Chuyện Blao
Chuyện cây Trà
Một sản phẩm xuất xứ từ Blao, có tên tuổi từ thập niên 1950, nó được chế biên tù cây trà : Trà Blao.
Ngày nay từ năm 2008 tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ hội Trà, sau là Tuần lễ văn Hóa Trà lấy chuẩn mực là Thương Hiệu Trà Blao. Trước khi nói về xuất xứ của cây trà Blao Tôi xin phép được trình bày những chuyện về cây trà.
Ba tôi theo bà nội vào đất Blao từ năm 1937, ở lúa tuổi 15,16 nơi vùng đất mới khai khai phá, mà chủ yếu đã được định hướng là trồng trà, ông trở thành một nhân công cho công việc này, là một lao động đơn giản thôi, gồm đốn cây, dọn rẩy đến việc đào hố ,thọc lổ trồng trà. Tôi đã thấy cây trà từ tấm bé, cũng đã đụng chạm đến loại cây này từ lúc học lớp ba, Đó cũng là dấu ấn tuổi thơ của tôi, tôi muốn kể lại dù rằng những vườn trà, cây trà mà ngày nào gắn bó với tôi nay không còn nữa, như trà sở Bảo Đại, sở Chauvel, vườn bà nội tôi ngay Bảo lộc, vườn trà của ba má tôi tại An Lạc…nhớ cả những vườn trà của ông thợ Giàu, bà Bảy bụt, ông Diện lùn, và nhớ cả việc ăn trộm chuối của ông Bón trác, ông ba Trì, trộm xoài vườn ông mười Tiệm, và cây mít ướt của vườn ông Cai Miều….
Muốn có trà con để trồng chúng ta có thể dùng trà giâm cành và ương hạt.
Tôi xin phép chỉ nói đến ương trà hạt, vì lúc đó trà giâm cành là công nghệ cao mà nhà vườn thời ây không dùng đến
1/Lấy Hạt Trà :
cây trà sau khi trồng một năm có thể cho hoa, hoa tích thành những nụ nhỏ gọi là nụ trà ,lớn dần to cỡ 1 phân thì nở hoa, gồm năn cánh trắng, ngụy vàng. Sau đó tích trái nhỏ như nụ hoa nồi lớn dần, có thể mang một hạt,2,3 và thậm chí đến 4 hạt. từ trái non nhỏ vỏ láng bóng xanh nhạt rồi đậm dần da xậm màu, sần sùi, ngã màu nâu đen có thể nứt tét ra, là chứng tỏ bên trong hạt đã già. Hạt già to cỡ viên bi đường kính 1 cm vỏ hột cứng có màu đen . Thông thường khi hái trái trà, ta dung răng tách một mảng vỏ gần chỗ mắt hạt, thấy có màu đen là hạt đã già. Khi tách lấy hạt người ta cũng dung răng tách ra . Cho nên thời tuổi nhỏ của chúng tôi vào mùa hái hạt trà các bộ răng thường bị nhuộm đen do nhựa của hạt trà bám vào. Cũng phải nói rỏ là hạt dùng để ươm trồng là hái ở những cây đã lâu năm, ít nhất cũng phải trên 4 năm trồng. Cây càng già hạt giống càng có giá trị, người ta chọn những cây giống tốt trồng thành cây có thể cao 3-4 mét gọi là cây trà giống để lấy hạt, riên với người làm vườn nhỏ thì có thể dùng hạt từ các vườn trà lâu năm, không chú ý đến giống vì thời của tôi nhu cầu cần hạt giống rất nhiều để có mà trồng.
2/Chọn Hạt : Hạt trà sẽ được ngâm vào nước để loại bỏ những hạt nổi vì nhân lép không thể nẩy chồi được, sau đó đem ủn vào cát ẩm chừng ba ngày thấy một số hạt bắt đầu nứt là chuẩn bị đem đi ương.
3/Vườn Ương ;
Ngày ấy nhà vườn nào trồng trà thì tự làm vườn ương tại chỗ chồng để di chuyển cho tiện vừa phù hợp với đất trồng nữa, đất ương được làm xốp sâu cở 30 phân, dắp nổi cao 10 phấn, líp rộng 1m chiều dài tùy nghi.
Trên líp rạch hang ngang cách nhau 10 phân, hạt cách hạt cỡ 8 phân, hạt trà đã nứt thì đem ương , người ta cắm phần mắt hạt xuống cho hết hạt trà rồi rải nhẹ đất che hạt hay dùng tranh băm nhỏ rải lên trên giữ ẩm, cũng có thể làm giàn che bằng tranh cao cỡ 1 met rưỡi, cần thiết không đủ ẩm cho hạt nẩy chồi cũng như cây trà non người ta còn phải tưới nữa.
4/Cây giống : sau khi ương được 10 tháng thì cây trà con cao chừng 50 cm thì có thể đem đi trồng, người ta dùng tay nhổ thẳng cây trà lên, cắt hêt 2/3 mỗi lá để cho cây bớt thoát nước, ở rể cắt bỏ những rể phụ, chỉ giữ lại rể chính gọi là đuôi chuột rồi nhúng vào một hỗn hợp phân và đất nhão thành một lớp bao giữ ẩm cho rể đuôi chuột, có thể đẻ như thế vài hôm. Đó là trồng nguyên cây, cũng có trường hợp khi nhổ trà con lên cắt bỏ rể phụ, giữ lại phần thân trên mặt đất cỡ 15 cm được gọi là Stump ( trồng stump : trồng gốc).
5/Quy hoạch trồng : Trà được trồng thành hang, hàng cách hàng 1 mét, cây cách cây 0,8m, Người ta đào hố ,trộn phân làm xốp đất, tuy nhiên là rừng rẫy vừa được khai hoang đất rừng có nhiều mùn, xốp nên tiến hành trồng trà trực tiếp được..
6/Cách trồng : ở những hố đào làm xốp trước đó, ta dùng một cây gỗ nhọn đầu, thọc xuống đất, đặt cây trà xuống, dùng cây thọc lổ xăm đất đầy lổ ,cuối cùng nén chặc bằng cách dùng chân dậm, nên có từ ngữ là “Dậm Trà : có nghĩa là trồng trà“.
Trường hợp trồng không đào hố thì người ta dùng một khúc cây cỡ 8 -10 phân dài 2 met vót nhọn đầu. Một người đi trước,nhờ sức nặng của cây dùng sức người thọc mạnh xuống đất tạo thành một lổ rộng, người đi sau đặt cây trà con cho cổ rể bằng mặt đất tự nhiên ,dùng cọc nhọn nhỏ gạt đất mặt xuống lổ, dùng chân dậm.
Việc trồng trà thường bắt đầu vào mùa mưa, chọn cách này vì thời ấy loại dế cơm rất nhiều, không thể trồng hạt trực tiếp được vì cây hạt mọc lên nhỏ cỡ gốc bằng tăm xỉa răng không chịu nổi cái hàm sắc bén của dế,
Sau khi trồng xong ,nhà vườn làm công tác bảo về bằng cách hằng ngày đi kiểm ta xem có dế cơm về đùn đất đào lổ không, nếu có sẽ đào lên bắt , và con vật bé bé có cái càng to đó sẽ được đem nướng hoặc chiên giòn ăn với nước mắm cũng ngon.
BT
|