|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Dấu tích...Văn phòng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19/3/2017
DẤU TÍCH TRƯƠNG XƯA
Viết về TH Nông Lâm Súc Bảo Lộc
Văn Phòng
Sự trùng hợp lạ kỳ
Là cơ sở quan trọng nhất của nhà trường , nên được chọn đặt ở một vị trí uy nghi và nằm một khoảng riêng trong cái qui hoạch to lớn được phân nhiều lô mà ranh giới là những con đường. Nó còn là một vị trí bắt mắt nhất, nằm cạnh trục đường chính từ cổng vào cột cờ và thẳng xuống kho, nông xưởng. Theo như cơ sở xây dựng lúc ban đầu thì dọc theo quốc lộ 20 từ chỗ ngã ba Phượng vĩ lộ kéo dài gần 500 mét đến nhà thầy Nguyễn Viết Trực, nếu chú tâm nhìn thì sẽ thấy nó ẩn hiện sau những gốc cây của vườn sưu tập thủy lâm.
Và cũng ngạc nhiên là trong qui hoạch ấy khá rộng ngoài ngôi nhà cao cẳng ở góc đường Phát Diệm của thầy Nguyễn viết Trực làm bằng gỗ có từ thời Sở Mới, thì chỉ có văn phòng và nhà của giáo sư mang số 15 được xây dựng cùng thời
Với cấu trúc tường gạch tô trát còn có những mãng xây bằng đá xanh, nền gạch bông, mái fibro-cement cửa gỗ và kính. Trước cửa chính là một vòm bê tông cốt thép hình cung làm thành một mái che, chủ yếu để chỗ xe dừng khi đưa rước giám đốc hay hiệu trưởng của trường, bởi nhà trường có trang bị phục vụ đi lại cho người cao nhất trường một xe du lịch hiệu Chevrolet màu đen.
Thoạt nhìn như một căn nhà dài, thực ra nó có hình chữ T . Phần đầu chữ T trước là vòm bê tông cốt thép, phần vách được xây đá kiểu, phần bên phải có gắn cái đèn lồng, bảng đồng khắc hai bàn tay bắt nhau tượng trưng cho Hữu nghị Việt-Mỹ. Qua cánh cửa sắt là khoảng sân rộng đến giữa nhà , cánh trái là khu toilet và phòng kho, cánh phải là phòng học sinh vụ . Rẻ phải là đường dẫn đến phòng Hiệu Trưởng, ở phần nhà trước gồm 2 phòng : phòng ấn loát và phòng hồ sơ học sinh, ở đây ta nhớ đến bác Nguyễn Duy Nhất là người có trí nhớ tuyệt vời. Ở phần nhà phía sau trực diện với cửa chính là phòng hành chánh-kế toán là nơi đây có bác Phạm văn Nhung và Phạm trịnh Hiển làm , tiếp theo là phòng giám học rồi đến phòng họp Giáo Sư. Đặc biệt các phòng đều chỉ có một cửa ra vào, ngoại trừ phòng hiệu trưởng và giám học có cửa thông ra phòng họp và cửa thông ra ngoài.
Là học viên , suốt thời gian học mấy ai được vào những phòng trên. Có chăng chỉ liên hệ với bác Nhất ngay ở phía ngoài phòng văn thư, hoặc đến phòng hành chính lĩnh học bổng. Riêng phòng họp , thông thường hằng ngày để nước uống cho giáo sư và giải lao sau các giờ dạy , vào mùa thi cử dành cho hội đồng giám khảo, còn các cuộc họp của Giáo sư thường tiến hành ban đêm.
Bên ngoài trước nhà là vòm đậu xe, chỗ này từ thời NLM giám đốc được đưa đến và rước về bằng chiếc xe du lịch màu đen hiệu Chevrolet ( đến thời thầy Nguyễn Phúc Chân Hiệu Trưởng vẫn còn cung cách này ) Trước đó là thảm cỏ phía phải sát đường có một cây Kim Phượng đỏ cạnh hàng cây ngâu từ cổng vào , giữa sân là một cây sứ cùi và một cây râm mát dáng khá đẹp nhờ cành nhánh khúc khuỷu, nhánh thả thòng, lá nhỏ xanh quanh năm, vì nhánh thả thòng nên nhiều người gọi vui là cây "càng ngày càng thấp" ( Cây Kim phượng , cây sứ và hàng ngâu không còn, chỉ còn cây râm mát) Phần tiếp với đường chính từ cổng vào cột cờ là bãi đậu xe. Sau Văn Phòng trồng một hàng hoa anh đào , phần giữa là con đường dẫn vào nhà để xe đạp và xe gắn máy của nhân viên.
Sau năm 1972, vì giáo sư và nhân viên đông , nên nhà trường xây dựng thêm một nhà nũa đàng sau văn phòng được gọi là phòng họp với thiết kế do ban tạo tác nhà trường tự làm nên hình dáng cấu trúc khác hẳn với các công trình đã có của trường trước đây.
Có điều đặc biệt đã được nêu từ đầu bài viết này là trong cái phạm vi phần đất được giới hạn của ba con đường : quốc lộ 20, đường chính vào cột cờ, đường hoa móng bò tím thì ngoài ngôi nhà cao cẳng ở góc đường Phát Diệm của thầy Nguyễn viết Trực, thì 2 công trình được xây dựng cùng thời là văn phòng và biệt thự số 15 ( nhà ở của Giáo sư ).
Hai ngôi nhà đó, có những trùng hợp đặc biệt xin được nêu ra đây :
1/Cùng một tầm cỡ : Riêng Văn Phòng với tầm quan trọng của nó như ta đã biết. Thì nhà số 15 trong thời Nông Lâm Mục trước đó không rỏ ai đã ở , nhưng thời chuyển qua Nông Lâm Súc thì được biết là chỗ ở của cố vấn người Mỹ phụ trách về Nông nghiệp. Sau đó thì gia đình thầy Nguyễn văn Khuy ở , lúc đó thầy Khuy giữ chức vụ Tổng Giám Canh còn Hiệu Trưởng là thầy Nguyễn Phúc Chân, đên khi thầy Khuy lên làm hiệu trưởng thay thầy Chân, lẽ ra gia đình thầy Khuy phải chuyển qua ở nhà trắng cho đúng cung cách tổ chức của trường, thì thầy lại phá lệ không ở nhà trắng, để rồi ông hiệu trưởng kế tiếp là Nguyễn văn Hanh theo nếp đó không vào ở nhà trắng, Như vậy có nghĩa là nhà số 15 tự nhiên trở thành một cơ sở quan trọng ngang ngửa với văn phòng. Nhà ở của người có chức vụ cao nhất trường.
2/Cùng một sự việc : Một trùng hợp kỳ lạ nữa ít người biết đến là khoảng hè năm 1965 . Vào một đêm có một tiếng nổ vang dội cả Bảo lộc, sáng hôm sau mới biết tin là tại căn nhà số 15 bị đặt chất nổ, mục tiêu là sát hại cố vấn nông nghiệp người Mỹ. may mắn là ông ta ngủ ở phòng khác nên thoát nạn. Trước sự việc đó cùng với chiến tranh ác liệt đã làm cho chúng tôi ( lớp đệ tam 63-66) phải dời về Sài gòn tiếp tục học lớp đệ nhất.
Tại văn Phòng nhà trường, một đêm trong năm 1971 có một tiếng nổ lớn, không nhằm sát hại ai chỉ với mục tiêu là phá vở cái két sắt, chủ yếu là kiếm tiền của một anh học sinh tay mơ, tưởng rằng với một quả lựu đan có thể phá bung tất cả, két sắt không suy suyễn, riêng anh thì bị thương rất may là không mất mạng . Cái két đó chỉ bị một khoảng cháy xém nơi ổ khóa, báo hại cho bác Nguyễn văn Long với búa tạ, xà beng, máy khoan máy hàn gần hai ngày ròng rả mới mở ra được .
Có nghĩa là hai căn nhà nói trên đều xảy ra hai sự việc có mục đích khác nhau nhưng cùng chung một tiếng nổ.
Văn phòng trường được tiếp tục cho đến 1981, sau đó biến thành nhà khách, năm 1986 là phòng truyền thống đến năm 1996 trở lại làm phòng của ban hoa viên do tôi phụ trách chỗ làm việc của tôi là chỗ làm việc của hiệu trưởng ngày xưa. Nay là phòng làm việc của ban Quản lý học sinh và Đoàn thanh niên.
Nhà số 15 vẫn là nhà ở giáo viên sau năm 1975, đến năm 2000 thì bị ngăn cách bởi tường gạch, từ văn phòng không còn được nhìn thấy ngôi nhà đó nữa và từ năm 2011 căn nhà số 15 đó đã hóa thân. Cái nền của nó nằm đâu đó trong cái công trình to lớn Siêu thị COOP MART Bảo lộc.
Văn phòng trường xưa vẫn còn là văn phòng với chút ít đổi thay. Hi vọng rằng nó sẽ còn để được đón chờ ai đó cho một lần trở lại. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1064422 visitors (3181207 hits) |