2 Kẻ lang thang khám phá nước Mỹ
Buổi chiều ngày thứ Bảy, 29-4-2017, Thanh Hạ đưa chúng tôi trở lại phố Marietta, có rạp chiếu phim Strand (Loew's Trand), nơi chiếu ra mắt phim"Gone With the Wind" vào ngày 15-12-1939, bên cạnh đó là bảo tàng "Gone With The Wind Museum", nằm cạnh đường xe lữa có tuổi đời gần 2 thế kỷ.
Hôm nay không còn thời gian vào bảo tàng, em sẽ đưa anh chị thăm hôm khác, thay vào đó, mình qua đường, ghé tiệm đồ cổ, cũng hay lắm !
Khi công ty hỏa xa Western and Atlantic Railroad hoàn thành chặng cuối cùng tuyến đường sắt nối liền miền Đông Bắc-Đông Nam nước Mỹ, thì một thành phố mới được thành lập tại đây, năm 1837, nên cái tên gọi nó đầu tiên là Terminus. Sau đó ít lâu thì đổi thành Marthaville, gọi theo tên con gái của Thống đốc Georgia lúc bấy giờ. Đến năm 1847 thì chính thức mang tên Atlanta, là danh từ giống cái của Atlantic, có lẽ khi đó người ta đã thầm ước vọng về một thành phố phồn vinh trong tương lai, luôn mạnh mẽ nhưng cũng duyên dáng như nàng thiếu nữ xinh đẹp sẳn sàng đương đầu trước sóng cả Đại Tây Dương?
Đó là chuyện của khoảng 10 năm đầu sau ngày thành lập thành phố. Người ta chưa biết đến những biến cố đau thương khi nơi đây trãi qua thời nội chiến phân tranh.
Atlanta được xem như là căn cứ của chính quyền miền Nam, vốn muốn duy trì chế độ nô lệ, bóc lột sức lao động Da Đen trong các nông trường bông vải mênh mông của các chủ Da Trắng.
Chiến trường núi Kennesaw là nơi hàng ngàn quân lính 2 bên đã ngã xuống để trở nên 1 phần trong lịch sử Mỹ quốc! Sau 117 ngày bị bao vây, Atlanta thất thủ, cũng là dấu mốc chấm dứt chế độ nô lệ trên nước Mỹ, nhưng cũng chỉ là khởi đầu cho một quá trình tranh đấu kéo dài hàng trăm năm sau, mà điển hình là cuộc tranh đấu lịch sử của nhà Nhân quyền vĩ đại Martin Luther King, để có một xã hội nhân văn hôm nay. Dĩ nhiên không phải mọi sự đều hoàn hảo, xin đừng nhìn những hiện tượng lẽ loi mà xuyên tạc một điển hình văn hoá thời đại! Dưới ánh sáng mặt trời, không có gì là tuyệt đối, nước Mỹ không phải là ngoại lệ.
Nhưng, nước Mỹ vẫn có nhiều những giá trị nhân văn mà người ta cần học lấy, rất thú vị, như 1 điển hình sau:
Tướng William Tecumseh Sherman, tư lệnh quân miền Bắc, hay tướng John B. Hood chỉ huy phòng thủ Atlanta, cùng hàng ngàn binh lính Bắc-Nam, dù chết hay còn sống, sau cuộc chiến vẫn được kính trọng như là những nhân vật lịch sử. Kẻ thắng, người thua sau nội chiến, vẫn coi nhau như anh em, chung tay xây dựng quê hương sau đổ nát.
Có phải chăng nhờ thế mà Atlanta, dù bị Tướng John B. Hood phóng hoả các căn cứ và trang thiết bị quân sự trước lúc rút lui, rồi sau đó lại bị Tướng William T. Sherman thiêu rụi để ngăn ngừa phản kích...đã tan hoang, lại quên mất hận thù, như ngài Thị trưởng William Berry Hartsfield đã từng nói: thành phố Atlanta quá bận rộn đến nỗi không có thời gian để mà căm ghét...
.... cho nên, Atlanta đã trở lại mạnh mẽ trong tái thiết và phát triển, để lại hồi sinh sau Hội chợ Quốc tế Bông Vải vào năm 1881, 1885! Kế tiếp là đến thành công thế kỷ của thức uống CoCa Cola(1886), rồi Thế vận hội mùa hè 1996...đã biến Atlanta thành một miền đất "Vàng", thu hút nhiều nhà đầu tư lớn tới đây tìm cơ hội.
Và cơ hội vẫn còn đang trước mắt chúng tôi, với những khu dân cư sang trọng mới mở, những con đường, những cầu vượt ngày đêm chuyển mình xây dựng, trong một thành phố trẻ, rất duyên dáng mà năng động, năng động một cách mạnh mẽ, như nàng Scarlett đầy cương nghị, khi trở về Tara, đứng trước thềm xưa rực nắng, thốt lên: "After all, tomorrow is another day!".
Vâng, " Sau tất cả, ngày mai vẫn là một ngày mới!".
Vâng, đó cũng là điều mà tôi sẽ đề cập đến sau khi vào thăm "Gone With The Wind Museum", trên phố Marietta.
Còn bây giờ, xin mời các bạn cùng tôi vào chiêm ngưỡng những đồ cổ, trong đó nhiều món có từ thời nội chiến Bắc-Nam, khiến đôi khi tôi như có cảm giác mình đang đi trong phim "Cuốn theo chiều gió" với 1 nàng Scarlett dễ thương bên cạnh!
Đường vào nhà thờ.
Đường xe lữa băng ngang trước bảo tàng "Gone With The Wind".
Trong khi chờ đợi chủ đề chính, xin mời các bạn xem những hoạt động lộn xộn trong 20 ngày ở Atlanta, cho vui.
Kennesaw Mountain Batllefield Park cách nhà chừng 10 phút, hàng ngày Mai Dao và cháu Christina đều đặn leo núi, Thanh Hạ thì đạp xe hoặc đánh tennis, còn tụi tui thì tuỳ tình hình chưn cẳng, leo núi không nỗi thì lẫn quẩn dưới chân. Phần nhiều thì ở nhà rồi đi loanh quanh trong xóm. Mấy hôm nay, quen nước quen cái, tui đạp xe đi xa hơn, nên nhận được thêm nhiều cái vẫy tay thân thiện. Nhiều trường hợp các vẫy tay khuất sau lớp kính xe, khi nhận ra thì đã trễ, cảm thấy mất lịch sự, nên về sau tui cứ nhìn thẳng vô chỗ ghế tài vẫy tay, thường được "lời" thêm cái chào của người ngồi bên cạnh.
Cũng may, người đi bộ trong xóm thì thưa thớt, lần nào cũng chỉ gặp không quá 10 người nên cũng đỡ... mõi tay! Nói chơi cho vui, chớ thực tình mà nói, cái sự giao tiếp như vậy thật đáng để ta cảm phục. Chỉ là một nụ cười khi đối mặt nhau thôi, gần như trăm phần trăm ta nhận được cái cười đáp trả, bất kể là có quen hay không! Đàng này nụ cười kèm tiếng "hi" hay "hello" và cái vẫy tay thân thiện, thì thật mất lịch sự nếu ta cứ phớt lờ. Cho nên, lâu ngày tui đã dần quen cái kiễu giơ tay như vậy. Không biết mai mốt về nhà, cứ thế mà giơ, có khi thiên hạ tưởng mình "hâm"! Dám lắm à nghen!
Nói đến cái văn hoá giơ tay chào của dân Mỹ thì cũng nên nhắc tới cái nhân hậu của lòng từ thiện trên đất nước này.
Với người dân Mỹ, đó là điều bình thường. Theo thống kê của AAFC(American Association of Fundraising Counsel), thì năm 2005, người Mỹ đã đóng góp cho quỹ từ thiện 261 tỷ đô la. Còn theo 1 công bố của đại học John Hopkins, thì Hoa kỳ dẫn đầu G7 (7 nước giàu nhất thế giới) trong đóng góp từ thiện:
Mỹ: 1.85%GDP
Anh: 0.84%.GDP
Pháp:0.32%GDP
Nhật :0.22%GDP
......
Khắp nước Mỹ có hơn 1 triệu tổ chức từ thiện.
Nhưng người Mỹ không chấp nhận những người ăn xin, bố thí cho người ăn xin chỉ khuyến khích kẻ lười biếng, hãy dành ít tiền thừa đóng góp cho các tổ chức từ thiện, chăm sóc người già, tàn tật, trẻ mồ côi...hoặc những mảnh đời thật sự khó khăn.
Và họ nghĩ ai cũng có thể làm từ thiện, ngoại trừ những người kể trên.
"If you are not poor enough to take charity, you are rich enough to give it"
Ngoài tiền bạc, người Mỹ dành thời gian để làm thí công trong các công việc thiện nguyện, như phát quà cho trẻ mồ côi, làm vệ sinh, sửa chửa...cho một trung tâm chăm sóc người già, vô gia cư...như hoạt động từ thiện ngày thứ Bảy, 29-4-2017 vừa qua.
Hạ và Mai đưa 2 chúng tôi tới nhà thờ Johnson Baptist, nơi mà Hội Thánh Marietta đươc dành cho một phòng để sinh hoạt, mỗi Chủ Nhật. Nhưng hôm nay thứ Bảy, Hạ đưa chúng tôi đến để chứng kiến một buổi chuẩn bị tham gia hoạt động từ thiện của các người tình nguyện.
Mọi người đến, sẽ nhận một áo thun T shirt màu xám có chữ MOVE và Atl, kể cả 2 chúng tôi dù không tham gia. Rồi tập họp vào hội trường, ăn sáng, uống cà phê, gặp gỡ trò chuyện...trước khi nhận công việc.
Tôi và bà xã không theo Hạ Mai, được Christina đưa về nhà nghĩ ngơi, sau khi hoà cùng không khí vui vẻ và thân thiện của những người giàu lòng nhân ái sắp góp sức với xã hội và cộng đồng trong công tác thiện nguyện cụ thể, không hề vụ lợi. Có chăng, chỉ là cái lợi cho bản thân của những người mà trí tuệ được khai sáng: cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận lấy!
Trước khi kết thúc status này, mời các bạn xem ít thông tin thú vị về 2 người giàu nhất thế giới:
Bill Gates, ông chủ của Microsoft, người giàu nhất thế giới (57 tỷ đô la, 2008)đã cùng với vợ, bà Melinda Gates, thành lập nên Quỹ từ thiện "Bill & Melinda Gates Foundation" với tổng số tiền là 38.3 tỷ đô la vào tháng 1 năm 2000.
Đến năm 2002, gã nhà giàu trẻ tuổi, Bill Gates, 47 tuổi, xin diện kiến "tiền bối" Warren Buffett, 72 tuổi, người giàu thứ 2,(50 tỷ đô la), ông chủ của Bershire Hathaway, bao gồm 63 công ty con, trong đó có mặt những cái tên lừng lẫy như CoCa Cola, Gillette, American Express, Wells Fargo, US Air Group ...
Dự tính buổi gặp mặt chỉ khoảng 30 phút, vậy mà lại kéo dài đến 10 tiếng đồng hồ, với biết bao tâm đầu ý hợp, nhất là trong quan điểm về từ thiện.
Kết quả: Ông già Warren Buffett đã tặng ngay cho Bill & Melinda Gates Foundation của vợ chồng chú em Bill Gates 35 tỷ đô la nữa! Trở thành quỹ từ thiện lớn nhất hoàn cầu với tổng số tiền trên 70 tỷ đô la!
6 đô la cho 1 vé vào thăm. Trong không khí lặng yên của bảo tàng, là một nội thất xưa cũ với đầy ắp những hiện vật lưu niệm liên quan tới quyển tiểu thuyết Gone With The Wind và bộ phim cùng tên.
Đó là hình ảnh của tác giả và nhiều nhất là của các nghệ sĩ tham gia, những người đã góp công làm cho Cuốn theo chiều gió không bị gió cuốn theo thời gian!
Là Margaret Mitchell với chiếc máy đánh chữ Remington đã tạo nên một huyền thoại.
Là Vivien Leigh, một diễn viên vô danh đã vượt qua 1400 tài năng khác để trở nên bất tử cùng với Gone With The Wind!
Là Clark Gable với nụ cười nửa miệng của một tay chơi hào hoa, không phải là một tài tử, mà là một gã Rhett Butler có thật, bước ra từ trong trang sách.
Là Hatti McDaniel, nữ diễn viên da màu đầu tiên được Osca qua vai phụ làm bà vú trung thành.
Là Olivia De Havilland, Leslie Howard...
...cùng nhau thể hiện xuất sắc một hệ thống nhân vật với những cá tính đặc trưng, trong bối cảnh hổn độn của một thời điểm phức tạp bởi chiến tranh, quan điểm chính trị, phương thức sản xuất...
Và trên hết, đó cũng là thành công vĩ đại của Giám đốc sản xuất David O. Selznick, người đã điều hành 1 ê-kíp gồm 4 đạo diễn, cùng các trợ lý...để làm nên tuyệt phẩm điện ảnh tâm huyết Gone With The Wind!
Đây là lần thứ 3 chúng tôi trở lại Glove Park, Marietta, một khu vực thú vị với cái không gian có vẽ xưa cổ. Đặc biệt là nhà hát Strand, nơi mà ngày 15-12-1939, phim Gone With The Wind được chiếu ra mắt. Công viên không lớn nhưng gây ấn tượng bởi sự hiện diện của những công trình phụ nơi đó.
Có lẽ đây là điểm nhấn để dẫn đến nhà bảo tàng Gone With The Wind.
Đó là một căn nhà cổ xưa với tường gạch mộc màu đỏ úa, cũ kỹ như tuyến đường sắt già gần 200 năm tuổi chạy băng ngang trước mặt bảo tàng. Tuyến đường sắt mà tướng Joseph Johnston cố gắng bảo vệ để duy trì cầu nối tiếp vận của quân miền Nam với Richmon, vì thế mà ông phải liên tục rút lui bởi chiến thuật tấn công"gọng kìm"của liên quân miền Bắc do tướng Sherman chỉ huy. Và cuối cùng rút về Kennesaw và thất thủ.
Bên kia đường Whitlock Ave NW, ngang với bảo tàng là cửa hàng đồ cổ Dupre's, gần đó cũng có những nơi bán đồ cũ...nên cả khu thật như một Marietta của những năm giữa thế kỷ XVIII!
(Còn tiếp
Mong Phước Minh
|