Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  => Tôi yêu tiếng nước tôi
  => Khỉ chimpanzé mở đường cho ngành dược
  => Đi tìm ba con khỉ tam không
  => Sớ Táo Quân
  => Giả biệt thiên đường
  => Chút tâm tình với Văn Ni từ "quê hương da vàng"
  => Kịch phim DDLJ
  => Chuyện tích buồn con đom đóm
  => Ai cũng có số mạng
  => Đi ghe
  => Đắn đo khi chọn lựa chồng
  => Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Nông Lâm
  => Tưởng Nhớ
  => Việt Nam công xưởng thế giới?
  => Tổ tiên Loài Người không phải là Vượn
  => Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang
  => Baijiu - Bạch tửu
  => Giá trị Phật học trong Lục Vân Tiên
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 5
  => Gương Thần
  => Nấu mạch nha...
  => Cây mùa Xuân
  => Các biến chuyển quan trọng trên thế giới trong 40 năm qua
  => Ba lần duyên nợ Huế
  => Thử tìm hiểu HbA1c trong bịnh tiểu đường là gì
  => Tản mạn cuối năm
  => Đi tàu đáy kính ngắm san hô
  => Cầu tre lắc lẻo...
  => Xuân tha hương
  => Thầy..
  => Mai một làng nghề..
  => Cung chúc tân xuân
  => Vùng kỷ niệm
  => Dáng Xuân
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - 6
  => Hoài niệm mùa Xuân
  => Đón Xuân Mới....
  => Thư xuân cho mẹ
  => Gửi con trai yêu của Ba
  => Vịnh con khỉ
  => Câu đối năm Thân
  => Mừng tuổi em và anh
  => Xuân nghèo
  => Xuân cảm
  => Vè tết Bính Thân
  => Xuân hội ngộ
  => Đem sum họp bẻ đôi....
  => Xuân-Tết
  => Vòng kim cô
  => Trẩy Hội chợ Hoa xuân...
  => Những cô gái bán chim
  => Chết thay
  => Lá thư đầu năm
  => Mừng Xuân
  => Chúc Xuân
  => Đầu Xuân
  => Lời chúc năm Thân
  => Bức tranh Xuân
  => Chờ ai?
  => Nắng ấm sân trường
  => Còn Tết còn Xuân
  => Thương Hoài Ngàn Năm
  => Mộng Tình Xuân
  => Chúc Tết
  => Vui Xuân
  => Liên khúc chúc xuân
  => Về quê ăn Tết
  => Đầu năm hái lộc
  => Mỗi ngày qua đi
  => Tết không tiền
  => Khúc xuân
  => Đón mừng Bính Thân
  => Kiêng cử đầu năm
  => Mùa Xuân
  => Giải trí: Ảo thật Mừng Xuân
  => Chuyến xe Bảo Lộc
  => Khúc xuân thương
  => Lục bát xuân
  => Hương vị Miền Nam trong ba ngày Tết
  => Chén cơm trộn
  => Cơm cha áo mẹ công thầy
  => Thức ăn và bịnh tiểu đường
  => Năm mới kể chuyện xưa - Phi Châu
  => Chuyện cười VN đẻ ra chuyện cười Canada
  => Mùa Xuân Khải Hoàn
  => Xuân tình
  => Mai nhà hoa vẫn nở
  => Chúc
  => Xuân thanh thản
  => Tuổi 60...
  => Về nhà
  => Dưa giá
  => Ừ ...con mắm
  => Làm báo...điện..tử
  => Bật mí "bí mật" của tay câu nhà nghề
  => Ngày xưa sao không rủ..
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Về nhà
1/2/2016

                             (Tản mạn ngày xuân)

     Hạnh phúc thay mỗi khi về lại, được đứng trước hiên nhà.

     Về nhà, nghĩa là vứt bỏ hết mọi lo toan, bất trắc ta gặp phải đâu đó ở bên ngoài. Và vào nhà là đến được với sự yên bình, thân thương đang hiện hữu trong ấy.

     Có việc phải ra đường, dù quãng đường gần hay xa cũng đều phải đối mặt với hàng loạt những sự bất an chực chờ: xe cộ dày đặc vây quanh, hít vào phổi hàng ký bụi đường, khói xe, nghe những âm thanh inh ỏi của động cơ xe, còi xe,tiếng cằn nhằn vì bực bội, tiếng gây gỗ vì va quẹt…, còn thời tiết khi thì nắng chang chang, lúc lại mưa ngập ngụa, nỗi sợ ban đêm là  đường vắng, nỗi sợ thường trực mọi lúc mọi nơi là gẫy nhánh rơi cành từ trên xuống, tai nạn phóng nhanh vượt ẩu, ngược chiều vượt tuyến, rồi ổ voi ổ gà từ dưới đất nẻ chui lên … Giữa muôn trùng vây, đầu óc ta luôn phải căng thẳng đối phó. Chắc hẳn lúc ấy, không ai bảo ai, đều thầm một ý nghĩ rất giống nhau:giờ này mà đang ở nhà thì sướng biết mấy.

     Mấy bà nội trợ sáng nào cũng phải ra chợ lo bữa ăn cho gia đình. Cứ tưởng mấy bả hào hứng lắm với việc dạo chợ vì trăm thứ mới mẻ, lạ mắt đều tập trung nơi cửa chợ. Không đâu, nhìn hàng hóa ngồn ngộn no mắt thấy thèm vậy chớ khi đã mua sắm đủ rồi, dù còn sớm vẫn chốc chốc lôi cái điện thoại ra canh giờ đặng còn về nhà lo chuyện”tề gia” là những bữa cơm tươm tất. Đó mới chính là niềm vui từng ngày, từng ngày của họ.

     Không khó để nhìn giờ tan tầm buổi chiều luôn lúc nhúc dòng xe. Người ta đang hối hả hồi gia(về nhà). Có nhiều xe chất cả một gia đình trên ấy. Cả nhà, cha mẹ đi làm về, con cái đi học về, đang tíu ta tíu tít kể mọi thứ chuyện cho nhau nghe. Trông họ hạnh phúc như thế nào, dù mới xa nhau chưa đến nửa ngày mà tưởng chừng như lâu lắm. Nên sẽ không khó để hình dung ra cảnh, khi đã yên vị tại nhà, họ còn nói cho nhau nghe biết bao chuyện khác trên đời nữa.

     Đi chơi gần trong nước, đi chơi xa nước ngoài, hào hứng ngày đi bao nhiêu, ngày gần về bỗng thấy nhớ nhà, để rồi trong những ngày cuối chuyến, lòng dạ chẳng còn tha thiết mấy chuyện thưởng ngoạn, hưởng thụ.Tâm trạng náo nức “đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” chẳng còn chút nào, chẳng ai còn bận tâm mình  “khôn” hay “dại” lúc này, chỉ một mong ước sao cho chóng hết chuyến để được “trở về mái nhà xưa” của mình. Vắng nhà có mấy bữa mà nhớ nhung ghê lắm.

     Đơn giản hơn, chỉ cần đi đến chơi nhà người thân trong họ hàng, hay  nhà bạn chẳng hạn. Từng nhà đều có cái hay lạ khác với nhà mình, nhưng cũng chỉ ở chơi qua quýt vài giờ đồng hồ là đã muốn đi về. Mỗi nhà mỗi cảnh, nhà người có giàu, có đẹp, có đầy đủ tiện nghi cách mấy mình vẫn không thấy thoải mái, không thân thuộc như căn nhà của chính mình, cho dù nó ọp ẹp xấu xí, cho dù nó chật chội thiếu trước hụt sau, thì yêu thương nhất vẫn là khoảng không gian nhỏ bé quen thuộc đang hít thở mỗi ngày, với những đồ vật cũ mòn quen thuộc đã xài đến bạc màu. Hãy nhìn hình ảnh một em bé mới vài ba tuổi đầu, chưa hề ý thức chuyện nhà cửa, vậy mà khi đi chơi, dù thật vui thật lâu, nhưng khi chiếc xe vừa xịch đỗ trước thềm nhà, em đã reo vui lên mừng rỡ: tới nhà rồi. Mới hiểu rằng trong tiềm thức, nhà của em luôn là chốn thiên đường.

     Rồi có biết bao nhiêu người đang ở trọ, ở thuê, ở đậu, ở nhờ vì mưu kế sinh nhai, hẳn họ luôn đau đáu một nỗi thương nhà. Thương nhớ mỗi ngày, nhớ thương từng giờ, cái nhà quê xa lắc, nơi có bao nhiêu người thân đang lam lũ với miếng ăn, mà họ, đôi khi tha phương cầu thực cũng chẳng khấm khá hơn. Tâm trạng người xa nhà không khó để nhận thấy, vì mỗi khi ngang qua nhà ai, nhìn cảnh nhà người ta sum họp đủ đầy, họ lại chạnh lòng quay quắt, mong đến dịp cuối năm để tìm cách trở về. Ngày tết là dịp hiếm hoi sau một năm dài lưu lạc, để có dịp đoàn tụ đại gia đình, mà có nhiều nhà còn đầy đủ 3-4 thế hệ. Gọi là về nguồn cũng được, vì đó là nơi họ được sinh ra, lớn lên cho đến tận khi đủ lông đủ cánh bay đi khắp nơi. Những ngày cận tết, điệp khúc cháy vé tàu xe về quê, rồi những ngày hết tết, người ta lại lũ lượt quay trở lên bước đường mưu sinh, mới thấy tình cảm gia đình thiêng liêng đến thế nào.

     Không ngoại lệ, chính là những người con đang xa quê cha đất tổ, định cư nước ngoài. Đời tha hương, dù có cuốn họ theo nhịp sống hối hả của nước sở tại, dù họ có luôn biết ơn quê hương thứ hai đầy lòng nhân ái đã dang rộng vòng tay cưu mang, và dù cho đó là nơi chốn nương thân tuyệt vời đến cuối đời họ, thì những ngày đầu năm mới như thế này, hẳn ai cũng dành những phút giây lắng đọng để tâm hồn hồi hương (nghĩa bóng), để nhớ về quê hương thứ nhất đã nằm im sâu tận đáy lòng.Quê mẹ, nơi đã từng có đầy đủ những hỉ nộ ái ố, nơi mà có khi ta rất chán ghét, nơi đôi khi ta thoáng ý muốn chối bỏ, nhưng  lại chính là nơi chôn nhau cắt rún, nơi ta sinh trưởng, nơi chất chứa bao kỷ niệm khó quên của mỗi người. Nên, hàng trăm chuyến bay, hàng ngàn con người từ khắp nơi trên thế giới chen chúc nơi cửa nhập cảnh, và hàng tỷ ngoại tệ đều đặn rót về một tâm điểm duy nhất: quê nhà mà nếu như đó không phải là nhà, chắc gì người (và của) được đổ về  nhiều như thế? (nói thêm, chắc không phải ngẫu nhiên mà trong từ “quốc gia”có hàm nghĩa “nhà” trong đó).

      Riêng tôi, dù có tết hay không tết, ngôi nhà thân yêu luôn luôn đẹp nhất trong mắt. Nên nếu không có việc gì cần phải ra ngoài, tôi vẫn thích ở trong nhà tôi, và chui vào căn phòng chật chội vì đầy ắp những món đồ mà những phòng khác không còn sử dụng (tôi giữ chúng lại vì giá trị tinh thần nhiều hơn). Phòng càng nhiều đồ thì càng ấm áp mà, tôi nghĩ thế. Nằm trên góc giường, cái gối của mình, thoải mái xài những đồ vật thân thuộc của mình; hay tắm một cái, mặc vào bộ quần áo tuềnh toàng, rộng thùng thình sờn gấu, đi đôi dép mòn vẹt tha thẩn khắp nơi trong nhà với tâm thức hoàn toàn sung sướng. Về nhà, đã gì đâu!

    31/01/2016

    NGUYỄN THỊ HUYỀN NGÂN

 

 

 

 

PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 938745 visitors (2944037 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free