Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Tưởng Nhớ
1/2/2016


TƯỞNG NHỚ

 
 

                                                                           KS Bùi Tho

  Dù rằng việc viết lách lưu trữ mấy năm nay đều dùng  computeur, nhưng thói quen hằng năm của tôi vẫn được duy trì là tìm, xem xét lại những lưu trữ của tôi gồm hình ảnh, thư từ, bài viết…Tôi gặp lại hai tập hồ sơ mà tôi cho là quí báu:

   A/ Hồ sơ 1 : Huỳnh Minh Bảo, tôi biết anh qua những bài viết về cây hoa của Nông Lâm Mục trong báo Khoa Học Phổ Thông, đâu ngờ anh là con rể của đất Blao, nhà vợ anh không xa lại là chỗ gia đình thân quen. Trong một lần về quê vợ, tôi  được gặp anh và từ đó chúng tôi liên lạc nhau bởi cùng yêu thích cây hoa và cũng là đồng môn  vì cùng học một trường, anh tốt nghiệp kỷ sư thủy lâm, chính anh đã giới thiệu cây Phượng vàng do tôi ươm trồng.  Những gì khúc mắc về rừng, cây rừng đều nhờ anh giải thích cho nên tập lưu giữ bức thư trả lời của anh, tôi ghi là  tài liệu tham khảo cần thiết, vì vấn đề nào anh cũng giải thích tường tận, chữ viết của anh cũng khá đẹp.

   Công tác trong ngành Lâm Nghiệp thành phố, anh là chuyên gia nhận diện và phân tích gỗ. Anh đã giả từ cõi đời này cách đây 3 năm.  Nhớ đến anh, cảm ơn những bức thư nặng tình, cảm ơn những tài liệu quí báu anh trao, và hơn hết, chính anh là người thúc tôi viết lại, để đến hôm nay tôi có hơn 15 năm với Tạp Chí Hoa Cảnh của Hội Hoa Lan Cây Cảnh Thành Phố Hồ Chí Minh

   A /Hồ sơ 2 : Lương Văn Sáu. qua tạp chí Hoa Cảnh  với bài viết về Cây Chuông Đỏ ( Sò Đo Cam) tại chùa Quan Âm Đà Lạt có kèm ảnh  của ông cạnh cây hoa , làm tôi liên tưởng đến năm 1983, phụ trách gian hàng triễn lãm của trường TH Kỷ thuật  nông nghiệp Bảo lôc tại Đa lạt  như chừng tôi đã gặp ông cùng một số người đứng tuổi vào thăm gian hàng, đặc biệt là chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp.

   Được biết ông là một một trửơng ty Nông Nghiệp làm việc từ thời Ngô Đình Diệm  năm 1963 làm liên tục cho đến 1975. Là người Nam bộ dáng dong dỏng cao, chỉ thấy qua hình ảnh chứ chưa một lần hội ngộ , biết và thích ông  qua tạp chí Hoa Cảnh từ những bài viết về cây hoa có tính chuyên môn cao   khi nói đến cây Chuông vàng ,Vông Kê , Đậu Tía  và nhiều loài cây khác, ông là người đã di thực cây Jarcaranda về trồng tại Đà Lạt mà bây giờ người ta quen gọi là Phượng Tím..

   Tôi mong mỏi có dịp gặp  mặt, và rât tiếc khi có cơ hội tìm đến nơi tìm vào nhà  thì ông đã thành người thiên cổ. Trước đó , có dịp trao đổi qua lại bằng thư, những bức thư của ông trở thành kỷ vật  riêng tôi về một con người tài ba, suốt đời tận tụy với sự nghiệp, thật đáng kính trọng.

   Nay tôi xin phép được đăng tải một trong những bức thư của ông để bày tỏ lòng ngưỡng mộ, cùng trân trọng tưởng niệm đến một bậc thầy trong ngành học có lẽ cùng thời với GS Lê văn Ký, Bùi Xuân Thanh, Đồng Phú Hộ, Nguyễn viết Trực….là những người thầy đáng kính của tôi.

         Thư của Bác Lương văn Sáu
             Dalat 16-6-2003

 Mến gửi cậu

Hổm rày nhận được thư cậu, mà đến nay mới hồi âm.

Từ ngày được thư tin của cậu nhờ cháu Nhung đem đến nhà , mới nhớ lại chuyện xưa, nghĩa cũ của vùng Blao,nói tóm lại là vùng cao nguyên Đồng Nai Thượng, Nay  thì nghe cậu về Bảo Lộc để hưu trí cũng vui vui. Như Bác đây quê tận Tịnh Biên Châu Đốc, An Giang, rồi số phần lên tới tận Langbiang này mà sống đến nay, cũng vì theo Cái Nghiệp Nông Lâm phải không cậu?

Đúng vậy, Từ 1942  Bác tốt nghiệp trường Nông Lâm Bến Cát cùng trường với ông Nguyễn văn Tài là Ba cháu Hồng Nhung,lúc mới ra trường tập sự với Giáo Sư Nanta được cử lên Blao học về ngành Phytosanitaire lúc đó.

Đến 1945, Nhật đảo chánh, Bác bỏ ngành về Tổng nha Lâm Nghiệp Đông Dương với Chollet, lúc đó còn Pháp đang cai trị, nên học Bến Cát cùng giáo sư Bouillere, với Caty, nhờ vậy mới ra trường ở Bến Cát ( Lúc đó Pháp không mở trường Cao đẳng ở Miền Nam nên mới lập trường Trung Cấp Canh Nông Bến Cát )  thì Pháp mới cho làm việc.

Vốn thích nghề trồng hoa lúc làm việc ở Blao,  Djiring, Lang hanh rồi lên Đà Lạt Langbiang, về Sinh học thực vật rất qui mô, khí khậu á nhiệt đới ( Subtropical) nên ở cao độ, thì ôi thôi đa dạng cây cảnh, bông hoa nổi tiếng. Bác thấy ở ta chưa có môn học về Hoa nên tiếp qua Pháp học E.N.H ( E1cole Nationale d’ Horticulture) Pháp chỉ có một trường Quốc Gia Horticulture này mà thôi. Các nước Bỉ ,Holland, Espagne, Đức,,,đều phải  qua Pháp học nghề này ,nhờ vậy sau này bác có bạn quen cùng lớp dẩn về nhà chơi ở nghỉ hè, nghỉ tết làm quen phong cảnh các nước Châu Âu kể trên.

    Trường này cũng là một cơ sở của ChaTeau Versailles lập ra ( Nằm phía sau chateau luôn )  nên các thầy dạy  ( Gs Hardy ) coi luôn nhà trường đem sinh viên qua làm vườn, chăm sóc vườn của Chateau luôn , được một công hai chuyện.

Đi học đã đời nghề này tại các nước ,mới thấy nước ta có rất nhiều cây cảnh rừng (essences forestieres) không thua gì các nơi, bông hoa thì đa dạng .Nên khi trở về Việt Nam gặp thời trào ông Diệm bắt lên Đà lạt năm 1963 coi luôn 3 vườn : Bourgery, Dinh 2 , Dinh Bảo Đại còn thêm một vườn của ông bà Nhu mới ngán sợ. Đồng thời còn mệt hơn là làm Trưởng Ty Nông Nghiệp  qua mấy trào cho đến ngày 30-4-1975 như cậu đã biết. Rời khỏi ty được về ở địa chỉ 4 F  Bùi thị Xuân cho đến nay xuống cấp trầm trọng, khi bị đại phẩu câm luôn từ 1989.

Nay nghe cậu về ở luôn, hưu trí tại Bảo Lộc là nơi sinh quán cũng hay đó, ráng tiếp tục mà phát triển làm ăn, đường đi còn dài, còn sức , đừng lo. Còn bác thì còn lo nợ đời  ( 82 tuổi bác gái còn bác thì 83 )  già neo đơn vì không con nên không còn sức dời đi đâu mà sống nữa. Thôi đành chịu lạnh!

Năm 1975, còn khoẻ nên có viết tiếp báo Khoa Học do ông Lâm văn Vãng chủ biên, sau đó có người quen bảo viết cho Tạp Chí Hoa Cảnh , cho đến nay. Đầu năm 2003, bác không viết được bài nào hết , nhà không có ai ,bác gái bệnh già, bác phải lo trong lo ngoài còn thêm bệnh Câm nữa nên không còn rãnh để viết bài cho tạp chí, chờ xem cậu có sản xuất được cây Hoa Chuông Vàng bằng  gieo hạt  ở ngoài gửi về , rồi có gửi lên cho bác (được một ít hạt đây) vậy là tốt rồi ,khi nào có dịp bán được thì bác sẽ giới thiệu. Tiếc là từ khi dời về  tại 4f đường Bùi thị Xuân phường 2 là căn nhà trước kia chủ nhà cất phía sau cho Sinh Viên Thuê (3,8x8m)  Không có sân, đất hẹp nên bác không có chỗ gieo trồng gì nữa. Như tết rồi cháu Hồng Nhung có ghé nhà rồi, bác có giao cho cháu Nhung cây Chanh Ngọt còn sót lại mà bác gái bảo giao cho cháu Nhung đem về giữ giống kỷ niệm.

Vài hàng thăm gia đình cậu bình an.

      Lương văn Sáu

   Trong không khí trầm hương, trước thềm xuân mới, giữa ngàn cây đang nẩy lộc, đâm chồi.  giữa muôn hoa đang  rộn ràng khoe sắc.

Xin được đốt nén tâm hương  tưởng nhớ đến những người suốt đời luôn tận tụy với cây với hoa, làm đẹp cho đời.

  BÙI THO

--------------------

Bùi văn Tho

37 nguyễn văn Trỗi  F2     Bảo Lộc – Lâm Đồng

ĐT   0975186105

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1051089 visitors (3144130 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free