|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Con đường Cái Quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23/10/2016
Con đường Cái Quan...
MONG PHƯỚC MINH
|
Con đường Cái Quan…
Nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại cho đời một tuyệt phẩm , đó là Trường ca “Con đường cái quan”.
Tôi đi từ ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
Chia đôi một họ trăm con đã lên đường
Năm mươi người ngược núi rừng
Ðã dựng vòng biên ải
Năm mươi người trẩy theo sông tới khơi chừng
Tôi theo người vượt quan san
Ơi, ơi người ơi Ơi, ơi người ơi
Rẽ lối mòn gìn giữ quê hương ngăn dường giặc Hán
Tôi chưa về Ải Chi Lăng
Ơi, ơi người ơi Ơi, ơi người ơi
Dưới chiến bào người thấy băn khoăn thương ai đầu nguồn...
Đáng lý tôi chỉ trích 2 câu đầu thôi, nhưng như thế thì rất thiếu sót, nên tôi xin chép lại toàn bộ “đoản khúc 1, Từ Miền Bắc” của bản trường ca, để thấy rằng Con đường cái quan đã không những bắt đầu từ Ải Nam Quan với cột mốc địa dư cụ thể, mà còn bắt đầu từ thời Lạc Long Quân huyền thoại!
Và cũng để thấy rằng bên cạnh một Ải Nam Quan đã chỉ còn trong nỗi nhớ, vẫn còn một Ải khác đang ngày đêm tồn tại để nhắc nhở con cháu dân ta về cái thời bi tráng của những năm tháng xa xưa trong các cuộc chiến sinh tồn chống lại quân Bắc phương tàn ác và nhiều tham vọng, đó là Ải Chi Lăng.
Ải Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn, nằm trong 1 thung lũng hẹp, giữa núi đá Kai Kinh ở phía Tây và dãy núi đất Bảo Đài-Thái Hoa ở phía Đông, là 1 trong những chứng tích quan trọng . Những năm trước và sau công nguyên, lịch sử đã chọn Ải Chi Lăng như là một địa danh đặc biệt gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân ta, đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược. Ải Chi Lăng đã gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự tài năng như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi và những thủ lĩnh của xứ Lạng như Phò mã Thân Cảnh Phúc. Nổi bậc nhất là chiến công hiển hách của Tướng quân Lê Sát, chém chết An Viễn Hầu Liễu Thăng tại tử lộ này, làm suy sụp tinh thần của viện binh xâm lược nhà Minh, dẫn đến bị tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn vào đầu tháng 11 năm 1427, để cuối cùng người Anh Hùng áo vải đất Lam Sơn, Lê Lợi giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của quân Tàu sau 10 năm kháng chiến!
Có lẽ chúng ta vẫn còn nhớ một chuyện đau lòng đã xãy ra tại Lạng Sơn trước đây khi , vì một mối lợi nhỏ, trong sản xuất nung vôi, cộng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, kèm theo sự quản lý tách trắc của giới chức thẩm quyền khi ấy, khiến làm sụp đổ tan tành khối đá “Tô Thị”, mãi mãi con cháu ta không còn thấy hình dáng “Người-Thiếu-phụ-đá-như-bằng-xương-bằng-thịt” đã sống-huyền-thoại hàng ngàn năm cùng non sông gấm vóc! Thay vào đó chỉ là một phiên bản mất hoàn toàn dấu ấn thời gian, dĩ nhiên giá trị tinh thần cũng vì thế mà suy giảm!
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có Nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh
Nàng Tô Thị là ai mà đứng chờ chồng suốt bao thiên niên kỷ?
Thử hỏi trên thế giới có mấy huyền thoại về một thiếu phụ bồng con đứng giữa đất trời trông chờ người chồng đang chinh chiến chống ngoại xâm ngoài biên ải xa xôi?
Thật ra chỉ là 1 khối đá vô tri vô giác, đứng trơ gan cùng tuế nguyệt, với dáng dấp 1 người phụ nữ đã được Tiền nhân thổi “hồn bất tử” với non sông! Người là ai, hay chính Người là biểu tượng của lòng nhân hậu , tính chung thủy mà phụ nữ Việt Nam đã có tự lâu đời? Hay quan trọng hơn, Người cũng chính là biểu tượng của tính quật cường, lòng bất khuất của cả một dân tộc, ngày đêm đứng đó như nói lời cảnh báo trước những ai có ý đồ thôn tính non sông!
Tôi nhắc lại như vậy để muốn nói rằng mình đã từng một lần tới miền địa đầu tổ quốc, nơi khởi phát “Con Đường Cái Quan”, còn mũi Cà Mau, nằm ở cực Nam, không ai có thể chiếm được, vậy mà không đến thăm, mai mốt lỡ theo Ông theo Bà thì chỉ biết tự trách mình thôi. Cho nên, dự định một chuyến đi bụi về đất Mũi nó cứ “lộn xộn” trong lòng!
https://www.youtube.com/watch?v=RMl-e7hoBgI
Rong chơi đất Mũi
Chào các bạn, đáng lẽ tôi sẽ tiếp tục bài viết “ Trở lại Kalaw” sau thời gian dài gián đoạn do phải lang thang qua đất Miến như đã tường thuật vừa xong. Nhưng thấy rằng những hình ảnh, thông tin trong chuyến hành trình vừa qua đang còn “nóng hổi”, cũng phần nào trùng lắp với “Trở lại Kalaw”, nên chắc chắn sẽ gây nhàm chán, dù rằng mỗi chuyến đi đều có những khác biệt riêng. Nên tôi quyết định sẽ “Trở lại Kalaw” vào một dịp khác, khi thuận tiện.
Nhớ lại, nhiều bạn sau khi theo dỏi chuyến đi từ Nam ra Bắc của tôi và bà xã vào năm 2015, đã hỏi 2 kẻ bụi đời này rằng có từng về thăm Đất Mũi? Xin thưa đã thực hiện chuyến đi đó vào năm 2012, nhằm rút kinh nghiệm cho hành trình xuyên Đông Dương bằng xe gắn máy vào đầu tháng 4 cùng năm, mở đầu cho chuổi những chuyến rong chơi “đơn độc” sau nầy. Cho nên, hôm nay để thế chỗ cho phần tiếp theo của chuyến “Trở lại Kalaw” tạm hoãn, tôi xin kể chuyến đi về đất Mũi hồi 4 năm trước.
Rong chơi Đất Mũi theo đường Nam Sông Hậu
Với tôi, đời là một cuộc rong chơi lớn, gồm nhiều cuộc rong chơi nhỏ nối tiếp nhau. Có những cuộc rong chơi mà nhiều người muốn quên, nhưng với tôi, cuộc rong chơi nào cũng đáng nhớ, nếu còn nhớ được, vì đó là những kỷ niệm, dù có thể là những kỷ niệm đắng cay! Ngoài ra, trong nhiều cuộc rong chơi, lại có “bóng dáng” của cuộc rong chơi khác, trước đó, nó khiến tôi không thể không nhắc lại, nhằm làm phong phú thêm cho câu chuyện cuộc đời! Và từ đó nó thành hình thói quen trong tôi là bên cạnh việc ghi lại chuyến đi chính, thỉnh thoảng lại tôi lại nhắc kèm theo 1 chuyến đi phụ với những sự kiện liên quan để có thể làm độc giả thú vị hơn khi theo dỏi bài viết.
Sau cuộc rong chơi thứ nhất ( “Những cuộc rong chơi của 2 kẻ …thích lang thang, Long xuyên – Hà Tiên – Kép”) vào cuối năm 2011, thì tháng 2 năm 2012 chúng tôi thực hiện cuộc rong chơi tiếp theo cũng bằng con Daehan 110 phân khối của Hàn quốc, theo lộ trình: Long xuyên-Cần thơ-Bạc Liêu-Cà Mau-Rạch Sỏi-Long xuyên. Đặc biệt đoạn Cần thơ – Bạc Liêu là theo đường Nam Sông Hậu, chạy dọc đoạn cuối cùng của nhánh sông Hậu để đổ ra bờ Biển Đông tổ quốc, đoạn Cà Mau-Rạch Sỏi, thì chạy dọc theo cung đường cặp biển Tây Nam, qua Hòn Đá Bạc, xuyên rừng U Minh.
Tổng chiều dài hành trình là khoảng 900km.
Thời gian thực hiện là 4 ngày.
Đã vài lần đi Cà Mau, nhưng tôi và bà xã chưa một lần đến Đất Mũi, cái chỏm nhọn cuối cùng làm nên một đất nước Việt Nam đẹp xinh hình chử S. Cho nên việc tìm về nơi đó, vẫn là nỗi khát khao luôn âm ỉ trong lòng.
Trước Tết năm 2012 tôi có nghe nói đến con đường Nam Sông Hậu, nối liền Cần Thơ với Bạc Liêu đã hoàn thành, thông thoáng hơn Quốc lộ 1A cũ, cho nên việc “đi Cà Mau, đến Đất Mũi bằng cung đường mới Nam Sông Hậu”trở thành một lựa chọn lý thú của chúng tôi trong thời điểm này và cả 2 quyết định thực hiện.
Nhưng, bây giờ xin hãy bắt đầu bằng một chút ….đi ngược về phía Bắc.
Từ 1 câu mở đầu trong bài học địa lý của cái thuở chân đất đến trường làng hồi bậc tiểu học: “ Nước Việt Nam ta hình chữ S,trải dài từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau”. Lúc ấy, khi đất nước còn phân đôi, cho đến những năm đầu của Thiên niên kỷ, tôi cũng như phần lớn người dân Miền Nam chỉ nghĩ rằng Ải Nam Quan là điểm cực Bắc của tổ quốc, là cửa ngỏ từ hàng ngàn năm trước của ta thông sang Tàu, là nơi Sứ bộ “hòa bình” 2 bên qua lại và cũng là nơi chính yếu mà quân xâm lược Tàu đã nhiều lần vượt qua để thôn tính nước ta, chứ chưa hề biết rằng Lũng Cú, Hà Giang, mới đích thực là điểm cao nhất của Việt Nam trên bản đồ địa lý, có lẽ bởi vì Ải Nam Quan nằm trên con đường xuyên Việt chạy suốt đến mũi Cà Mau ở phía Nam?
Năm 2008, tôi và bà xã đã theo một tour du lịch xuyên Việt bình dân, có tới cửa khẩu Hửu Nghị, chụp vài tấm ảnh kỷ niệm trên đường ranh biên giới. Đâu ngờ rằng khi đó mình đang đứng cách Ải Nam Quan không xa, phía Bắc đường ranh này, muốn tới thăm phải xin giấy thông hành vô đất Tàu, nghĩa là vào lúc nào không rõ, cũng như chẳng biết nguyên tắc phân định lại biên giới như thế nào, chỉ biết bây giờ Ải Nam Quan đã là của người phương Bắc!
Theo hình ảnh thời Pháp, Ải lớn là của Tàu, Ải nhỏ là của ta, khoảng cách khoảng 100m, nay chỉ còn Ải lớn, nằm sâu trong đất Tàu.
https://www.youtube.com/watch?v=X9p0M1L3_2w
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1049553 visitors (3138360 hits) |