Tại sao lại quên cải thiện cây bàng, hạnh nhân xứ nóng, một cây hoa cảnh đẹp, cho nhân hột bàng ngon, gỗ khá tốt, nhiều công dụng y khoa… mà chỉ nghĩ đến hạnh nhân xứ mát?
Bàng hạnh nhân nhiệt ĐỚi, cây phong ba chịu bão tố các đảo Hoàng Sa – Trường Sa ?
G S Tôn thất Trình
|
Một cây bàng (Terminalia catappa) ở Bình Định
|
Chúng tôi đã có dịp trình bày sơ lược về cây bàng làm cây cảnh ở Bà Rịa- Phước Tuy , ( xem bài Bà –Rịa Vũng Tàu ngày 17 tháng tư năm 2009) , nơi dân Việt nhờcông ơn công nương Ngọc Vạn, con gái chúa Sãi gã làm hòang hậu vua Miên Nam Vang, mới được phép lập nghiệp chánh thức ở Mô Xòai, tên cũ vùng Bà Rịa năm 1620 (? ) đất hoang vu Chân Lạp làm chủ trên danh nghĩa , làm bàn đạp phát triễn các vùng sông núi Đồng Nai – Cửu Long, sau khi chúa Hiền thu gọm các tỉnh cuối Nam duyên hải miền Trung của Chiêm Thành vào đất nước Việt Nam và chúa Minh thiết lập năm 1690 hai dinh trấn Biên Hòa và Tân Bình- Gia Định. Đặc biệt là Việt Nam gần đây nói nhiều tới cây bàng các đảo Trường Sa và Hòang Sa mệnh danh là cây bàng phong ba , vì lá rụng có màu đỏ đầu vào mùa khô mát mẽ như các các cây phong –erable, maple xứ ôn đới và chịu đựng bảo tố - phong ba, rụng lá và mau mọc xanh lại có thể là một phương cách tốt chịu đựng bảo tố biển Đông Việt Nam.
Thật tế , cây Bàng hay Hạnh nhân nhiệt đới – Tropical almond theo tiếng Anh, Badamier theo tiếng Pháp , tên khoa học là Terminalia catappa L. nguyên thủy phân phối thiên nhiên gần bờ biển Ấn Độ Dương , xuyên qua Á Châu nhiệt đới và đến tận Thái Bình Dương ; không rỏ vì trái( hột ) bàng trôi nổi qua các biển hay do người phân tán . Cây bàng tìm thấy nhiều từ đảo Seychelles qua Ấn Độ Dương, biển Adamans và các đảo lân cận khắp các nướcĐông Nam Á ( Myanmar – Miến Điện ), Thái Lan, Bán đảo Mã Lai, Việt Nam , Phi Luật Tân, Inđô nê xia ) đến Papua Tân Ghi Nê và Bắc Úc Châu, xuống xa tận Nam chí tuyến – Tropic of Capricorn . Lòai này nhận diện ra suốt vùng Nam Thái bình Dương , gồm cả các đảo Solomon Islands, Vanuatu và Fiji . Và hầu như khắp các quần đảo Polynesia và Micronesia , nhưng có thể là do dân địa phương du nhập vào các vùng phía đông các đảo. Nay thì đã được du nhập và thường đồng hóa thiên nhiên tại các phần nhiệt đới thế giới gồm Brasil ( Ba Tây ), Caribbean , và Đông Phi Châu. Cây Bàng cũng được địa phương hóa ở Florida và Puerto Rico. Ở Hạ Uy Di, cây bàng đã được du nhập từ lâu ,có lẽ trước năm 1800 và nay thiên nhiên- đồng hóa ở những nơi caođộ tương đối thấp , phần lớn gần các bải biển .
|
Lá và Quả cây Bàng
|
Tông thực vật Terminalia thuộc họ Chưn, Trâm bầu – Combretaceae , một họ thực vật thường là những tiểu mộc lùm bụi, dây leo đã được nhiều nhà văn miền Nam ca tụng “ dưới dặm chưn bầu “;đặc biệt có những dục quả có 4 cánh cao, nhưng ở Viêt Nam chỉ ghi có một đại mộc Combretum quadrangulare dễ đâm chồi lại sau khi bị đốn làm cũi . Tông Terminalia có chừng 150 lòai – species trên thếgiới . Việt Nam định danh được 11 lòai tông Terminalia . Trong đó có cây bàng ghi là một đại mộc , nhưng chỉ cao 7- 10m là cùng, trong khi đó nhiều giống lòai Terminalia catappa trên thế giới có khi cao đến 30 -40 m. Trái lại Việt Nam có nhiều lòai của tông Terminalia , không phải là Terminalia catappa là đại mộc cao : 20m như Chiêu Liêu Xanh hay bằng lăng khế , dạng cây tương tự Bằng Lăng và trái như trái khế nhỏ Terminalia alata Roxb.; Chưn bầu Đen , Xàng Terminalia chebula Retz ; đại mộc cao 30m như Chiêu Liêu Nước Terminalia calamansanai Rolfe ; Chiêu Liêu Xanh Thực Sự Terminalia pierrei Gagn. , gỗ đỏ trái đến 5 cánh; Chiêu Liêu Nghệ Terminalia triptera Sapf., trái đỏ tím , 3 cánh cao; Bàng Nước Terminalia procera Rx, trái rất dài mập xoan 3.5 cm ; Bàng Trái 2 Cánh Terminalia Steud ; Chiêu Liêu Ngàn Trái 2 Cánh Terminalia myriocarpa van Heurck ; hay cao hơn nữa đến 35 m như myrobolan- bàng mốc, bàng nhứt, bàng Xiêm Terminalia bellirica Roxb.; cao nhất đến 40m có lẽ là Chiêu Liêu Lông Terminalia citrina Roxb., trái non ăn được dài 5 cánh, hột khá rộng đến 2mm …
Bàng Việt Nam, cần biết thêm để khai thác làm cây cảnh thị trấn, khai tách nhân hột bàng…
Thân gốc thẳng, có hay không gốc trụ chống như gốc đa ( gốc si, bằng lăng và mhiều đại mộc )
Như đã nói trên cây bàng , hạnh nhân xứ nóng trên thế giới có thể cao đến 25- 40m, không chỉ 7- 10m trung bình ở Việt Nam. Khi trưởng thành, thân nhiều giống bàng đường kính 50 – 150cm ở tầm mắt người. Cây bàng còn nhỏ mọc đặcđiểm như một tháp chùa, một thân duy nhất mọc ngang đơn cực thành những vòng xoắn giả dốiđều đặn, 4-5 cành . Dọc mỗi cành ngang này, nhiều nhánh mới đâm ra theo những mô hình chẻ đôi đặc thù. Tán tầng tầng , lớp lớp dẹp hẳn đi thành những nhánh dài ở các cây bàng già lảo và nếu cắt xén thì thành tán vuông vức ( ? ) như các” bàng phong ba” Hòang Sa ,Trường Sa v.v… Thân bàng thường thẳng đứng và hình trụ khá đều , nhưng ở các vùng bờ biển có thể cong queo hay nghiêng ngã. Gốc trụ chống như gốc cây đa – buttress, khi hiện diện có thể cao đến 3m , cong hay thẳng , dày hay mỏng , đôi khi lại đâm cành nữa . Các cây bàng to lớn có thể phát triễn thành những gốc trụ chống đâm nhánh trên thân cong queo , nghiêng ngã. Ở các điều kiện thuận lợi, nhiều giống bàng có tán rộng , đường kính lớn như bềcao cây. Cây bàng có thể cao thêm 2- 4m mỗi năm vào những năm đầu sau khi trồng , nhưng mức tăng trưởng bình thường khỏang chừng một mét một năm. Nếu đất cát sâu thì hệ thống rễ bàng ăn xuống dưới sâu . Nhưng trên đất thủy cấp gần mặt đất, rễ pháttriễn tràn đầy tre6n mặt đất làm cho khó săn sóc, cắt , lấp rễ . Hình thành gốc đa trụ chống– buttress trunk có thể nâng các lề đường, nền móng , góc lề , ống nước, ống cống …. không nên trồng bàng gần các cơ cấu này. Tuy tổng quát cây bàng chịu đựng giông tố tốt , nhưng có nhiều cây bàng cá nhân cũng bị gãy cành , gảy nhánh , trốc bật rễ vào mùa bảo táp .Tán cây bàng đâm ra nhiều tầng 4 -5 cành chánh ; và nhưng khi tầng tán mới xuất hiện trên ngọn cây chánh, nhiều cành tầng tán dưới chết đi . Phương cách tự cắt xén tĩa này tùy thuộc giống , tỉ trọng các lòai cây khác trồng chung với bàng và mức độ ánh sáng . Cây bàng chịu đựng được 0– 25% bóng râm ( bóng che ) , nhưng ưa thích ánh sáng chan hòa – full sun light. Cây bàng con mọc mau lẹ , nhưng mức mọc lại sau khi cắt xén nặng tay hay bị giông bảo làm hư hại, ở cây bàng trưởng thành chưa được biết rỏ. Cắt ngọn trên chóp nhiều lần một năm , có cơgiúp cho tán rộng bề ngang, thêm nhiều bóng mát. Cây bàng làm cây cảnh sống chừng 60 năm và ở các điều kiện môi trường thíchhợp có thể sống trên 100 năm.
|
Bàng Phong Ba cằn cỗi trên đảo Trường Sa
|
Lá hoa bàng
Lá bàng xếp thành những vòng xoắn ốc khít khao, thường mọc đầy cuối các nhánh nhỏ nhô cao lên . Phiến lá bàng đơn giản, dạng trứng ngược – obovate, dài- rộng 8-25 cm x 5-14 cm, chứa 8-12 gân lá thứ cấp . Đầu lá tròn và cùn nhụt , hẹp lại dần dần thành một cuối lá hình tim ( chính đặc điểm này giúp phân lọai các giống bàng ). Lá non có lông mềm , chen chúc nhau, màu nâu. Lá già không lông , sáng sủa , dai dẳng, màu xanh đậm , trở thành màu vàng sáng chói, rồi qua màu đỏ đậm rực rở trước khi rụng. Giúp cây bàng nhiệt đới được gọi thêm là cây phong ôn đới- eable, . maple, lá đỏ -vàng trước khi rụng . Bàng thường rụng lá mùa khô và ở một vài môi trường cây có thể rụng lá hai lần một năm . Lá non mau đâm ra lại, chừng 6 tuần lễ sau khi lá rụng, rất tươi mát. Bàng có thể rụng lá gần hết khi gió lớn , nhưng đây cũng là một điều kiện giúp cây bàng chịu đựng phong ba , bão tố .
Hoa, trái , nhân hột bàng
|
Hoa Bàng vuông (Barringtonia Asiatica) ở Trường Sa
|
Hoa bàng nhỏ - 4-6 mm, màu trắng hau màu kem , có 5 cánh hoa , mọc theo các cọng hoa dài 8- 25 cm , mùi hắc hơi khó chịu . Trên cọng hoa thường là đực, chỉ có hoa lưỡng tính phần lớn vềphía cuối đáy cọng . Bình thường cây bắt đầu trổ hoa và ra trái lúc cây còn nhỏ tuổi, nghĩa là 2- 3 năm sau khi trồng, nhưng thay đổi tùy theo khí hậu nơi trồng và nguồn gốc di truyền. Ở đất giàu , phì nhiêu , sau 18 tháng đã bắt đầu thu họach trái rồi. Như đã nói trên , cây bàng có thể đâm lại lá và ra hoa sau 6 tuần lễ, khi lá hòan tòan rụng hết vào mùa bảo tố . Ở các đảo Thái Bình Dương – Hạ uy Di , Fiji, Tân thế giới Nouvelle Caledonie , Vanuatu và Tonga, bàng có thể ra hoa đậu trái suốt năm . Hoa bàng ở Vanuatu nở rộ, nhiều nhất vào các tháng 10 – đến tháng giêng năm sau và ra trái các tháng 3 – 6. Như vậy tất có thể du nhập tuyễn chọn các giống bàng sớm ở Việt Nam thu họach trái và đập vỏ hột cứng lấy nhân làm hạnh nhân xứ nóng vào dịp Tết ! Trái bàng phía ngoài nhất là vỏ trái exocarp , có thịt trái mesocarp, vỏ hột shell , endocarp và nhân hột kernel. Hạch quả nut , noix là vỏ hột – shell và nhân hột . Nhân hột kernel hay hột– seed là phần ăn được và võ hột , võ nhân testa.
|
Quả Bàng đủ loại
|
Biến thiên rất lớn về các đặc điểm quan trọng về khía cạnh kinh tế của hạch quả ,phần lớn là thành quả của tuyễn chọn địa phương cỗ truyền những giống bàng có những đặc tính mong muốn các dân đảo vùng Melanesia làm lan tràn ở nhiều nơi . Tuyển chọn nhắm vào cây có trái hay nhân lớn hơn , cũng như đập võ hột dễ dàng hơn . Ngay tai đảo Vanuatu , biến thiên các giống trong lòai rất lớn , xảy ra phần lớn ở kích thước , màu sắc và dạng trái . Ngược lại biến thiên rất nhỏ trong lòai bàng tại đa số các đảo Solomon Islands , ngọai trừ các đảo Santa Cruz ( tỉnh Temotu ) thành công tuyễn chọn vài dạng trái lớn . Ở đảo Papua Tân Ghi nê đã tuyễn chọn được 2 lọai trái bàng. Một lọai trái có võ hột mềm, rẩt đễ cắn răng đập và một lọai vỏ hột rất cứng phảiđập đá hay chẻ bằng dao. Nhưng lại chưa biết rỏ là là các cây từ vỏ hột mềm cũng cho ra các cây con vỏ trái mềm –breed true hay không ? Ở Tonga cũng phân biệt 2 dạng trái : trái đỏ ( telie kula ) tìm thấy dọc bải biển và trái xanh lợt ( tele hina ) tìm thấy bên trong đất liền . Đảo Samoa cũng đã du nhập các giống Terminalia catappa trái lớn , ăn vỏ trái được . Ở Ấn Độ, đã nhận diện ra nhiều đặc điểm khác biệt của dạng lá và trái bàng. Một dạng có thịt trái ngọt ăn được , sử dụng trồng trong vườn tượt. Biến thiên cũng được báo cáo về mùi vị và cở nhân hột ở vùng Biển Caribbean và miền Nam Hoa Kỳ.
Hột bàng sẵn sàng để thu họach là khi trái đã lớn đủ cở, và bắt đầu cho thấy đổi màu sắc, nghĩa là màu vỏ trái trở vàng hay đỏ tím hay màu nâu nâu, nếu là những dạng trái xanh. Trái chín hái bằng tay hay bằng sào cán dài . Có thể lượm những trái bàng chín rụng, mới rơi xuốngđất . Một kg trái chứa 15- 60 trái tươi . Phải lột vỏ trái tách rời hạch quả càng sớm càng hay ( trong vòng 1-2 ngày ). Sau ,k hi lột vỏ trái , một kg hột bàng lột vỏ chứa 70- 150 hạch quả -nuts. Hột hư hại khá mau khi tồn trữ làm giống . Gieo hột nảy mầm bắt đầu 3- 8 tuần lễ, tỉ lệ nảy mầm các trái chín hái tươi trưởng thành trên 50 % . Thời gian từ nảy mầm cho đến khi bứng đem trồng chừng 4 tháng . Cây con lúc đó phải cao 25 -30cm , tuy cũng có thể dùng các cây con thấp hơn 20-25cm . Nên đem trồng các cây con vào đầu mùa mưa . Cũng có thể trồng hom- cuttings các giống bàng tuyễn chọn bằng cách chặt các cây tuyển chọn xuống bề cao 20 -30cm, rồi cũng có thể chặt các chồi mọc lại làm hom .
Khí hậu , đất đai thích hợp trồng bàng…
Vũ lượng bán nhiệt đới và nhiệt đới thích hợp trồng bàng là 1000 – 3500 mm một năm , nghĩa là mọi nơi ở Việt Nam . Nhưng mưa cần phân phối đồng đều suốt năm hay tốt nhất vào mùa hè . Mọc tốt ỏ caođộ 300 – 400 m , ở những nơi nào nhiệt độ hàng ngày và theo mùa không thay đổi nhiều. Nhiệt độ trung bình thích hợp là 23- 28 độ C ; trung bình tháng nóng nhất là 25 – 32 độ C và tháng thấp nhất là 14- 24 độ C . Chịu đựng được nhiệt độ tối thiểu là 5- 7độ C . Nhưng không bao giờ được đông giá cả - frost free .
Cây bàng hay hạnh nhân nhiệt đới mọc thiên nhiên trên mọi lọai đất bờ biển , từ các bải biển có lên vồng hay các bải biển đá sõi . Thích hợp trên mọi lọai đất cát cơ cấu nhẹ , kể cả đất muối lợ hay muối mặn, đất cát kiềm trên đá vôi, nhưng đòi hỏi thóat thủy tốt , khi trồng trên đất sét nặng ; pH tốt là 4.0 – 8.5. Bàng cũng chịu đựng khô hạn, kéo dài ít hơn 4- 6 tháng và như đã biết có thể rụng lá- trơ cành để chống chỏi những cơn hạn hán kéo dài .