Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Mai nhà hoa vẫn nở
1/2/2016





 




Nhìn qua khuôn cửa kiếng, màn mở rộng, nắng đã lên cao. Khanh vói tay cầm lấy chiếc mũ len đội vào đầu rồi đứng lên. Khoác thêm một cái áo ấm nữa vào người, anh chuẩn bị ra ngoài sân vườn nhà. Liên nhìn thấy thì lên tiếng ngăn chồng:

- Bên ngoài trời còn lạnh lắm. Anh chờ thêm chút nữa cho ấm rồi hãy ra.

Khanh nhìn qua khuôn cửa ban nãy rồi lắc đầu:

- Anh sợ làm hết cả ngày hôm nay mà vẫn không xong. Bây giờ trời mau tối.

Liên vẫn cố kèo nài:

- Vậy thì anh phải mang thêm đôi găng tay vô cho đở lạnh.

Khanh nhe răng cười:

- Tay đeo găng thì còn làm được chuyện gì nữa.

Khanh khom người mang đôi giày ống cao vào chân, tay vói lên ổ khoá bên hong nhà để mở vội cánh cửa; luồng khí lạnh bên ngoài thừa cơ ập vào, anh phải nhanh tay khép chặt lại. Trong nhà vẫn ấm hơn.

Bên ngoài, mặt trời thật sự đã lên cao. Nắng vàng đang in rõ dạng bóng đen của thân một cây tùng với nhánh lẫn cành, đứng yên, trên dãy vách tường gạch màu xám xạm.

Đứng dưới mái hiên nhà, nơi không có ánh nắng chiếu đến, Khanh cảm giác, những cơn gió vô hình cố tình làm lạnh mặt để anh phải kéo cổ áo thêm cao. Đôi bàn tay thì vo ve với nhau tìm chút ấm, rồi túm lại trước môi, miệng thổi ra những luồng hơi đầy khói trắng. Bây giờ tiết trời đang vào giữa đông.

Được thêm ngày nghỉ lễ cuối năm, hy vọng hôm nay, Khanh sẽ lặt hết lá của cây mai trên cả nhánh lẫn cành, trên sân vườn nhà, trước khi trời lặn bóng. Việc lặt lá mai chỉ mới thực hiện trong những năm gần đây. Còn chuyện cây mai trên sân vườn nhà, thì nó đã xuất hiện được một khoảng thời gian dài trước đó. Hình như đã lâu lắm rồi, không biết câu chuyện phải bắt đầu từ bao giờ, nhưng Khanh vẫn nhớ, mình đã có lần từng ngây ngô nghĩ vậy.

 

(Có một con chim nào đã bay ngang. Ngày đó, tình cờ nó đã đánh rơi một hạt giống lạ trên sân vườn nhà. Thời gian sau, chen ra từ kẻ đá, một sinh thực vật mới chào đời, mà khi ấy, Khanh nghĩ là cây dại nên đã có ý diệt đi.

 Một người quen trông thấy bảo, đây là một trong bốn loại tứ quý của quê nhà, nên giữ lại. Thời gian đó, đang làm lữ khách với tâm trạng xa nhà nên lòng dễ dàng cảm thông, cây hoang được phép tị nạn để sống còn. Và câu chuyện về hoa mai, biểu tượng cho những mùa xuân, đã mất, đang tìm lại sức sống bắt đầu từ đây.

Thời gian tiếp tục trôi để mai đến tuổi trưởng thành. Một buổi sáng mùa xuân, nắng đã lên cao với tiết trời ấm áp, mai bắt đầu kết nụ ra hoa. Từ trong mỗi búp non xanh, bung ra năm cánh hoa màu vàng thắm, bao quanh nhụy. Được đôi ngày cánh hoa vàng rơi đi, để rồi thay vào đó là năm đài hoa xanh dợt biến dần thành đỏ. Rồi nhụy trở thành hạt cườm, lớn dần, rồi cũng đổi dần màu từ xanh thành tím đen lóng lánh. Nhìn như những đoá hoa trước đó vẫn còn đấy, chúng chỉ thay đổi thời trang bằng màu áo mới để trường tồn.

Tuy cây mai nhà ngày ấy đã nở hoa không đúng vào ngày như người xưa thường mong đợi; với lại, chỉ được vài nụ nho nhỏ thôi trên mỗi cành, nhưng lúc đó cũng đã đủ làm ấm lòng người ly hương, bằng những cảm giác lân lân của một mùa xuân ngày nào đang trong mơ.

 

Những năm sau, mai trên sân vườn nhà vẫn tiếp tục ra hoa không đúng tiết. Sự việc nầy cũng đã từng biến thành đề tài để Liên hỏi đùa chồng:

- Anh nói trước đây đã từng làm sinh viên trường ĐHNN. Sao bây giờ, cây mai của nhà mình lại nở hoa không đúng vào ngày Tết vậy?

Khanh chỉ cười trừ, chống đở:

- Hồi đó… Ở trường đâu có ai dạy trồng mai. Anh chỉ nhớ, những năm tháng dài khi đó, mình chỉ biết đi đào kinh dẫn nước, trồng khóm với thơm. Với lại, em cũng biết anh chỉ thích trồng cà phê Starbucks mà thôi.

 

Đối đáp chỉ cho vui trong lúc ấy, nhưng sau đó thì Khanh đã tìm lại trong ký ức xa xưa, những kỷ niệm thời ấu thơ của mình.

Trong một khoảng thời gian nào đó trước đây, hình như cũng đã lâu lắm rồi. Vào mỗi độ xuân về trong xóm nhỏ, Khanh đã từng thấy được những nhánh mai vàng, hoa rộ nở, bên cạnh những tràng pháo đỏ, nổ vang rền.

Cũng những đóa mai vàng thắm, nhận ra dạng tương tự, đã xuất hiện trong mái ấm gia đình ngày xưa của mình. Những ngày được quây quần, vui đón Tết cùng anh chị em, cùng cha với mẹ, trên một phần của mãnh đất, mà một thời Khanh đã gọi là quê hương.

 Ngày xa xưa đó, có một người quen từ làng trong ra thành, chú ấy thường mang theo vài nhánh mai đến tận nhà, giao cho cha của Khanh vào những ngày trước Tết. Tuy khi đó hãy còn nhỏ, nhưng Khanh vẫn thường nghe người ấy dặn dò cha, khi nào thì nên đốt, hoặc tưới nước nóng vào gốc mai, hay là năm nay không cần thiết… để hoa mai có thể nở đúng giao thừa.

Cũng có lần được nghe cha giải thích:

- Năm nay trời lạnh hơn những năm trước. Ba phải thêm nước nóng vô bình, để mấy nhánh mai nở hoa, hi vọng đúng Tết. Trong nhà có mai vàng đầu năm, sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cùng hạnh phúc đến cho gia đình

 

Không lẽ bây giờ, phải tưới nước nóng vào gốc mai, cho hoa nở đúng ngày? Làm như thế có nguy hiểm lắm không? Đây không phải là những nhánh đã tách rời khỏi thân, mà là một cây mai thực thụ được mọc lên từ trong lòng đất, trên sân sau vườn nhà. Khanh sợ, rồi nó sẽ từ giã cõi đời sau đó.

Đi tìm cố vấn kiến thức từ những người đồng nghiệp cũ. Hỏi thăm những tội phạm của trường ĐHNN ngày trước, họ đang định cư nước ngoài. Chàng kỹ sư vi tính của bang Nữu-Ước thành thật trả lời, không còn biết gì về mai. Nhà bác học hóa chất ở Gia-Nã-Đại, thú nhận chẳng còn gì để nhớ. Tìm đến những người ở lại bên kia để được góp ý. Người miền Tây thì nhắc nhở:

- Sau ngày đưa ông Táo về trời, nhớ là phải lặt hết lá, mai mới cho bông đúng Tết.

Người xứ Huế thì dặn dò:

- Nên lảy trụi lá vào rằm thì nụ mới ra hoa đúng ngày.

Người Sài gòn lại thẳng thừng mách nước:

- Cần gì mà ‘lặt’ với ‘lảy’. Cứ đến ngày trước đó, tìm vài tên bạn nhậu về nhà mở tiệc. Đãi cho họ một chầu bia, đến khi cả đám bị tiểu đường, thì nhờ họ đi ra ngoài đó tưới nước dùm.

 

Ý kiến nào nghe qua cũng hay, nhưng cũng khó nhớ để thực hiện. Nghe theo lời người Sài Gòn, ắt có ngày phải ra hầu tòa, vì phạm luật vệ sinh môi trường. Nhưng biết được việc phải lặt, hay lảy hết lá, cho hoa nở đúng ngày, quả thật là một kiến thức dân gian quan trọng. Còn đêm nào trăng mới tròn, hay ngày nào Táo phải về nạp báo cáo, hình như không dễ để nhớ ghi xuống trên quyển lịch nhà. Cuối cùng thì cũng chỉ thấy được, những ngày nghỉ lễ cuối năm là thời điểm thuận tiện nhất. Thế là học việc lặt lá mai, mong cho hoa nở đúng ngày, đã bắt đầu từ thời gian đấy.

 

Năm đầu tiên lặt bỏ hết lá mai, may mắn thay, hoa nở đúng ngày. Khanh vui mừng, chụp ảnh gởi bạn với lời chúc xuân. Có năm hoa nở muộn hơn, anh phát hiện mùa đông trước đó, hình như tiết trời không đủ ấm. Năm khác, nụ hoa xanh bung cánh vàng quá sớm, anh mới biết rằng năm ấy, trên âm lịch, tháng mười phải đến hai lần.

Nơi đây, năm nào mùa đông đã qua, thì mùa xuân chắc đến, nhưng ngày Tết không về. Riết rồi cũng dần quen đi và dần quên đi, chủ nhân của sân vườn nhà nầy, bây giờ chỉ mong hoa vàng vẫn nở, dầu nhụy mai kia có trổ chẳng đúng ngày.

 

Nơi đây hạn hán đã mấy năm. Trời ít mưa chẳng cho được nhiều nước nên người dùng phải tiết kiệm. Hai sân cỏ phía trước, lẫn sau thì đều đã héo vàng, thế nhưng cây mai nhà vẫn tươi cành, xanh lá.

Vào một năm nào trước đó, Khanh đã cắt bớt ngọn của nó, nên sau nầy chẳng thấy cây mai lớn thêm. Lần nào đứng ngắm thì thấy nó cũng thế, không cao hơn hai thước; thân chỉ to bằng năm đầu ngón tay chụm lại. Nhánh và cành thì năm nào cũng đâm ra nhiều, đôi khi trông rất hổn độn. Năm trước, Khanh đã phải tỉa bớt thêm một số những cành to cùng nhánh nhỏ.

Bắt đầu việc của ngày hôm nay sẽ là cắt nhánh, tỉa cành trước đã. Năm nay, cành to không thấy ra thêm, nhưng những nhánh mới vẫn tiếp tục đâm chồi. Nhánh nằm ngạng, dọc, mọc ra từ những cành nhánh cũ, Khanh sẽ giữ lại một ít. Còn những nhánh chỉ thiên hay hướng địa sẽ được tỉa bỏ đi. Không phải là đang tạo hình, hay vẽ dáng cho mai như những người chơi cây cảnh, Khanh chỉ muốn mai nhà lúc nào trông cũng được gọn gàng, cùng với những đóa hoa sắp nở cũng chỉ đơn sơ trên mỗi nhánh.

Việc kế tiếp sẽ là lặt hết lá trên cành, sau khi đã tỉa bớt nhánh. Từng nhánh tới từng cành, tuần tự từ dưới lên trên, từ thân trong ra ngoài đầu nhánh; từng chiếc lá xanh sẽ được tách rời, vứt lại trên đất để trở thành phân sau nầy. Tưởng việc làm thật đơn giản như thế nầy sẽ chẳng mất nhiều thời gian, nhưng đôi tiếng đồng hồ đã qua nhanh, Khanh mới hoàn thành được hơn nửa.

Liên mang trà nóng đựng trong bình thủy giữ nhiệt ra cho chồng, tiện thể nhắc:

- Đứng ở ngoài này làm việc cũng đã mấy tiếng rồi, coi chừng lạnh đó. Hay là anh vô nhà nghỉ một chút đi.

Khanh lắc đầu từ chối:

- Cũng không còn nhiều lắm đâu. Một vài tiếng (đồng hồ) nữa sẽ xong. Trời cũng sắp tối rồi.

Nhấp một hớp trà nóng cho ấm lòng và đở khô cổ, Khanh nói tiếp:

- Để bình trà lại ở đây, anh từ từ uống. Còn em thì nên đi vô nhà cho ấm, ở ngoài lâu coi chừng bị lạnh.

Đồng ý là ngoài nầy trời vẫn lạnh hơn, so với trong nhà đang sưởi ấm, nhưng Liên vẫn muốn đứng lại, chăm chú nhìn việc Khanh đang làm trong giây lát rồi mới quay vào. Vừa đi, vừa nghĩ thầm:

- Các con đã về nhà đầy đủ vào ngày nghỉ lễ Tạ Ơn. Mồng một Tết năm nay là ngày thứ hai, không lẽ anh ấy cũng mong…

 Lắc đầu cho là không phải, Liên mở cửa vào nhà.

 Bên ngoài, vẫn tiếp tục với việc còn đang dang dở của mình. Khanh chợt nhớ lại.

 

Thời gian xa xưa đó. Cũng vào những ngày cận Tết, mẹ thường dặn dò các con:

- Nhớ chùi rữa cái bình sứ nầy cho sạch, để vài bữa nữa ba con cặm mấy nhánh mai vô chưng Tết.

Có lần tò mò, Khanh hỏi:

- Tại sao Tết đến thì nhà nào cũng phải có hoa mai?

Mẹ trả lời:

- Ngày đầu năm, trong nhà có mai nở nhiều, cả năm mọi người sẽ được nhiều may mắn. Gia đình sẽ buôn may bán đắc, mấy con thì học hành giỏi giắn, đổ đạt thành tài.

Rồi những năm sau đó, khi các con của người đã tạm lớn khôn, nhưng chưa thật sự đổ đạt thành tài, Khanh lại nhớ mẹ thêm lời vào:

- Và má cũng mong năm nay… các anh của con đều được về nhà xum họp đầy đủ.

 

Hình như năm nào cũng như năm nào, cũng những nhánh mai tương tự, trong bình sứ cũ, trong nhà, vẫn thường nở hoa ít nhiều chào đón Tết; thế nhưng, chỉ những nụ mai phải trổ bông trong lòng của mẹ, thì năm được, năm không.

Tết nào, hai người anh được phép từ đơn vị về đón giao thừa chung với gia đình, ai cũng cảm nhận được tiết xuân năm đó đã đến thật ấm cúng; và khi đấy, mẹ anh vẫn là người vui thầm lặng nhất trong nhà.

 

Mặt trời đã ẩn bóng sau những đám mây màu xám xịch, và những tia nắng vàng cũng đã mất dạng từ lâu. Những chiếc lá xanh cuối cùng cũng đã được tách rời khỏi nhánh. Khanh đứng nhìn tác phẩm ‘trần trụi’ trong mùa đông của mình mà mĩm cười.

 

Nơi đây, mùa đông dẫu băng giá đã đến như thế nào, thế nhưng khi xuân về, sớm hoặc muộn, nhất định trên sân vườn, mai nhà, hoa vẫn nở.

         

Viết tại Cali. Ngày rằm tháng Chạp, năm 2016.

TL12


 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062176 visitors (3175619 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free