này có tục lệ giới tính kỳ lạ, nổi tiếng trong nước và các vùng phụ cận. Theo tục lệ Banfora, người đàn bà rất đảm đương, chịu khó làm việc ngoài đồng ruộng để nuôi gia đình, trong khi người đàn ông thường sống nhàn nhã! Phần lớn người đàn bà làm việc dưới ruộng nước sâu trong khi đàn ông lo rẫy nương đất gò. Đàn ông phụ trách các ruộng tưới tiêu có lợi tức cao, còn đàn bà chăm lo làm ruộng nhờ nước trời, vất vả hơn! Vì thế, đàn ông ở các nơi khác thường đến Banfora cưới vợ đem về làm việc gia đình.

 

Năm 1982-84, tôi trở lại làm việc cho cơ quan FAO ở Bobo Dioulasso, một thành phố lớn thứ hai, cũng là cố đô của Haute Volta, cách thủ đô 350 km về phía tây nam. Tôi đã chứng kiến một trường hợp không bao giờ quên được, khi quen biết với gia đình Ông Bà “Peryssac”, người Pháp có vợ Việt, chủ của một công ty vật liệu kiến trúc Peryssac. Tôi thỉnh thoảng đi chơi chung với gia đình Ông bà ở ngoại ô hoặc các thắng cảnh của vùng và thấy Ông Peryssac hút thuốc lá liên tục, từ điếu này đến điếu khác. Một hôm, tôi hỏi ông không lo cho sức khoẻ của mình sao, Ông ta cười trả lời: “Tôi đã hút thuốc như thế này hơn 30 năm rồi từ lúc còn ở Việt Nam, đâu có sao!” Thế rồi, vài tháng sau trong một bữa ăn tối tại nhà Ông với nhiều bạn bè, Ông ho một chập rồi gụt đầu trên bàn. Gia đình đưa Ông về Pháp chữa trị, nhưng 6 tháng sau ông qua đời vì bệnh ung thư phổi.

 
Hình 2: lúa rẫy ở Haute Volta

 

 

Làm việc ở xứ Mali năm 1981:

Quốc gia Mali trước kia là một đế quốc rộng lớn của vùng cận sa mạc Tây Phi, với hai thành phố Djenné và Timbuktu nổi tiếng về thương mại và văn hóa vào thế kỷ 14; nhưng rồi suy tàn, bị đế quốc Songhai xâm chiếm và cuối cùng bị Pháp cai trị từ 1800s, được trả độc lập năm 1959. Nước này nằm trong lục địa thuộc vùng Sahel (nóng, gần sa mạc), có diện tích 1,2 triệu km2, mà phần lớn là sa mạc ở phía đông bắc, với đồng cỏ và vùng nóng ẩm savanna ở phía nam. Mali có dân số 14 triệu người và lợi tức mỗi đầu người là 440 Mỹ kim trong 2006. Xứ Mali có nhiều sắc tộc, như Bambara (36%), Soninké, Khassonké, Malinké, Mandé, Peul, Voltaic, Songhai… Độ 80% dân Mali nói chuyện với nhau bằng tiếng Bambara (5, 6 và 7). Tiếng Pháp là sinh ngữ chính thức của quốc gia.

 

Mali cũng có mỏ vàng, uranium, sét Kaolin, muối, phosphate, vôi. Ngoài ra, nông dân còn trồng lúa, kê, bắp, rau cải, thuốc lá, bông vải, cây ăn trái, nuôi gia cầm… Người Mali ở thành thị có nền văn minh cao, nhưng ở các vùng xa và gần sa mạc còn chậm tiến.

 

Tôi làm việc cho một dự án phát triển nông nghiệp ở Vùng Gao, thành phố lớn thứ hai của nước. USAID cấp cho tôi một căn nhà rộng, với đầy đủ tiện nghi, gồm cả máy phát điện phòng khi cúp điện. Vùng này ở phía đông bắc của thủ đô Bamako, tiếp giáp sa mạc Sahara, cho nên ban ngày rất nóng đến 40-45oC, nhưng ban đêm mát hơn độ 24-25oC. Thỉnh thoảng, khi trời quá nóng bức tôi ngủ trên sân thượng có giăng mùng để tránh muỗi. Đi ra khỏi thành phố Gao vài chục cây số, cánh đồng sa mạc cát vàng trải dài trùng điệp tiếp nối sa mạc Sahara, chúng tôi có thể gặp nhiều hưu cao cổ giraffe đang ăn lá keo ven đường lộ hướng về xứ Niger. Ở vùng này cũng thường có những trận bão cát mịt mù đến bất chợt từ một góc trời và theo sau bão cát là một trận mưa to và ngắn. Khi gặp bão cát, chúng tôi không còn thấy gì cả ở trước mặt, dù bầu trời không bị che tối hẳn. Vùng Gao có vũ lượng hàng năm chỉ 200 mm mà thôi, đời sống con người và cây cối trở nên khô cằn muôn thuở. Thật vậy, vùng đất cát này không có một ngọn cỏ xanh!

 

Trời mênh mông cát trải mênh mông

Người ở đâu cát sỏi đồng không?

Buồn muôn thuở kiếp thân đà điểu

Giọt nước trời khát khao đói thiếu

Tự lúc nào chờ đợi ngóng mưa!

         

 

          Những lần đi công tác địa phương với người bản xứ, tôi thường dùng cơm chung với họ. Bữa ăn được dọn ra giữa bàn: một thau cơm lớn, một nồi thức ăn nấu với thịt trừu hoặc bò, cá và một thau nước lạnh cùng một chiếc khăn lau tay để gần đó. Một người rửa tay trước trong thau nước, rồi đem nồi thức ăn đổ tất cả vào thau cơm trắng. Anh dùng hai bàn tay trộn đều cơm với thức ăn và nước sauce xong, mời khách ngồi xung quanh bắt đầu dùng tay (sau khi rửa trong một thau nước) bóc thức ăn trong thau cơm trước mặt mình. Riêng tôi thường được họ cho một cái muỗng để ăn.

 

Trong một chuyến đi công tác địa phương xa, tôi mang theo một bình nước uống cho riêng mình để lại trong xe, nhưng đến khi khát nước tôi nhận ra ai đó đã uống hết rồi. Nắng lên cao, sức nóng sa mạc ngày càng nhiều, tôi chịu không nỗi cơn khát nước nữa, nên phải tìm đến một vũng sâu gần đó để lấy nước, bỏ vào một viên iodine, lắc đều rồi uống từng hớp một. Đó là một trong những phương pháp xử lý cho cách sống còn trong cẩm nang dành cho những người đi làm việc tại các nước chậm phát triển. Ở vùng Gao trời nóng bức, mỗi ngày tôi phải uống ít nhứt 6 lít nước! Nước uống lấy từ giếng sâu, nếu cạn vào mùa khô, lấy nước từ sông Niger mang về nấu chín và lọc lại trước khi uống.

 

          Những chuyến đi khứ hồi từ thủ đô Bamako đến vùng Gao thật vất vả. Đi bằng máy bay tôi sợ rủi ro, đi đường bộ lắm nhiêu khê! Một hôm, tôi lấy chuyến bay từ Gao về Bamako phải trễ mất hơn 2 giờ lúc khởi hành, vì máy bay không đủ xăng để bay trở lại thủ đô nên phi công phải đi tìm mua xăng ở ngoài phố!? Từ đó mỗi lần đi công tác, tôi chỉ đi đường bộ mà thôi dù chịu nhiều khổ cực. Người ta thường gọi Air Mali là Air “Male” (đọc theo tiếng Anh, nhưng có nghĩa là “Máy bay đau yếu” của tiếng Pháp), nhưng rất may từ thập niên 1980s tới nay Air Mali chưa hề có tai nạn chết người. Quãng đường từ Bamako đến Gao độ 1.000 cây số, nhưng chỉ có 300 cây số từ Bamako là đường tráng nhựa, quãng còn lại là con đường đất đỏ và phần lớn là đường mòn xuyên qua những cánh đồng savanna khô cằn bát ngát (1981). Mỗi chuyến đi như thế phải mất 2 ngày và một đêm (ngủ ở Mopti). Tài xế phải là người quen thuộc vùng này mới có thể đến nơi đúng ngày giờ.

 

Trong một chuyến đi từ Bamako lên vùng Gao, vì muốn tranh thủ đến Gao sớm, chúng tôi khởi hành từ Bamako lúc sáng sớm trên chiếc xe Toyota LandCruiser và ăn trưa ở Mopti. Đến đêm, bầu trời hôm ấy chỉ có các vì sao, thế mà tài xế vẫn lái xe chạy tài tình, với tốc độ khoảng 60-70 km/giờ giữa cánh đồng rộng mênh mông, không có nhà cửa. Độ gần nửa đêm, đến một xóm nhỏ có đèn leo lét, chúng tôi ngừng lại để tìm “quán ăn”, nhưng không còn nhà nào mở cửa. Tài xế đi thương lượng với một gia đình, họ đồng ý nấu cho chúng tôi bữa ăn tối. Phải chờ hơn một giờ mới có bữa ăn với cơm trắng và gà nướng. Nhưng tôi không thể ăn được vì cơm có lẫn lộn nhiều hạt cát, đành chỉ dùng một ít thịt gà nướng cho đỡ đói; còn những người đồng hành vẫn ăn ngon lành. Chuyến hành trình lại tiếp tục. Bỗng trước mắt xuất hiện những đóm sáng nhỏ, đó là ánh mắt của vài con nai, tài xế cứ tiếp tục chạy xe thẳng về hướng các đóm sáng đó và đụng vào một con nai chết tại chỗ. Anh ta và vài người bạn đồng hành khuân nai bỏ vào xe rồi tiếp tục chạy. Đến sáng sớm hôm sau chúng tôi mới đến thành phố Gao, với thân xác mệt mỏi và quần áo, đầu tóc nhuộm đỏ màu...

 

“Hôtel Vietnam” miền quê xứ Guinea:

Năm 1992, tôi cùng một phái đoàn đi kiểm tra thường xuyên một dự án phát triển FAO ở thung lũng sông Banié ở miền Tây nước Guinea. Nước Tây Phi này có độ 9 triệu dân và mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 250.000 tấn gạo. Gạo là thức ăn chính của dân tộc Guinea với khẩu phần hàng năm độ 150 kg gần tương đương với dân Việt Nam. Một phái đoàn gồm hai chiếc xe với 8 người gồm cả tài xế khởi hành từ thủ đô Conakry lúc 7 giờ sáng và dự kiến đến thung lũng Banié vào khoảng 6-7 giờ tối trên lộ trình đồi núi quanh co dài 500 km. Chúng tôi đang đi khoảng nửa đường, chợt thấy một ngôi nhà trệt có bảng hiệu “Hôtel Vietnam” trong một xóm độ vài chục căn nhà bên vệ đường.  Hết sức ngạc nhiên và mừng rỡ, tôi yêu cầu tài xế ngừng xe và quay trở lại để viếng khách sạn này đồng thời nghỉ giải lao và mong gặp một vài người Việt ở miền hoang dã này.

 

Đây là một “khách sạn” có “nhà hàng” nhỏ với một dãy nhà phía sau có lẽ là phòng trọ. Trong nhà hàng có một quầy bán ít hàng tạp hóa ở phía trước và 4 cái bàn rộng, dài và thấp được xếp đặt không thứ tự bên trong. Khi chúng tôi đến đây vào lúc giữa trưa nên vắng khách. Tôi không thấy một người VN nào mà chỉ có một chị Phi Châu tuổi độ 30-35 có nước da “ngâm ngâm” và 2 em bé đang chơi đùa trên nền gạch. Tôi hiếu kỳ hỏi chị: “Thưa Bà, khách sạn này có phải do người VN làm chủ chăng?” Chị trả lời: “Vâng! nhà này là của Mẹ tôi. Bà là người Việt Nam và cũng có một nhà hàng lớn hơn ở thành phố Conakry”. Chị Jacqueline là một trong 3 người con của một người đàn bà VN có chồng người Guinea khi ông này đi lính “Lê dương” viễn chinh cho Pháp ở VN trong thời thuộc địa khoảng đầu thập niên 1950s. Sau khi tiếp đãi chúng tôi, Chị bắt đầu mở cassette với những bản nhạc VN xưa như Sơn Nữ Ca, Thiên Thai... và bảo rằng Chị thích nghe nhạc Việt lắm. Chị rất thân thiện, đến ngồi bên tôi và cứ hỏi mãi về xứ VN bây giờ ra sao mà dường như từ lâu chị không nhận được nguồn thông tin nào. Chị cũng bảo rằng chị sẽ đi thăm quê Mẹ một lần cho biết. Tôi không biết chị đã thực hiện được ước nguyện nhỏ này chưa. Bấy giờ, tôi cảm thấy một  niềm vui không nhỏ trong chuyến công tác ở vùng châu Phi xa tít. Có đi làm xa ở ngoại quốc, các bạn mới thấy niềm vui mừng và quí trọng khi gặp một người cùng quê hương như thế này! Chị Jacqueline nhất định không cho tôi trả chi phí cho buổi ăn trưa của phái đoàn... Lòng hiếu khách của Chị cứ theo tôi mãi cho đến hết chuyến công tác gập ghềnh đồi núi. 

 

Trong thời gian đi công tác ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, đặc biệt ở Burkina Faso, Mali, Côte d’Ivoire, Guinea, Niger, Mauritania, Madagascar..., tôi thường gặp nhiều người đàn bà Việt Nam lưu lạc xứ người lâu năm như trường hợp Má của chị Jacqueline. Họ là vợ của những người lính lê dương, đã theo chồng khi những người này trở về nước. Phần nhiều những người đàn bà nầy ly dị chồng sau ít năm đến châu Phi sinh sống, vì họ không thể chấp nhận chế độ đa thê của người theo Hồi giáo ở đây. Họ đa số chuyên sống với nghề làm nhà hàng ở các thành phố lớn, thuộc thành phần trung lưu và thường cho con em đi du học ở Pháp. 

 

Các chuyến công tác ở Rwanda và Burundi:

Hai nước này trước kia là vương quốc Ruanda-urundi bị Đức đô hộ từ 1884-1916, sau đó Bỉ cai trị từ 1916 đến 1960. Từ 1961, vương quốc này bị phân đôi thành Rwanda và Burundi vì phân hóa xã hội và lý do sắc tộc. Hai nước này tương đối nhỏ, đông dân, nằm trong nội địa Trung Phi, trên những dãy đồi cao và thung lũng. Nước Rwanda có độ 10,1 triệu dân và Burundi có 7,5 triệu dân (8). Thức ăn căn bản của họ là chuối nấu, cũng giống như cơm của ngưới Á Châu, sau đó là đậu petit pois, đậu nành, rau cải, thịt cá.... Tuy nhiên, dân thành thị vẫn thích cơm và bánh mì hơn. Hai nước láng giềng này có hai Bộ Tộc luôn mâu thuẩn nhau: Rwanda có đa số Bộ Tộc TutsiBurundi có đa số Bộ Tộc Hutu. Thường nhóm thiểu số lại nắm chính quyền, nên hay gây ra các cuộc diệt chủng tập thể đáng sợ ở cả hai nước. Vào năm 1994, tại Rwanda có độ 800.000 người Tutsi bị giết bởi người Hutu, sau khi máy bay Tổng Thống Hutu Juvénal Habyarimana (1937 - 1994) bị quân nổi loạn Tutsi bắn hạ (9,10).

 

          Ở Burundi, Bộ Tộc Hutu chiếm hơn 80% dân số, nhưng Tổng Thống Michel Micombero là người Tutsi (độ 16%) nên có cuộc thảm sát tập thể khoảng 200.000 người Hutu bởi người Tutsi vào năm 1972. Năm 1993, Ông Melchior Ndadaye, người Hutu đắc cử Tổng Thống lần đầu tiên, nhưng chỉ ít tháng sau Ông bị ám sát, nên thành phần lãnh đạo Hutu tổ chức trả thù, giết tập thể độ 400.000 người Tutsi (11 và 12).

 

          Do đó, khi đi công tác ở hai nước này, chúng tôi phải thận trọng khi giao tiếp với chính quyền địa phương, tránh việc công tác ở xứ này lại nói về xứ kia, mặc dù hai nước có nhiều vấn đề phát triển nông nghiệp giống nhau. Năm 1982, lúc đang làm việc cho một dự án FAO ở Haute Volta, tôi được mời đi công tác chung với Ông Marcel Juton, chuyên gia tưới tiêu Pháp ở Rwanda trong 10 ngày, nhằm nghiên cứu xây dựng dự án phát triển lúa gạo tại nước này. Thủ đô của Rwanda là Kigali, nơi có có anh T.S. Châu Tâm Luân đang làm việc cho Cơ Quan Lao Động Quốc tế (ILO). Chúng tôi cũng đã gặp G.S. Thái Công Tụng đang làm cố vấn cho một dự án phát triển nông nghiệp Canada ở Mutura, phía Bắc Rwanda. Từ thủ đô Kigali đến Mutura, chúng tôi phải vượt đường bộ và mất hơn một ngày đường vất vả mới đến nơi. Trên đường đi, xe chúng tôi phải chạy xuyên qua những khu rừng nhiệt đới thiên nhiên, ngay cả vượt qua các con suối cạn gập ghềnh và có dịp ghé thăm một nơi có nhiều thú dã nhân Gorilla đang sinh sống. Lần đầu tiên chúng tôi thấy tận mắt một gia đình gorilla qua các bụi cây thấp, trông chúng rất hiền từ, dễ thương, qua những cử chỉ mẹ cha đùa giỡn với các con và có những đôi mắt từ xa nhìn người lạ với dáng dấp như lo lắng... Tôi muốn ở lại khu này lâu hơn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, nhưng thời gian không cho phép.

 

          Tại nước Burundi, lúa được trồng trên cả các đồi núi và thung lũng ở độ cao đến 2000 m. Dự án của FAO giúp nước này phát triển ngành trồng lúa trên vùng cao từ 600 m trở lên, trong các thung lũng hay các đầm nước bỏ hoang vào mùa mưa. Thường nông dân chỉ trồng một vụ vào mùa nắng với các loại rau cải, đậu nành, đậu petit pois, bắp… Vì vậy, chính phủ Burundi muốn phát triển trồng lúa ở các nơi này vào mùa mưa và cũng là mùa lạnh sắp đến. Do đó, các giống lúa phải chịu lạnh, kháng bệnh cháy lá và chịu đựng đất có nhiều chất hữu cơ. Để khai thác loại lúa này, dự án phải thực hiện 2 công tác chính: (i) xây dựng hệ thống dẫn thoát thủy trong các đầm và thung lũng, và (ii) thử nghiệm các giống lúa chịu lạnh du nhập từ Vân Nam (Yunnan ở Trung Quốc), Nepal, Madagascar và Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI). Khoảng 10 năm sau, 10.000 ha lúa được trồng trên vùng đất cao này. Khi trở lại thăm dự án FAO lần thứ hai, tôi được biết anh Quản lý dự án người địa phương đang làm Bộ Trưởng Canh Nông của xứ này. Tại thủ đô Bujumbura, tôi gặp lại anh chị Kurt Fulller (trước kia cùng làm chung ở xứ Mali) và vợ Sharon, anh chị T.S. Nguyễn Hoàng Sơn, Ông Ford và chị Lana làm việc cho USAID, Burundi. Trong các chuyến công tác tại xứ này, tôi lo âu nhứt mỗi khi ngồi trên xe đi và về giữa Thủ Đô và dự án FAO, vì phải vượt qua các đoạn đường núi đèo quanh co độ 20 km rất nguy hiểm, mà cách đó không lâu một chuyên gia FAO đã bỏ mình do tai nạn xe rơi xuống vực sâu.

 

Chuyến thăm viếng xứ Mozambique:

Nước Mozambique thuộc miền Đông Phi Châu, nằm ven biển Ấn Độ Dương, với dân số khoảng 19,8 triệu người trong 2005. Trước kia Mozambique là một nước tương đối giàu có, thủ đô Maputo khá rộng lớn với nhiều cao ốc, bị xứ Bồ Đào Nha đô hộ đến 1974 và giành được độc lập từ 1975. Sau đó quốc gia này rơi vào nội chiến đến 1992 mới chấm dứt, nhờ sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc (13,14). Vào cuối thập niên 1980s, tôi đi công tác theo dõi một dự án sản xuất lúa ở Chokwe, Mozambique, nơi đây có một chuyên gia FAO là Ông F. Macapuguay, người Philippines đang làm việc. Ông là một cựu huấn luyện viên của Viện Lúa IRRI mà tôi đã gặp vào năm 1970 ở Philippines. Chúng tôi đi bằng máy bay thăm viếng miền bắc Mozambique, nơi này có những cánh đồng rộng lớn rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nhưng lại thiếu hệ thống dẫn thủy nhập điền, nên việc khai thác bị giới hạn rất nhiều.

 

Hôm sau, chúng tôi đi thăm Chokwe cũng bằng máy bay, dù nơi này chỉ cách thủ đô Maputo độ 200 cây số, vì lý do an ninh. Từ 4 giờ chiều về đêm, ngoại ô Maputo trở nên vắng vẻ và nguy hiểm. Chokwe là vùng nông nghiệp cơ giới hóa và tưới tiêu, chủ yếu trồng lúa và bắp với diện tích độ 40.000 ha, nhưng chỉ còn 20.000 ha đang được khai thác. Phần lớn ngành trồng lúa hoàn toàn cơ giới như Âu Mỹ, từ làm đất, gieo sạ đến thu hoạch, tồn trữ và xay chà, nhưng đang ở trong tình trạng xuống cấp vì thiếu bảo quản do cuộc nội chiến lâu dài gây ra. Diện tích đất hiện khai thác chỉ còn phân nửa khả năng nông nghiệp của vùng. Sau khi đi viếng vài nông trại và tiếp xúc chính quyền địa phương, chúng tôi trở về tạm trú nhà của Ông Macapuguay nằm ven một con sông khá lớn. Mặc dù được biết nơi này trước đây đã một lần bị phiến quân tấn công, tôi vẫn lo sợ thật nhiều khi nghe tiếng súng nổ dòn tan bên kia sông vào giữa đêm. Đêm ấy, chúng tôi ngủ chập chờn trên nền gạch cạnh góc tường. Đến sáng mai, tôi không còn nghe tiếng súng và Ông Macapugay lo thu xếp để chúng tôi trở lại Maputo trong chuyến bay sớm nhứt. Tại Maputo, tôi gặp một phái bộ Việt Nam gồm 3 người đang làm công tác tư vấn nông nghiệp dài hạn tại Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp của nước này. Họ đưa tôi về thăm chỗ ở và cho biết đã 3-4 tháng rồi không được lãnh lương từ chính phủ Mozambique nên đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

 

Nước Sierra Leone sau nội chiến:

 

 


Hình 3:
Con đường từ Kenema đến Huyện Kailahun (Wikipedia)

 

Trong tháng 6-2002, tôi được Cơ Quan FAO chỉ định thực hiện một chuyến công tác về hoạch định một chương trình phát triển lúa gạo trong thời hậu chiến tại nước Sierra Leone (Lion Mountains), theo lời yêu cầu của Tổng Thống Ahmad Tejan Kabbah. Sierra Leone là một quốc gia nhỏ ở Tây Phi Châu, với dân số độ 6,1 triệu người trong 2007 trên diện tích chỉ 71.740 km2. Dân tộc Leone gồm các nhóm dân nô lệ ở Mỹ và nhứt là Anh Quốc bỏ trốn đến nước này lập nghiệp và cả người Phi Châu bản xứ.

 

Đây là một trong những quốc gia giàu có của Tây Phi với nhiều mỏ kim cương nổi tiếng thế giới ở Tỉnh Đông (phía đông của thủ đô Freetown); nhưng nội chiến nhiều năm đã làm cho xứ sở kiệt quệ. Nước này có trường đại học Fourah Bay College, một trường Đại học lâu đời nhứt của Tây Phi, thành lập năm 1827 dành cho các nước thuộc địa Anh khác trong vùng. Freetown là thủ đô của Sierra Leone nằm trên một cảng biển lớn thứ ba trên thế giới, trước kia là thuộc địa của Anh Quốc từ 1808. Đến 1961, cả nước được độc lập, nhưng bị tình hình bất ổn của nước láng giềng Liberia lôi cuốn trong 2 thập niên, sau cùng Sierra Leone bị nội chiến khốc liệt từ 1991 và chấm dứt trong 2000, nhờ Liên Hiệp Quốc do Nigeria lãnh đạo can thiệp. Cuộc nội chiến này làm thiệt mạng độ nửa triệu người và hơn 1,5 triệu người di cư. Cuộc nội chiến còn hủy diệt tất cả hạ tầng cơ sở tại nhiều nơi. Về nông nghiệp, các cơ sở hoạt động ở cấp địa phương như ty Nông Nghiệp, trung tâm hạt giống, kho nông cơ nông cụ, kho phân hóa học, thuốc sát trùng… hầu như bị tàn phá hoặc cướp bóc (15, 16).

 

 


Hình 4:
Koindu, Huyện Kailahun sau nội chiến 1991-2000

(Wikipedia)

 

Tôi thi hành công tác tại quốc gia này từ 3 đến 10-6-2002. Sau khi gặp Ông M.B Farah, Đại diện FAO ở Freetown, tôi được hướng dẫn đến Bộ Nông Nghiệp và An Ninh Lương Thực để hội kiến với Ông Bộ Trưởng S.S. Mondeh, một chuyên gia lúa gạo và cũng là bạn lâu năm của tôi. Sau đó, Tổng Thống Ahmad Tejan Kabbah tiếp kiến tôi trong một giờ, với sự hiện diện của Đại diện FAO và Bộ Trưởng Mondeh. Tổng Thống Kabbah nói về chánh sách của Ông tuyên bố chiến tranh chống “đói khát và nghèo khó” và nhứt quyết “Không để bất cứ người dân Sierra Leone nào đi ngủ  bụng đói”. Ông yêu cầu FAO hỗ trợ kỹ thuật trong lãnh vực lúa gạo để nước Sierra Leone trở thành một nước xuất khẩu ở Tây Phi trong tương lai, như Việt Nam vậy. Tôi kể cho Ông biết tôi đã đi công tác ở nước này 4 lần trong 10 năm qua và nêu vài ý kiến về phát triển lúa gạo tại Sierra Leone trong thời gian ngắn và trung hạn.

 

Sau cuộc tiếp kiến này, một nhóm chuyên viên bản xứ được thành lập để làm việc với tôi. Sau khi đi thăm vài địa điểm bị nội chiến tàn phá của Tỉnh Bắc như: Makeni, đầm Lokomasama Rhombe và Rokupr Rice Research Station ở Porto Loco, chúng tôi trở lại Freetown và bắt đầu làm việc trong 2 ngày đêm để hoàn thành một bản thảo dự án khẩn cấp trình Bộ Nông Nghiệp và An Ninh Lương Thực duyệt qua và đồng thuận trên nguyên tắc cho một số vấn đề quan trọng. Khi trở về Rome, tôi làm báo cáo và hoàn tất cuối cùng cho dự án đề nghị TCP (Technical Cooperation Programme) để trình cho giới chức FAO liên hệ quyết định. Độ một tháng sau dư án được chấp thuận và cho thi hành khẩn cấp trong 18 tháng, nhằm phục hồi một số cơ sở hạ tầng nông nghiệp và cung cấp hạt giống, phân hóa học cho nông dân kịp thời trồng vụ mưa năm ấy.

 

Trần Văn Đạt, PhD

 

Tài Liệu Tham Khảo:

1. United Nations. 2008. U.N.: World population Increasingly Urban. News on 26-2-2008.  http://www.cbsnews.com/stories/2008/02/26/world/main3880698.shtml?source=RSSattr=HOME_3880698. http://en.wikipedia.org/wiki/Africa.

2. http://en.wikipedia.org/wiki/Burkina_Faso; http://en.wikipedia.org/wiki/Gor%C3%A9e.

3. BurkinaFaso".InternationalMonetaryFund. http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/

2008/02/weodata/weorept.aspx?sy=2004&ey=2008&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=

748&s=NGDPD%2CNGDPDPC%2CPPPGDP%2CPPPPC%2CLP&grp=

0&a=&pr1.x=66&pr1.y=16
. Retrieved on 09-10-2008.

4. SIM Country Profile: Burkina Faso". http://www.sim.org/country.asp?fun=1&CID=18. Retrieved on August 5, 2006.

http://en.wikipedia.org/wiki/Mali

5. Mali".InternationalMonetaryFund. http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/

2008/02/weodata/weorept.aspx? r.x=83&pr.y=20&sy=2004&ey=2008&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.

&br=1&c=678&s=NGDPD%2CNGDPDPC%2CPPPGDP%2CPPPPC%2CLP&grp=0&a=. Retrieved on 9 October 2008.

6. FAO, Mali country profile, FAO, Rome.

7. Trần Văn Đạt. 2005. Sản xuất lúa gạo thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. NXB/NN, 501 trang.

8. http://en.wikipedia.org/wiki/Rwandan_Genocide

9. Melvern, L. 2004. Conspiracy to Murder: The Rwandan Genocide, Verso, ISBN 1859845886, p. 49. http://en.wikipedia.org/wiki/Burundi

10. Burundi".InternationalMonetaryFund. http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2008/02/weodata/weorept.aspx?sy=2004&ey=2008&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=618&s=NGDPD%2CNGDPDPC%2CPPPGDP%2CPPPPC%2CLP&grp=0&a=&pr.x=63&pr.y=14. Retrieved on 2008-10-09. http://en.wikipedia.org/wiki/Mozambique

11. Abrahamsson, H. 1995. Mozambique: The Troubled Transition, from Socialist Construction to Free Market Capitalism. London: Zed Books.

http://en.wikipedia.org/wiki/Sierra_Leone

12. Trần Văn Đạt. 2002. Mission to Sierra Leone from 3-10 June 2002. Mission Report, FAO, Rome, pp. 15.

 

[1] Sa mạc Sahara (9 triệu km2): Sau thời băng giá chấm dứt khoảng 12.500 BC, sa mạc Sahara bắt đầu có nhiều mưa và trở nên vùng đất phì nhiêu, xanh tươi cực điểm khoảng 8.000 BC - 6.000 BC. Sau đó, khí hậu thay đổi dần do trục trái đất chuyển động mạnh, số lượng mưa giảm và đến 3.400 BC trở lại tình trạng sa mạc cho đến nay (http://en.wikipedia.org/wiki/Sahara).

[2] Lính lê dương (légionnaire) là một đơn vị đặc biệt của quân đội Pháp được thành lập từ 1831, gồm những người ngoại quốc tình nguyện phục vụ nước Pháp, với mục đích ban đầu để bảo vệ mở rộng thuộc địa, về sau trở thành lực lượng quan trọng của quân đội Pháp trong hai cuộc Thế chiến và các xung đột trên thế giới.

 


 


 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062524 visitors (3176616 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free