|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Một thời Blouse trắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28/2/2016
MỘT THỜI BLOUSE TRẮNG
Đỗ Trí
|
MỘT THỜI BLOUSE TRẮNG
Hôm nay , về dự họp mặt kỷ niệm 61 năm ngày Thầy Thuốc ,gặp lại các đồng nghiệp cũ và mới, chợt nhớ mình đã nghỉ hưu gần 6 năm rồi. Nhìn lại 34 năm công tác trong ngành y mới thấy thời gian trôi qua nhanh quá. Đã gần trọn một kiếp người với bao hỉ nộ ái ố mà mình từng chứng kiến. Những phút giây sinh tử trong từng cái chớp mắt, hạnh phúc và đớn đau được phơi bày một cách trần trụi không cần che dấu. Có những người bệnh biết bao người thân vây quanh và có những mãnh đời một thân một mình chịu đựng nhiều nghiệt ngã. Cuộc sống muôn trùng, cuộc đời thì hữu hạn. Một thời kì khốn khó đã đi qua khi xã hội thiếu thốn mọi bề và bệnh viện không là ngoại lệ, từ đội ngũ y bác sĩ, thuốc men, dụng cụ y tế. Người Thầy Thuốc chỉ có ống nghe, cái Tâm và kiến thức của mình. Có những trường hợp chẩn đoán đúng nhưng đành bó tay vì không có thuốc đặc trị. Bệnh nhân phó mặc sinh mệnh cho Thầy Thuốc, Thầy Thuốc trăn trở ray rứt không biết giải quyết như thế nào? Trong 34 năm ngành y tôi có hơn phân nửa thời gian làm công tác y sĩ điều trị. Có 2 trường hợp mà tôi nhớ nhất vì gia đình bệnh nhân phản ứng với mình. Trường hợp thứ nhất: Khoảng năm 1980, tôi công tác ở Khoa Nội, phụ trách điều trị các bệnh nhân nữ. Một buổi chiều, một bệnh nhân nữ 17 tuổi được chuyển từ Khoa Hồi sức Cấp cứu đến Khoa Nội vì bệnh đã ổn định với chẩn đoán Tiêu chảy nhiễm trùng vì bệnh nhân vào viện với các triệu chứng: sốt, nôn ói và tiêu chảy. Khi cô y tá sắp xếp giường cho bệnh nhân nằm trong lúc tôi đang khám cho một bệnh nhân khác lên cơn đau dạ dày. Sau khi khám và chỉ định thuốc điều trị xong, tôi tiếp nhận bệnh nhân mới. Nhìn khuôn mặt bệnh nhân có vẻ bị ngộ độc, tôi thăm khám và khai thác bệnh sử. Bệnh nhân nằm yên không chịu trả lời, chỉ có người mẹ khai báo mà thôi. Nhìn đôi đồng tử co nhỏ nghĩ đến bệnh nhân uống thuốc trừ sâu. Tôi hỏi về hoàn cảnh gia đình, hỏi bệnh nhân có buồn giận gia đình mà tự uống thuốc không? Bà mẹ phản ứng gay gắt với tôi vì cho tôi nghĩ xấu con gái của bà. Tôi đành đe dọa bệnh nhân nếu không khai thật thì sẽ không cứu chữa được. Bệnh nhân vẫn tiếp tục nằm yên không chịu hợp tác. Tôi đành mang Hồ sơ Bệnh án đề nghị gởi lại Khoa Hồi sức Cấp cứu để tiện theo dõi vì Khoa Hồi sức Cấp cứu có Y Bác sĩ trực thường xuyên. Khoa Nội đêm chỉ có một Y tá trực. Trong thời gian đó, bệnh nhân khai thật với cô Y tá là hôm qua đã uống thuốc trừ sâu tự tử. Bệnh nhân được chuyển ngay đến Hồi sức Cấp cứu để điều trị giải độc. Rất may sau 10 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã ổn định .
Trường hợp thứ hai: Khoảng năm 1984, tôi công tác tại Khoa Hồi sức Cấp cứu và làm việc theo kíp trực. Hôm đó tôi nhận kíp trực vào 21 giờ đêm. Được bàn giao có ca bệnh nặng cần thường xuyên theo dõi. Hồ sơ bệnh với chẩn đoán cháu bị Viêm não. Đó là một cháu trai 10 tuổi đang nằm thở Oxy và truyền dịch để tiện xử trí cấp cứu. Bệnh án đã được hội chẩn và thống nhất phác đồ điều trị với tiên lượng tử vong. Kíp trực theo dõi dấu hiệu sinh tồn và xử trí theo phác đồ đã thống nhất. Tôi cũng thường xuyên theo dõi cháu, nhưng đến 22 giờ cháu đột ngột suy hô hấp và trụy tim mạch, chúng tôi dùng mọi biện pháp xử trí cấp cứu nhưng không hiệu quả và cháu đã tử vong. Cha cháu là anh bộ đội người miền Bắc không kiềm được cơn xúc động đã dùng nhiều lời lẽ nặng nề xúc phạm chúng tôi. Bác sĩ trực viện và hai cô Y tá phải lánh mặt. Tôi phải đứng yên để chịu đựng. Anh ta lại còn có thái độ định hành hung khi tay cầm chiếc ghế đập tôi. Rất may, bạn anh đã kịp thời ngăn lại trước sự chứng kiến của nhiều thân nhân trong Khoa Cấp cứu. Sau khi được nhiều người khuyên nhủ anh đã bình tỉnh lại và mang cháu về. Anh bỏ lại chiếc xe Honda bên ngoài , để bảo quản tài sản của anh , tôi đem xe vào phòng trực. Đến 5 giờ sáng , bạn anh trở lại nhận xe và gởi lời xin lỗi . Tôi cũng chỉ biết gởi lời chia buồn cùng anh mà thôi.
Có 10 năm công tác ở Khoa Hồi sức Cấp cứu, đã chứng kiến biết bao nhiêu ca tử vong. Có biết bao bi kịch của cuộc đời . Những ca tự tử chỉ vì chút giận hờn bế tắc trong cuộc sống. Những cái chết chỉ vì hoàn cảnh khó khăn đem đến bệnh viện thì quá muộn. Có những cái chết oan ức: các bé chỉ bị bệnh thông thường, vì nghèo, thiếu hiểu biết, gia đình tự mua các loại thuốc tán bào chế bên ngoài cho con uống dẫn đến tử vong. Nhưng cũng có những nụ cười, lời cảm ơn khi giúp bệnh nhân thoát cơn nguy kịch khiến cũng ấm lòng khi thấy mình sống có ích cho đời. Nghề y đã cho tôi sự thấu hiểu và biết cách chia sẻ bởi bản thân mình học được hai chữ: VÔ THƯỜNG..
Kỉ niệm ngày THẦY THUỐC 27/2
ĐỖ TRÍ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1065075 visitors (3183479 hits) |