16/4/2016
Trở lại Kalaw (tt)
Từ công viên Maha Bandoola nhìn về hướng Bắc, chếch phía trái là chùa Sule mà tôi đã từng nhắc tới, cũng đang trong thời kỳ bảo dưỡng, ngay trước mặt là một khối nhà màu trắng, nổi bậc dưới ánh nắng chiều khá oi bức của Miến Điện gần cuối năm. Đó là Hội trường Thành phố Yangon, The Yangon City Hall. Công trình này do kiến trúc sư U Tin thiết kế, xây dựng năm 1926, hoàn thành năm 1936, mang phong cách pha trộn giữa kiến trúc thuộc địa Anh và kiến trúc truyền thống Miến Điện, với nóc mái 3 tầng thật đặc trưng gọi là pyatthat và hình tượng 2 linh vật Công và Rắn thần màu xanh lá cây đậm. Hội trường này trước đây có màu vàng đất, nay được sơn toàn trắng.
Chếch về phía tay phải, tức bên trái của The Yangon City Hall, là Aya Bank, cũng là một khối nhà mang phong cách kiến trúc thuộc địa đẹp.
Đối diện với Aya Bank ngang qua đường Maha Bandoola là nhà thờ Immanuel Paptist, được xây dựng năm 1885 rồi bị phá hủy vào thế chiến thứ II, đến năm 1952 mới được khôi phục.
Zaw Minn Oo dẫn tôi đi dọc theo đường Maha Bandoola Park, nằm bên hông công viên, ngược về phía sông Yangon, để tôi được tiếp cận với High Court Building. Đây là một trong những công trình kiến trúc thuộc địa tiêu biểu tại Yangon, được xây năm 1914, ngay trước thế chiến thứ I, lúc đó nó là Nghị Viện Tư Pháp, đến năm 1962 thì trở thành trụ sở của Tối Cao Pháp viện cho đến ngày nay. Toàn thể ngôi nhà có màu đỏ thẩm chủ đạo, với tháp đồng hồ 4 mặt nổi bậc ở giữa.
Chúng tôi tiếp tục đi quanh tòa nhà High Court Building để sang đường Pasodan rồi ngược về đường Maha Bandoola. (Xin lưu ý, đường này khác với đường Maha Bandoola Park, xem bản đồ). Zaw Minn tình cờ gặp cô bạn cũ thời sinh viên Đại Học Yangon, họ hàn huyên tâm sự còn tôi thì lặng lẽ ngắm nhìn đường phố và… chụp hình.
Như vậy anh bạn Zaw Minn Oo đã giúp tôi “lướt” qua vài công trình tiêu biểu trong số khoảng 200 di sản nằm trong danh sách bảo tồn của Yangon. Anh rời đường Strand để rẻ phải qua đường Sule Pagoda, lại là một con đường mang tên chùa, Chùa Sule, ngay trước mặt chỗ khúc quanh lại là một công trình kiến trúc kiễu thuộc địa, nhưng có lẽ là công trình mới.
Đường Sule Pagoda có dãy phân cách ở giữa, rợp bóng cây xanh như nhiều nơi khác ở thành phố “ngủ trong rừng”này. Từ xa, tôi đã thấy ngôi tháp chùa Sule vàng chóe, nhỏ nhắn theo luật phối cảnh, trước những cao ốc hiện đại bên lề trái, Sule Centre Point Towers & AGD Bank Towers. Khi gần đến chùa, tôi còn thấy thêm 1 công trình kiễu thuộc địa cũ kỹ, quả thật không sai khi Yangon được xem là thành phố còn giữ được nhiều công trình kiến trúc loại này tại vùng Đông Nam Á.
Điều này được khẳng định khi anh bạn Zaw Minn thả tôi xuống phía trước Công viên Maha Bandoola, sau khi vòng qua 1 cung đường nhỏ ven chùa Sule, bởi lẽ nhiều công trình cổ rất ấn tượng đang bày ra trước mắt tôi trong buổi chiều vàng rực nắng .
Công viên Maha Bandoola, vừa được chỉnh trang vào năm 2012, được xem là tụ điểm của dân chúng đến dạo chơi, ăn uống, đồng thời cũng là chỗ du khách tập trung để tiện việc thả bộ thăm viếng các di sản chung quanh. Công viên được xây dựng trên khoảng đất trống, được bao bọc bởi các con đường Maha Bandoola Street, Merchant Road, Sule Road một phần đường vòng quanh chùa Sule và đoạn đầu đường Maha Bandoola Road. Giữa công viên là Tượng đài Độc Lập trắng toát đâm thẳng lên nền trời xanh(Independence Monument) được xây dựng vào năm 1948, thay thế bức tượng Nữ Hoàng Victoria đã có từ năm 1896, để đánh dấu ngày người Myanmar dành được Độc lập từ tay thực dân Anh.
Công viên được mang tên của Vị Tướng Anh Hùng nhất trong lịch sử Myanmar, Maha Bandoola(1783-1825), , người đã để lại câu nói danh tiếng trước khi hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Anh: “Chúng ta có thể thua. Đó là số mệnh. Chúng ta chiến đấu hết mình và trả giá bằng sinh mạng. Tuy nhiên, tôi không thể chịu được sự ô nhục thua trận vì thiếu tinh thần chiến đấu. Hãy cho kẻ thù thấy rằng người Myanma thua vì mất chỉ huy. “
Bandula mãi được yêu mến chính là vì sự dũng cảm trong chiến đấu chống lại kẻ địch mạnh hơn mình gấp bội. Và cũng bởi vì ông là biểu tượng cuối cùng cho những ngày tháng vinh quang của đế chế Kongbaung. Một công viên với tượng đài Độc lập, nói lên khát vọng Tự Chủ của dân tộc Myanmar, xứng đáng được vinh dự mang tên vị Anh Hùng dân tộc Maha Bandoola.