xin giới thiệu một số cây trong khuôn viên trường Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
Trích Tạp Chí HOA CẢNH số 10/2014
Cây RÂM MÁT
(Diospyros confertiflora)
Được gọi là cây Râm Mát, bởi lẽ khi đứng dưới gốc của cây vào giờ nắng gắt ta sẽ được che bóng cùng một không gian mát lạnh mà táng lá đã dành cho. Rất nhiều khách viếng thăm bắt gặp cây này đều chăm chú nhìn trầm trồ khen ngợi và mong ước làm sao có được cây giống trồng ở các công viên thì đẹp biết bao.. Vì toàn cảnh nó như một cái lộng, với màu xanh lục sáng của lá nhỏ, được gắn lên những nhánh mỏng mảnh thả lòng thòng như cành liễu rũ, đặc biệt là xanh lá quanh năm. Từ xa đứng nhìn cái lộng ấy sẽ lung linh, lấp lánh khi có gió nhẹ thoảng qua nhờ sắc bóng của lá phản chiếu ánh mặt trời.. Nếu đứng dưới gốc nhìn lên thì ta mới thấy rỏ điều này ,ngoài cái thân trụ gần như thẳng đứng đó, nhánh được phát ra từng tầng như những chiếc nang, chuyển qua nhánh nhỏ dần,khẳng khiu, gấp khúc dị dạng cuối cùng là những nhánh mang lá như những cành liễu rũ, trùng lớp cành lá thòng đó che mát cho ta .
Nó vốn là loài cây bản địa, vì tại rừng của thác Đam Ri và các khu rừng thuộc mạn bắc của Bảo lộc thấy có xuất hiện, vì sống trong rừng nên cành nhánh thấp thường bị hiện tượng rung nhánh tự nhiên do phải cạnh tranh sinh tồn,, cho nên ngoài thân trụ chính thẳng đứng ta chỉ thấy một chòm cành lá ở phần ngọn mà thôi.
Trong khuôn viên trường Cao Đẳng Công Nghệ và Kinh tế Bảo lộc còn lại bốn cây khá to, có lẽ chúng có sẳn tại khu rừng trước đó, đến khi khai phá để xây dựng cơ ngơi này người ta đã để lại, chính nhờ được sống nơi quang đản, không có tình trạng cạnh tranh nên cành lá phát triển một cách tự nhiên, tạo một dáng vẽ đặc biệt mà ta được thấy.
Nếu các bạn có dịp ghé lạ tiệm trà Trâm Anh, nhà Hàng Nam Huê nhìn vào khu cây rừng hướng về phía văn phòng và giảng đường của trường Cao Đẳng Công Nghệ Kinh Tế Bảo Lộc là sẽ nhìn thấy ngay. Đặc biệt những cây tại đây có độ cao gần bằng nhau khoảng 15 – 18 m, từ độ cao ấy cây như chừng đứng lại chỉ phát triển nhánh ngang rồi thì những nhánh thả thòng gấp khúc kỳ dị từ đó cho những nhánh nhỏ như sợi dây mang lá ,lá nhỏ 2-3 cm dài 5-8 cm gân chính chia phiến lá bất xứng mặt trên xanh lục bóng được chìa ra phía ngoài sáng, mặt dưới mờ gân không rỏ ràng, lá non gần ngọn mầu nâu đỏ, lá khô rụng có màu vàng ửng nâu.
Như đã nói ở trên cây không đưa ngọn lên cao trong lúc các nhánh non phát triển càng ngày càng thả thong thấp xuống cho nên tàng cây càng lúc càng thấp . Nhiều người vẫn vui gọi là “ Cây Càng Ngày Càng Thấp” Nếu để cho phát triển tự nhiên thì trong tương lai các nhánh cây này bò trên mặt đất.
Qua theo dõi những cây ở đây thì mới biết cây to lớn như thế nhưng ra hoa rất nhỏ màu trắng nằm theo nách lá, ra hoa ít, không thường xuyên hằng năm. Quả như quả hồng to cỡ 4- 5 cm nạt chin có vị chua ngọt, một hạt to 2 cm phôi nhũ nhăn.
Đã nhiều năm rồi, một số người đến ghé thăm thấy cây đẹp mong tìm giống để trồng, nhanh nhất tính đến chuyện giâm cành chiết nhánh thì cũng chẳng kết quả gì, thêm vào đó nhánh vươn thẳng tương tự như thân chính rất hiếm.
Hi vọng rằng ở những vùng rừng ở mạn bắc của Bảo lộc
sẽ còn chủng loại cây này, sẽ cho quả và hạt hoặc những
cây non có thể bứng đem trồng được.
Bùi Tho
|