Y học thường thức Bác Sĩ Trần Văn Diên
Trong dân gian hay dùng “dòng cái thứ đồ mắc dịch mắc ôn” khi gận hờn nhau nói cho hà hơi. Bệnh dịch là bệnh do diễn tiến nhiễm vi trùng hay vi khuẩn, khi mà sự phát triển đại trà lây lan nhanh từ người này sang người khác làm nguy hiểm đến tánh nạng, xảy ra đồng thời nhanh chóng ở một vùng dân cư lây lan rộng lớn.
Trong lịch sử đã ghi nhận nhiều bệnh dịch rộng lớn gọi là đại dịch. Đại dịch hạch, hay dịch hạch đen xảy ra ở châu Âu thế kỷ 13 đã một phần ba dân số tử vong. Ở Hungari thế kỷ 16 cũng có dịch sốt phát ban do rận. Ở Tây Ban Nha năm 1918 dịch cúm làm chết khoảng 40 triệu người. Châu Á năm 1957 có dịch cúm do virus A. Đại dịch ở Hồng Kông năm 1968 cũng do virus A. Gần đây nhất là Đại dịch cúm 2009 ở nhiều quốc gia.
Đại dịch có thể được định nghĩa “là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia, và thường ảnh hưởng đến rất nhiều người.”
WHO (World Health Organization ở Liên Hiệp Quốc) chia đại dịch thành 6 giai đoạn miêu tả quá trình một loại virus cúm mới nhiễm trùng vài người đầu tiên rồi phát triển thành dịch. Điều này bắt đầu chủ yếu là sự lây nhiễm ở động vật, với một vài trường hợp động vật lây nhiễm qua người, sau đó đến gian đoạn virus bắt đầu phát tán trực tiếp giữa người sang người, và cuối cùng là dịch bệnh khi sự lây nhiễm phân bố trên toàn cầu.
HIV lây sang Hoa Kỳ và nhiều nơi khác của thế giới bắt đầu vào khoảng năm 1969. HIV, loại virus gây bệnh SIĐA (AIDS), hiện là một đại dịch, với tốc độ lây nhiễm khoảng 25% ở nam và đông châu Phi. Năm 2006, tỉ lệ nhiễm HIV trong số phụ nữ mang thai ở Nam Phi là 29,1%. Việc giáo dục hiệu quả về an toàn tình dục và cảnh báo lây truyền qua đường máu đã giúp làm giảm tốc độ lây nhiễm ở nhiều nước thuộc châu Phi với sự hỗ trợ của các chương trình quốc gia. Tốc độ lây nhiễm đang tăng trở lại ở châu Á và châu Mỹ. SIĐA có thể giết chết 31 triệu dân ở Ấn Độ theo các nghiên cứu của WHO. Số người chết do SIĐA ở châu Phi có thể lên đến 90-100 triệu vào năm 2025.
Từ một bệnh có quy mô địa phương, bệnh dịch tả đã trở thành một bệnh lây truyền và gây chết người nhiều nhất trong thế kỷ 19, bệnh dịch tả lây lan đã giết chết 10 triệu người.
Bệnh dịch tả lần thứ nhất (1816-1826). Trước đó chỉ phân bố trong khu vực tiểu lục địa Ấn Độ, bắt đầu ở Bengal, sau đó tràn lan khắp Ấn Độ năm 1820. Con số 10.000 binh lính Anh và không biết bao nhiêu người Ấn Độ đã chết trong suốt đại dịch này. Nó bắt đầu lan sang Trung Quốc, Indonesia (nơi có hơn 100.000 người chết trên đảo Java) và vùng biển Caspi trước khi tàn lụi. Số người tử vong ở Ấn Độ khoảng giữa từ năm 1817-1860 ước tính hơn 15 triệu người, và khoảng 23 triệu người chết trong khoảng thời gian 1865-1917. Số người tử vong ở Nga trong cùng thời kỳ trên là hơn 2 triệu.
Bệnh dịch tả lần 2 (1829-1851). Xảy ra ở Nga, Hungary có khoảng 100.000 người chết và Đức năm 1831, Luân Đôn năm 1832 có hơn 55.000 người chết. Pháp, Canada (Ontario), và Hoa Kỳ (New York) trong cùng năm, và bờ Thái Bình Dương của Bắc Mỹ vào năm 1834. Hai năm sau khi dịch bùng phát ở Anh và Wales năm 1848 và đã có 52.000 chết. Có nguồn tin ghi nhận rằng hơn 150.000 người Mỹ đã chết do bệnh tả trong khoảng từ năm 1832 đến năm 1849.
Bệnh dịch tả lần thứ 3 (1852-1860). Chủ yếu ảnh hưởng ở Nga, với hơn 1 triệu người tử vong. Năm 1852, bệnh tả lan sang phía đông đến Indonesia và sau đó xâm nhập vào Trung Quốc và Nhật Bản năm 1854. Philippines bị nhiễm năm 1858 và Triều Tiên năm 1859. Vào năm 1859, dịch đã bùn phát trở lại ở Bengal làm lây lan sang Iran, Iraq, Ả Rập và Nga. Trên khắp đất nước Tây Ban Nha, bệnh tả gây ra hơn 236.000 người tử vong trong năm 1854-1855. Có khoảng 200.000 người chết ở Mexico (quốc gia nằm phía nam Hoa Kỳ).
Bệnh dịch tả lần thứ 4 (1863-1875). Lây lan chủ yếu ở châu Âu và châu Phi. Có ít nhất 30.000 trong số 90.000 khách hành hương là nạn nhân của dịch bệnh. Dịch đã cướp đi 90.000 mạng sống ở Nga năm 1866. Năm 1866, dịch bùng phát ở Bắc Mỹ, giết khoảng 50.000 người.
Bệnh dịch tả lần thứ 5 (1881-1896). Khoảng thời gian 1883-1887 đã cướp đi 250.000 người ở châu Âu và ít nhất 50.000 ở châu Mỹ. Bệnh tả đã giết 267.890 người ở Nga (1892); 120.000 người ở Tây Ban Nha; 90.000 người ở Nhật và 60.000 người ở Ba Tư. Năm 1892, bệnh dịch tả đã nhiễm vào nguồn nước cấp ở Hamburg, và làm 8606 người chết.
Bệnh dịch tả lần thứ 6 (1899-1923). Đại dịch này ảnh hưởng ít ở châu Âu do những cải tiến trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhưng ở Nga vẫn bị ảnh hưởng nặng với hơn 500.000 người chết trong 1/4 đầu của thế kỷ 20. Đại dịch này đã giết hơn 800.000 người ở Ấn Độ. Giai đoạn 1902-1904 bệnh dịch tả đã cướp đi hơn 200.000 người ở Philippines. Có 27 lần dịch bệnh đã được ghi nhận ở Mecca từ thế kỷ 19 đến năm 1930, và có hơn 20.000 người hành hương chết vì bệnh tả trong khoảng năm 1907-1908.
Bệnh dịch tả lần thứ 7 (1962-1966). Bắt đầu ở Indonesia, gọi là El Tor, và sau đó đến Bangladesh năm 1963, Ấn Độ năm 1964, và Liên Xô năm 1966.
Nhà vật lý Hy Lạp Hippocrates là cha đẻ của ngành y học đã miêu tả bệnh dịch cúm đã xảy ra từ năm 412 trước công nguyên.
Đại dịch cúm lần đầu tiên được ghi nhận năm 1580 và kể từ đó các đại dịch cúm diễn ra cứ mỗi 10 đến 30 năm.
Đại dịch cúm 1889-1890, hay còn gọi là Cúm Nga, được báo cáo đầu tiên vào tháng 5 năm 1889 ở Bukhara, Uzbekistan. Vào tháng 10, nó lan đến Tomsk và Kavkaz. Rồi nhanh chóng lan về phía tây và đến Bắc Mỹ vào tháng 12 năm 1889, Nam Mỹ vào tháng 2-3 năm 1890, Ấn Độ vào tháng 2-3 năm 1890, và đến nước Úc vào tháng 3-4 năm 1890. Các chủng virus H3N8 và H2N2 của virus cúm A đã được xác nhận có thể là nguyên nhân gây dịch bệnh. Nó có mức độ tấn công và tỉ lệ tử vong rất cao. Khoảng 1 triệu người chết do đại dịch này.
Bệnh dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919). Dịch cúm này được xác định đầu tiên vào tháng 3 năm 1918 trong một trại huấn huyện lính của Hoa Kỳ tại Camp Funston, tiểu bang Kansas. Vào tháng 10/1918, bệnh cúm này bắt đầu lây lan thành một đại dịch toàn cầu trên khắp các lục địa, và cuối cùng lây nhiễm 1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó (khoảng 500 triệu người). Một dịch bệnh chết người, nó kết thúc nhanh như nó bắt đầu, quét qua chỉ trong vòng 18 tháng. Trong 6 tháng đã có khoảng 50 triệu người chết; một số cách ước tính cho con số tử vong toàn cầu cao gấp 2 lần con số trên. Khoảng 17 triệu người chết ở Ấn Độ, 675.000 ở Hoa Kỳ và 200.000 người ở Vương quốc Anh. Virus gần đây đã được các nhà khoa học tái hiện lại tại CDC (Control Disease Center) nghiên cứu dựa trên những mẫu được bảo quản trong các lớp băng tuyết vĩnh cửu ở Alaska. Virus H1N1 có cấu trúc nhỏ, nhưng cấu trúc quan trọng như cúm Tây Ban Nha.
Bệnh dịch cúm châu Á (1957-1958). Virus H2N2 đã làm khoảng 70.000 người chết ở Hoa Kỳ. Chúng được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 năm 1957, Bệnh dịch cúm châu Á lây sang Hoa Kỳ vào tháng 6/1957. Bệnh dịch cúm này đã gây thiệt mạng khoảng 2 triệu người chết trên toàn cầu.
Bệnh dịch cúm Hồng Kông (1968-1969) do virus H3N2 làm chết khoảng 34.000 người ở Hoa Kỳ. Loại virus này được phát hiện đầu tiên ở Hồng Kông vào đầu năm 1968, và lây lan sang Hoa Kỳ vào một năm sau đó. Đại dịch bệnh cúm này đã giết chết khoảng 1 triệu người trên toàn cầu. Hiện tại, các virus cúm A (H3N2) vẫn còn tồn tại.
Bệnh dịch đậu mùa là căn bệnh rất dễ lây lan do virus Variola. Bệnh này đã giết khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm trong suốt những năm cuối thế kỷ 18. Trong suốt thế kỷ 20, số người chết do đậu mùa ước tính có thể là 300-500 triệu người. Gần đây hơn vào đầu thập niên 1950, có khoảng 50 triệu người bị bệnh đậu mùa xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm. Sau các chiến dịch tiêm thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa thành công trong suốt thế kỷ 19 và 20, WHO đã chứng nhận đã xóa hẳn bệnh đậu mùa từ tháng 12/1979. Cho đến ngày nay, bệnh đậu mùa là bệnh duy nhất lây nhiễm từ loài người đã bị loại bỏ hoàn toàn.
Về lịch sử, bệnh sởi có mặt khắp nơi trên thế giới, vì nó rất dễ lây nhiễm. Theo chương trình Tiêm chủng Quốc gia Hoa Kỳ, 90% người dân bị nhiễm sởi vào tuổi 15. Trước khi thuốc chủng ngừa bệnh sởi được áp dụng thành công từ năm 1963, có khoảng 3-4 triệu trường hợp nhiễm xảy ra ở Hoa Kỳ mỗi năm. Trong khoảng 150 năm qua, bệnh sởi đã giết khoảng 200 triệu người trên toàn cầu. Chỉ riêng năm 2000, sởi đã giết khoảng 777.000 người trên toàn cầu, trong tổng số khoảng 40 triệu người bị nhiễm virus gây bệnh sởi. Năm 1529, bệnh sởi bùng phát ở Cuba đã giết 2/3 trong số người bản địa đã từng mắc bệnh đậu mùa. Dịch bệnh sởi đã tàn phá Mexico, Trung Mỹ, và Inca.
Một phần ba dân số hiện tại của thế giới bị nhiễm bệnh lao do vi trùng Mycobacterium tuberculosis. Khoảng 5-10% trường hợp nhiễm vi trùng lao tiềm ẩn cuối cùng phát triển thành bệnh lao hẳn hòi trầm trọng, trong đó nếu không được điều trị sẽ giết hơn phân nửa số bệnh nhân. Hàng năm, 8 triệu người phát bệnh lao, và 2 triệu người chết do bệnh này trên toàn cầu. Trong thế kỷ 19, vi trùng lao đã giết khoảng 1/4 người trưởng thành ở châu Âu; vào năm 1918 một trong 6 người bị tử vong ở Pháp là do bệnh lao. Vào cuối thế kỷ 19, từ 70 đến 90% trong số cư dân đô thị ở châu Âu và Bắc Mỹ bị nhiễm vi trùng lao, và khoảng 40% ca tử vong trong tầng lớp lao động ở các thành phố là do virus lao. Trong thế kỷ 20, bệnh lao đã giết chết khoảng 100 triệu người. Bệnh lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất trong thế giới đang phát triển.
Bệnh phong cùi do vi trùng Mycobacterium leprae gây ra. Đây là loại bệnh mãn tính với thời gian ủ bệnh lên đến 5 năm. Từ năm 1985, 15 triệu người trên thế giới đã được chữa khỏi bệnh phong nhờ thuốc “Lepson” trị bệnh lao đã được phát minh từ năm 1980. Năm 2002, số người nhiễm vi trùng cùi là 763.917 mới được phát hiện. Ước tính có khoảng 1 đến 2 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn do bệnh phong cùi.
Bệnh phong cùi đã tác hại từ năm 600 Trước Công Nguyên, và được công nhận trong các nền văn minh của Trung Quốc, Ai Cập và Ấn Độ thời cổ đại. Trong suốt thời kỳ Thượng Trung cổ, người Tây Âu đã chứng kiến sự bùng nổ chưa từng thấy của bệnh phong cùi. Nhiều bệnh viện phong cùi mọc lên ở thời Trung Cổ; Matthew Paris ước tính trong đầu thế kỷ 13 có khoảng 19.000 bệnh viện ở khắp châu Âu. Trước đây khi du hành Việt Nam tôi có đến viếng trạm phong cùi Di Linh tỉnh Lâm Đồng, tôi đã chứng kiến những người bị tật vì bệnh cùi, bệnh nhân phải dùng thuốc LEPSON (được phát minh năm 1980, thuốc đã và đang được WHO bảo trợ nên phát không miễn phí cho bệnh này nói riêng và nhiều bệnh khác nói chung, WHO nằm trong Liên Hiệp Quốc tại tiểu bang New York USA, WHO được tài trợ của Liên Hiệp Quốc cùng những đóng góp thiện nguyện của những nhà hảo tâm dư giả giàu có khắp nơi trên thế giới) khi mới nhiễm vi trùng phong cùi thì mới thoát khỏi 100% dị tật, nếu trễ thì không chữa kịp phải chịu mang… suốt đời!
Bệnh sốt rét phân bố rộng khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm châu Mỹ, châu Á, và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350-500 triệu trường hợp bệnh sốt rét xảy ra. Bệnh sốt rét từng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà ngày nay nó không còn tồn tại. Bệnh sốt rét có thể đã góp phần làm suy yếu đế quốc La Mã. Dịch bệnh sốt rét trở nên nổi tiếng với tên gọi “sốt La Mã”. Vi trùng gây bệnh sốt rét Plasmodium falciparum đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với người dân thuộc địa và người bản địa khi nó được du nhập vào châu Mỹ cùng với việc buôn bán nô lệ. Bệnh sốt rét đã tàn phá thuộc địa Jamestown và tàn phát miền Nam và Trung đông. Đến năm 1830 nó đến tây bắc Thái Bình Dương. Trong nội chiến Hoa Kỳ, có hơn 1,2 triệu người mắc bệnh sốt rét trong số lính của hai phía. Phía nam Hoa Kỳ tiếp tục bị ảnh hưởng với hàng triệu người mắc bệnh sốt rét trong thập niên 1930.
Bệnh sốt vàng da là nguồn gốc của dịch bệnh đã tàn phá các thành phố xa về phía bắc của Hoa Kỳ là New York, Philadelphia, và Boston đã từng bị dịch bệnh này tấn công khốc liệt. Từ năm 1793, một trong những dịch bệnh sốt vàng da lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giết chết 5.000 người dân ở Philadelphia, chiếm gần 10% dân số thành phố này. Khoảng phân nửa công dân cư đã rời bỏ thành phố, bao gồm cả 2 tiểu bang Georgia và Washington. Khoảng 300.000 người được tin là đã chết do sốt vàng da ở Tây Ban Nha trong suốt thế kỷ 19. Trong thời kỳ thuộc địa, Tây Phi trở nên nổi tiến khi vì “các nấm mục hiện trên da của người da trắng” do sốt rét và sốt vàng da.
Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi một số họ virus: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn dịch.
SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) là hội chứng hô hấp cấp tính nặng gây ra bởi coronavirus. Giữa khoảng tháng 11/2002-tháng 7/2003, bệnh này bùng phát thành dịch bệnh ở Hồng Kông gần như trở thành một đại dịch, với 8.422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong) theo WHO.
SARS lây lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm các cá nhân khác tại 37 quốc gia vào đầu năm 2003. SARS gây tử vong ít hơn 1% người ở độ tuổi 24 hoặc trẻ hơn, 6% đối với những người 25 đến 44, 15% đối với những người 45 đến 64, và hơn 50% đối với những người trên 65 tuổi.
Bác Sĩ Trần Văn Diên ngày 02/10/2016