6/9/2015
BỆNH VIÊM GAN B VÀ THUỐC
THIÊN NHIÊN
HY VỌNG HAY ẢO VỌNG
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
|
Chối từ trách nhiệm: Xin xác minh tác giả không phải là bác sĩ y khoa, không phải là đông y sĩ và cũng không phải là dược sĩ…
Bài viết không có mục đích chỉ dẫn cách chữa trị bệnh viêm gan B. Đây là những thông tin khoa học tổng quát được tìm thấy trên net.
Tất cả mọi thắc mắc, nghi vấn liên quan đến việc chẩn đoán và chữa trị bệnh viêm gan B, xin quý bạn hãy tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình của mình.
NTC
Cẩn Thận Với Thuốc Thiên Nhiên
https://vietbao.com/a218886/can-than-voi-thuoc-thien-nhien
Dược thảo và những tác dụng phụ nguy hiểm
http://khoahocnet.com/2012/11/23/ds-nguyen-ngoc-lan-bs-thu-y-nguyen-thuong-chanh-duoc-thao-va-nhung-tac-dung-phu-nguy-hiem/
***
Hội ung thư Việt Mỹ: BỆNH VIÊM GAN B
VÀI YẾU TỐ & QUAN ÐIỂM CHÍNH
http://www.ungthu.org/cacbenhungthu/ut_gan/hep_b.asp
· “Trên thế giới có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm trùng và khoảng 400 triệu người đang bị bệnh viêm gan B kinh niên, trong đó sẽ có khoảng 250 ngàn người thiệt mạng mỗi năm.
· Một trong 6 đến 7 người Việt Nam đang bị nhiễm vi khuẩn viêm gan B. Một trong 20 công dân Hoa Kỳ bị nhiễm vi khuẩn viêm gan B.
· Vi khuẩn viêm gan B là nguyên nhân thường xuyên nhất đưa đến chai gan và ung thư gan trong cộng đồng người Việt.
· Hơn 80% phụ nữ Á Châu trong thời kỳ sanh đẻ đã và đang bị nhiễm trùng với vi khuẩn viêm gan B, và vì thế có thể lây bệnh của mình cho bé sơ sinh một cách dễ dàng.
· Bệnh cũng lây qua máu và kim chích cũng như vấn đề sinh lý.
· Ðã có thuốc chích ngừa viêm gan B rất hiệu nghiệm.
· Bệnh có thể chữa trị bằng thuốc uống hoặc thuốc chích dưới da.
· Bệnh sẽ bị nặng hơn, nếu cùng một lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau.
- Rượu, bia và một số thuốc men trong đó có dược thảo có thể làm gan chai lẹ hơn.
Nếu không chữa đúng cách và kịp thời, bệnh viêm gan B kinh niên có thể đưa đến chai gan hoặc/và ung thư gan.
Viêm gan B là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm gan cấp tính (acute hepatitis), kinh niên (chronic active hepatitis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư gan (liver cancer). Tuy thuốc chích ngừa viêm gan B đã có từ hơn 20 năm qua, bệnh vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới, với tỷ lệ từ 0.1% đến 25% tổng số dân chúng tùy theo địa danh. Hiện nay, trên toàn cầu có ít nhất 2 tỷ người (nghĩa là một trong 3 người) đang mang trên người vi khuẩn viêm gan B và trong số đó có khoảng 400 triệu người đang bị viêm gan B kinh niên và trong số này sẽ có ít nhất 250 ngàn người thiệt mạng mỗi năm.
Việt Nam là một trong những nước với tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới”.(Ngưng trích Hội Ung Thư Việt Mỹ- Bệnh Viêm Gan B)
TRỊ BẰNG DƯỢC THẢO HAY THUỐC THIÊN NHIÊN
Đây là một vấn đề còn đang trong vòng tranh cãi gây go giữa giới y khoa chính thống và giới thuốc thiên nhiên.
-Phe bác sĩ thường có khuynh hướng bác bỏ lối chữa trị ngoại khoa bằng dược thảo với nhiều lý do như: thiếu tài liệu khảo cứu có giá trị, thiếu thí nghiệm lâm sàng (clinical trial), thí nghiệm không hoàn chỉnh hay khó đo lường, và vấn đề lang băm, v.v…
Một ít khảo cứu của giới y khoa chính thống về dược thảo đã đưa ra những kết quả trái ngược với kết quả của phe nhóm thuốc thiên nhiên. Thí dụ trường hợp khảo cứu về cây Diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ răng cưa Phillanthus amarus) thực hiện tại Tân Tây Lan.
-Phe chủ trương dùng dược thảo cũng rất mạnh . Họ cũng đã trưng ra nhiều bằng cớ khảo cứu dược thảo trị viêm gan, đồng thời với những kết quả rất khích lệ trong rất nhiều trường hợp viêm gan mãn tính như làm tái tạo lại mô gan hết xơ hóa, giảm mức enzymes AST và ALT, thậm chí làm lật ngược lại thế cờ trong trường hợp ung thư gan.
Các khảo cứu thường được thực hiện tại Ấn Độ, Trung Quốc, Đại Hàn,Thái Lan, Nam Mỹ,Việt Nam, v.v…
Lẽ dĩ nhiên là quảng cáo của giới thuốc thiên nhiên cũng vô cùng mạnh mẽ, nhưng hãy nhớ đây chỉ là những lời quảng cáo mà thôi.
Trong dân chúng, trong số bạn bè quen biết thì vấn đề dùng dược thảo để chữa trị viêm gan B cũng thường được đề cập đến một cách rất lạc quan. Ai cũng đã từng nghe, từng biết có một người nào đó đã sử dụng dược thảo nên nay đã hết bệnh viêm gan B?
Đại khái là như thế đó, và toàn là tin đồn và tin đồn mà thôi.
MỘT SỐ DƯỢC THẢO THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỊ VIÊM GAN B
Sau đây là một số dược thảo trị viêm gan B thường được các thầy Đông Y Việt Nam cũng như các giới thuốc thiên nhiên trên thế giới đề cập đến.
**Hiệu quả thật sự ra sao thì tác giả hoàn toàn không được rõ
Dược thảo tên rất rắc rối và khác biệt tùy theo vùng
Nói chung, đây là những dược thảo và tùy theo loại, có thể làm mát gan, lợi mật, lợi tiểu, kháng viêm, kháng khuẩn, phục hồi chức năng gan, tẩy độc, tăng chức năng thải trừ của gan, làm bể sạn, tái tạo tế bào xơ gan, ức chế kháng nguyên bề mặt của siêu vi HVB trong bệnh viêm gan, trị hoàng đản, làm giảm cholesterol, v.v.
*Cúc Gai, Cỏ Gai, Kim Tảo Thảo (Silibum marianum, Milk thistle, Chardon marie): Có khả năng phục hồi tế bào gan. Tại Canada, sau vườn nhà của tác giả mọc đầy cây nầy vào mùa hè. Xem như một loại cỏ dại mà thôi. Âu châu biết sử dụng loại dược thảo nầy từ 2000 năm nay.
http://www.mayoclinic.com/health/silymarin/NS_patient-milkthistle
Milk thistle (cúc gai)
*Nhân Trần (Artemisia capillaris Thunb, Yin chen, In chin koto, Kawara yomogi, Kyunchinho, Rumput Roman, Yin chen hao, Shih yin chen, Inchen, Armoise capillaire, Capillary wormwood)
Nhân trần(Artemisia capillaris)
*/ Đu đủ (Carica papaya, papayas)
Trị rối loạn tiêu hóa, giun lải, an thần, lợi tiểu, tốt cho tim mạch, ngừa ung thư…
Hầu như công dụng trị liệu của đu đủ đã được dân gian của rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Á Châu đã biết đến từ lâu.
Từ 10 năm nay, đu đủ được sử dụng nhiều trong giới thuốc thiên nhiên tại hải ngoại.
Lá đu đủ thường được sử dụng nhiều nhất vì trong mủ (papaya latex) có chứa 2% chất papain và carpain. Hai chất nầy có thể làm xót da và niêm mạc.
Papain còn có tính làm phân hủy protein (proteolytique), vì thế có hại cho bào thai.
Tiêu thụ số lượng quá lớn, papain có thể làm thủng thực quản. Ngoài ra papain có thể gây dị ứng ở những người bị dị ứng với chất latex.
Đu đủ có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc kháng đông warfarin (Coumadin)
Papain có thể hữu hiệu trong trường hợp bị ‘giời leo’ herpes zooster cũng như trong trường hợp viêm sưng yết hầu (pharyngitis), nhưng cũng còn thiếu nhiều thông tin và tài liệu về sự hữu hiệu của papain trong những chỉ định khác.
There is insufficient reliable information available about the effectiveness of papain for its other uses (Rf Natural Medicines Comprehensive Database-6th edition 2004-page 979).
Tin đồn cho rằng uống lá đu đủ khô để trị ung thư (?) đã được loan truyền rộng rãi trên internet sau khi khảo cứu của bác sĩ Nam Dang MD, PhD (Nam H. Dang Univ of Florida Shands Cancer Center) được đăng tải trong số 17/2/2010 của tạp chí Journal of Ethnopharmacology.
Khảo cứu đã được thực hiện chung với các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho thấy chiết xuất lá đu đủ thúc đẩy sự tạo ra Cytokine Th1 là một loại protein có ích trong vấn đề miễn dịch và kháng ung thư. Kết quả nầy rất phù hợp với kết quả có từ trước của Úc Châu.
Đối Mặt Với Bệnh Ung Thư Còn Nước Còn Tát
11/03/201400:00:00(Xem: 27113)
https://vietbao.com/a218465/doi-mat-voi-benh-ung-thu-con-nuoc-con-tat
*Mãng Cầu Xiêm Có Trị Ung Thư Được Không?
05/03/201400:00:00(Xem: 19995)
https://vietbao.com/a218164/mang-cau-xiem-co-tri-ung-thu-duoc-khong
Mãng cầu Xiêm
*/Sả (Cymbobogon citratus, Lemongrasss, Citronella)
Dùng trong ẩm thực.
Uống để trị những cơn đau bụng (gastrointestinal spasm), cao máu (hypertension), cảm mạo.
Dầu sả essential oil thoa ngoài da để trị đau bụng, nhức đầu và đau nhức các bắp cơ.
Phụ nữ có thai: uống trà sả có thể làm kích thích tử cung…University Ben Gurion (Israel) có thục hiện khảo cứu in vitro về cây sả và cho biết nhóm thực vật nầy có hoạt chất làm cho một vài loại tế bào ung thư “tự diệt” apoptosis (tin đăng trong Pubmed)
Sả (photo NTC)
* Nấm linh chi (Ganoderma lucidum, reishi, ling zhi, mannontake)
Giúp tăng sức miễn dịch, giảm huyết áp, giảm cholestérol, bổ thận, bổ gan, ngừa cancer, mất ngủ...
Nấm linh chi
Nấm Linh Chi Có Phải Là Thần Dược Để Trị Bệnh Ung Thư?
https://vietbao.com/a216497/nam-linh-chi-co-phai-la-than-duoc-de-tri-benh-ung-thu
* Nghệ (Curcuma longa còn gọi là turmeric, curcuma, curcumen, Indian saffron)
Hoạt chất của nghệ là curcumin (diferuloymethane), một sắc tố màu vàng có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn sự sinh sản tế bào ung thư bằng cách ức chế sự phát triển mạch máu đến nuôi ung thư (angiogenesis)…
Nghệ (Turmeric root) photo NTC
* Hải đới hay Tảo nâu hoặc Tảo bẹ kombu (Lamnina japonica, brown algae, horsetail, kelp, kombu, sea girdle)
Đây là một loại rong vùng ven biển và được mệnh danh là vua iode.
Uống để giảm cân, ngừa cancer, cao máu, trường hợp bị táo bón cũng như trường hợp bị nhiễm phóng xạ.
Thuốc thiên nhiên nầy thấy bán trên thị trường dưới tên Fucoidan (quảng cáo thấy trong Thời Báo Canada)
Tảo nâu-Laminaria japonica
*/ Củ dền đỏ (Beta vulgaris L., betterave rouge, red beet)
Xuất phát từ vùng Địa Trung Hải.
Rất giàu các chất vitamin A, B complex, acide folique, vitamine C, sắt Fe, phosphore, magnesium.
Có tính giúp giảm áp huyết, tăng miễn dịch, tẩy độc, giảm nhức đầu và bệnh ngoài da…
Giới thực phẩm thiên nhiên nói rằng củ dền đỏ có tính ngừa ung thư (?)
Theo các nhà khoa học, chất betaine và bétanin (beetroot Red) tạo nên màu đỏ, là chất chống oxidative stress (đây là mức độ tổn thương về phân tử và về tế bào gây nên bởi hiện tượng oxy- hóa từ các gốc tự do)
Betaine thúc đẩy việc tạo ra choline giúp vào hoạt động của gan, cải thiện sự biến dưỡng của chất béo, đồng thời ngăn cản bớt tình trạng tích tụ mỡ trong gan, giúp cholestérol lưu thông dễ dàng hơn. Choline cần thiết trong việc tái tạo lại tế bào gan trong trường hợp gan bị xơ hóa.
Tiêu thụ thường xuyên liều lượng lớn củ dền đỏ có thể dẫn đến tình trạng mất calci trong máu (hypocalcemia) và hư thận vì chất oxaluric acid (Rf Natural Medicines Comprehensive Database)
Củ dền đỏ cũng chứa nhiều nitrate khi vào cơ thể thì chuyển thành monoxide d’azote NO, làm giảm áp huyết.
Natural Medicines Comprehensive Database (sách tham khảo của dược sĩ) cho biết có quá ít tài liệu và thông tin đáng tin cậy về sự hiệu nghiệm của củ dền đỏ (There is insufficient reliable information available about the effctiveness of beets).
Củ dền đỏ-Beta vulgaris (photo NTC)
*/ Rau Ngò Om hay Rau Ngổ (Limnophila aromatica, rice paddy herb)
Đây là rau để bỏ vô canh chua cho thơm.
Được nghiên cứu nhiều tại các đại học Thái Lan. Rau Ngò Om chứa nhiều chất chống oxy hóa antioxidants
Ngò om thường được dùng để trị đau bụng, chữa vết thương, trị giun sán và sỏi thận…
Một nghiên cứu quan trọng được đại học dược khoa Mahidol (Thái Lan) và đại học y dược Toyama (Nhật Bản) thực hiện chung, nhằm tìm hiểu hoạt tính của nước chiết ngò om bằng methanol và nước chiết bằng tinh dầu essential oil. Kết quả cho thấy nước chiết bằng methanol có hoạt tính antioxidant chống oxy hóa (lipid peroxydation) trội hơn nước chiết bằng tinh dầu…
Rất giàu antioxidant bioflavonoids nevadensin, isothymusin flavones…
Ngò om có hoạt chất bảo vệ tế bào, kháng khuẩn antibacterial, kháng vi trùng lao antimycobacterial, kháng ung thư antimutagenic…
Một khảo cứu khác của Thái Lan thực hiện năm 2009 cũng nói đến đặc tính chống oxy-hóa, kháng khuẩn và kháng ung thư của rau ngò om.
Rau ngò om-Lymnophila aromatica (photo NTC)
*Cây Chó Đẻ Răng Cưa hay Diệp Hạ Châu (Phillanthus amarus, P. niruri, P. urinaria, Chanca Piedra hay Stone Breaker): Mọc nhiều ở nông thôn Việt Nam. Lá nhỏ, hoa và trái mọc dưới lá. Trị viêm gan B, kháng virus...
Có hai loại: Diệp Hạ Châu đắng (P.amarus, P niruri) có thân xanh, và Diệp Hạ Châu ngọt (P.urinaria) có thân đỏ. Đây là cây hằng niên, cao 60-70cm, nhánh ngắn. Rất nhiều khảo cứu tại Ấn Độ cho thấy P. amarus hữu hiệu hơn P. urinaria trong việc chữa trị bệnh viêm gan B.
Mọc nhiều ở nông thôn Việt Nam. Trị viêm gan B, kháng virus...
Cây hằng niên, lá nhỏ, hoa và trái mọc dưới lá.
Lợi tiểu, sỏi thận, giảm áp huyết, kháng sốt nóng, chống co giật (antispasmodic), giảm đường huyết, bảo vệ gan …
Nhưng không phải tất cả những điều vừa nêu ra đều được khoa học nhìn nhận.
Cẩn thận khi sử dụng diệp hạ châu chung với thuốc trị bệnh tiểu đường vì có thể đường huyết sẽ bị kéo hạ xuống quá nhanh.
Có hai loại diệp hạ châu:
1-Diệp hạ châu đắng (P.amarus, P.niruri) có thân xanh.
Diệp hạ châu đắng thân xanh-(Phillanthus amarus)
2-Diệp hạ châu ngọt (P.urinaria) có thân đỏ.
Đây là cây hằng niên, cao 60-70cm, nhánh ngắn
Diệp hạ châu ngọt thân đỏ (Phillanthus urinaria)
Rất nhiều khảo cứu tại Ấn Độ cho thấy diệp hạ châu đắng (P.amarus) có dược tính cao hơn diệp hạ châu ngọt (P.urinaria) trong việc chữa trị bệnh viêm gan B.
Một vài khảo cứu cho thấy cây chó đẻ răng cưa có tiềm năng trong việc giảm bớt chỉ số của virus viêm gan B (ADN HBV) tức sự sinh sản của virus viêm gan B.
Video : cây Diệp hạ Châu
https://www.youtube.com/watch?v=7AjHQYRDcto
*Bồ Bồ, Nhân Trần đực (Adenosma Indianum)
*Hoàng Cầm (Scutellaria baicalensis, Baikal, Skullcap root, Chinese scullcap, Ou gon, Wogon, Huang Quin, Hwanggun, Yellow root)
*Hoàng Liên, Huang Lian (Coptis chinensis Franch, Goldthread, Cankerroot, Mouth root)
http://www.ewcc.or.kr/s01/data/s01_07_17_03.pdf
*Hoàng Ba, Hoàng Nhiệt, Huangbai (Cortex pheblodendri amurensi)
http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=17508282
*Đan Sâm, Dan Shen (Salvia miltiorrhiza, Salvia yunnannensis, Salvia bowleyana, Ch’ih shen, Huang ken, Red rooted sage, Salvia root, Shu Wei Ts’ ao, Tsu tan ken, Pin ma Ts’ao)
http://www.drugs.com/npp/danshen.html
*Đại Hoàng (Rheum palmatum Baill, Chinese rhubard, Himalayan rhubarb, Da huang, Rhei radix, Medicinal rhubarb)
http://en.wikipedia.org/wiki/Turkey_Rhubarb
*Bồ Công Anh (Traraxacum densleonis, Dent de lion, pissenlit, dandelion). Đây là một loại cỏ dại hoa vàng rất phổ biến khắp nơi tại Canada vào mùa xuân và mùa hè.
Bồ Công Anh (pissenlit)
*Boldo (Peumus boldus, Boldine, Boldo folium, Boldoak boldea)
http://www.rain-tree.com/boldo.htm
Boldo folium
*Dây Chiều Không Lông (Tetracera loureiri)
http://www3.interscience.wiley.com/journal/104552053/abstract?CRETRY=1&SRETRY=0
*Dành Dành, Chi tử, Thủy Hoàng Chi, Mạc Lăn Hương (Gardenia jasminoides Ellis)
http://www3.interscience.wiley.com/journal/118729015/abstract
Dành dành(Gardenia jasminoides Ellis)
*Ạt Ti Sô (Cynara scolymus L., Artichoke)
http://www.herbalremedies.com/artichoke-information.html
At ti sô (Artichoke) photo NTC
*Cây Nan Hai (Urtica dioica, Urtica urens, Stinging Nettle Root)
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/13680830
*Black Seed (Nigella sativa)
http://www.wjgnet.com/1007-9327/14/5204.asp
*Cà gai leo, Cà gai dây, Gai cườm, Cà lù (Solanum hainanensis Hance)
- Haina: a preparation from extract of Solanum Hainanense. Results of clinical trial on 180 active chronic hepatitis patients in 3 different army hospitals showed that Haina was effective in the treatment of active chronic hepatitis patients, expressed a decrease of hepatic enzyme and the amount of HBV-DNA with a serum reverse transfer in some patients.(Institute of Medicinal Materials.VN)
*Cây Lu lu đực, Thù lù đực, Long quỳ, Khổ quỳ, Thiên gia tử, Black NightShade (Solanum nigrum)
*Móng lưng rồng, Cải tử hoàn thảo ( Selaginella tamariscina Spring)
*Tiểu Sài ho thang –BT, Sho saiko to (tên Nhật), Xiao Chai Hu Tang (tên Trung Quốc). Đây là tên một thang thuốc Bắc gồm có các loại dược thảo sau đây: Sài Hồ, Ban Hạ, Sinh Khương, Hoàng Cầm, Đại Táo, Nhân Sâm, Cam Thảo.
Xiao Chai Hu Tang – harmonizes & releases Shaoyang stage disorders (Liver Gallbladder)
*Trà xanh
Đại học Maryland cho biết uống trà xanh thường xuyên rất tốt. Chất catechin của trà xanh có thể ngừa tình trạng chai gan.
Green tea may play a role in the prevention of some of the liver diseases that can lead to liver cirrhosis. According to the University of Maryland Medical Center, studies indicate men who consume more than 10 cups of tea a day are less likely to develop liver disorders. The UMMC also notes that there is evidence that the compound catechin, which is found in green tea, may be a possible treatment for some types of hepatitis; additionally, animal studies show a reduced risk for liver tumors after green tea intake.
Mật gấu có chữa được ung thư gan không?
Chuyện mật gấu
http://thnlscantho.page.tl/Chuy%26%237879%3Bn-m%26%237853%3Bt-g%26%237845%3Bu.htm
Hoạt chất chính của mật gấu là chất Tauro Ursodeoxycholic Acid (UDCA). Chất nầy do gan sản xuất ra để giúp vào việc tiêu hoá thức ăn. Mật được tích trữ trong túi mật (gallbladder) nằm dính vào lá gan. Chỉ có loài gấu ngựa mới sản xuất được một số lượng UDCA đáng kể mà thôi.
Ngoài gấu ra, UDCA cũng còn được thấy ở một số thú vật khác. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đã tổng hợp được UDCA vào năm 1954.
Ngày nay, UDCA được tổng hợp từ mật bò hay từ mật heo thu lượm trong lò sát sanh để thay thế mật gấu. UDCA được thấy bán trong các pharmacies dưới những tên như Ursa, Ursofalk, Ursodiol (Actigall), Ursolvan, Destolit, Urdox, Ursogal, Ursotan... Các thuốc nầy được sử dụng để trị các bệnh về gan như giúp làm tan sỏi mật và trị chứng xơ gan. Thí nghiệm lâm sàng đang được thực hiện để chữa trị bệnh viêm gan C và cancer.
http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=45181
Gs Clifford J. Steer thuộc University of Minnesota cũng thí nghiệm sử dụng chất UDCA tổng hợp để trị bệnh thần kinh Huntington’s disease và bệnh lú lẫn Alzheimer’s disease. Theo Gs, thì chúng ta cũng có thể tổng hợp được UDCA mà không cần phải sử dụng đến các phần lấy từ súc vật.
Theo Phó Gs Đỗ khắc Hiếu, Viện Công Nghệ Sinh Học VN: công dụng của mật tùy thuộc vào từng loại gấu nuôi. Tốt nhất là mật của gấu ngựa vì có chứa một hàm lượng cao nhất về chất Tauro ursodeoxycholic acid ( UDCA), có tác dụng chữa được xơ gan.
Ngược lại, mật gấu chó thì chứa quá nhiều chất Chenodeoxycholic Acid (CDCA). Chất nầy dùng để bôi ngoài da thì rất tốt, nhưng nếu uống vào có thì thể độc cho gan và gây xơ gan... Cũng theo Bs Hiếu khi uống mật gấu chó, chất CDCA sẽ kết hợp (conjuguate) với một số vi khuẩn của ruột già để tạo ra chất lithocholic acid là chất độc hại gan (hepatotoxic), có thể làm xơ gan.
CDCA còn có thể thấy hiện diện trong mật của loài vịt, ngan và ngỗng.
Bởi lý do nầy, uống mật gấu chó hay mật vịt có thể có hại cho sức khỏe.
Gs Đỗ khắc Hiếu còn cho biết thêm rằng chất UDCA của mật gấu ngựa có tác dụng làm thay đổi tế bào ung thư giúp các loại thuốc trị cancer dễ ngấm vào.
Qua tra cứu trong Internet, người gõ có thấy một khảo cứu đăng trong MedsCape đề cập chất UDCA đã được dùng thí nghiệm trong việc chữa trị bệnh cancer ruột già (colorectal). Kết quả rất khả quan.
Theo Tây y, thì mật gấu hay nói rõ hơn là chất UDCA trong mật gấu có tác dụng bảo vệ gan, chữa viêm xơ gan (primary biliary cirrhosis), giúp làm tan sỏi mật (gallstone), hạ các chất mỡ trong máu, trị viêm gan tự miễn (autoimmune hepatitis), và phối hợp với thuốc khác trong việc điều trị cancer ruột già.
Thuốc trị viêm gan, bệnh xơ gan và làm tan sỏi mật
Gs TS Lê Văn Thảo (Hội Ung Thư Hà Nội) rất dè dặt về vấn đề nầy. Theo Gs Thảo, thì sừng con tê giác và mật gấu chỉ có tác dụng làm lưu thông khí huyết giúp bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, ăn uống khá hơn mà thôi. Chớ chưa có tài liệu nào khẳng định hai thứ nầy chữa được ung thư .
Bs Phó Đức Thuần (Viện Y học Cổ truyền VN) nói chúng ta nên dè dặt trước tin đồn là mật gấu có thể trị được cancer. Vấn đề nầy hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học, nên cần phải hết sức thận trọng. Theo Bs Thuần, thì dùng mật gấu trong việc chữa trị cancer cũng có thể rất tốt vì mật gấu làm tăng sức miễn dịch và hỗ trợ các thuốc trị liệu phía Tây y.
Các nhà chuyên môn còn đang tranh cãi về mật gấu !
Viêm gan B trị bằng thuốc Tây tốn bao nhiêu tiền?
Tùy theo loại thuốc diệt siêu vi (antiviral), tại Mỹ cũng phải tốn lối 700- 800$ /tháng và uống cã một thời gian dài...
Approved HBV antiviral and Interferon therapy cost 2010
http://www.hepb.org/pdf/2010%20drug%20comparison.pdf
KẾT LUẬN
Bệnh Viêm Gan B: Chữa Theo Tây - Trị Theo Ta
http://www.hophap.net/hp/M_Default.asp?15659=5&596=46&759=1696&59615=4
Không ai chối cãi là kho tàng dược thảo của con người thật vô cùng phong phú, và cũng chính thiên nhiên đã nuôi dưỡng nhân loại cho đến ngày hôm nay!
Đối với tầng lớp bà con thuộc thế hệ thứ nhứt sống tại ngoại quốc, không ít người vẫn còn mang theo họ nét văn hóa cũ trong vấn đề trị liệu, đó là việc phải dùng thuốc Nam. Đây cũng chính là một trở ngại ảnh hưởng không ít trong việc điều trị viêm gan B tại hải ngoại... Và vấn đề nầy còn trầm trọng hơn đối với người Việt Nam đang sống tại quê nhà!
Tram T.Tran, MD-Medical Director Liver Transplantation. Cedar-Sinai Medical Center. Understanding cultural barriers in hepatitis B virus infection.
http://www.ccjm.org/index.php?id=107953&tx_ttnews[tt_news]=363089&cHash=f3d8cb9639e5560af272ade5a712d5bc
Tuy vậy, thiên nhiên không hẳn là hoàn toàn vô hại!
Một số dược thảo có thể gây độc, làm hư gan hoặc hại thận nếu được sử dụng lâu dài và không đúng cách.
Ngoài ra, chúng cũng có thể tương tác (interaction) với nhau, hoặc với các loại thuốc Tây, và gây ra những phản ứng bất lợi rất nguy hiểm cho sức khỏe, v.v.
Gần đây có nhiều khảo cứu (Nhật, Phần Lan,Ý, Hy lạp…) cho biết: hình như ung thư gan
Hepatocellular carcinoma (HCC) ít thấy xuất hiện ở những người thường xuyên tiêu thụ cà-phê (không hơn 4 tách) hơn những người không tiêu thụ!
Tuy nhiên, tác giả của khảo cứu trên không hứa hẹn rằng cà-phê là một giải pháp để ngừa cancer gan!
Ông ta lại còn nói rằng vấn đề nầy cần nên được bàn cãi rộng rãi thêm hơn nữa và người bị bệnh gan không nên uống cà-phê (?).
Nói kiểu nầy thì có vẻ như nói theo kiểu…huề vốn quá trời quá đất!
Và người ta lại cũng có quyền tự hỏi rằng: phải chăng các khảo cứu nầy đã được kỹ nghệ cà-phê tài trợ ở phía sau?
Study: coffee may prevent liver cancer
http://www.foxnews.com/story/0,2933,291975,00.html.
“The studies were reviewed by researchers including Francesca Bravi, ScD of the Istituto di Ricerche Farmacologiche "Mario Negri" in Milan, Italy.
Together, the studies included 2,260 people with liver cancer and nearly 240,000 people without liver cancer. Participants lived in Greece, Italy, or Japan.
Participants reported their coffee-drinking habits. The data show that coffee drinkers were 41percent less likely to have been diagnosed with liver cancer than people who don't drink coffee.
But Bravi's team doesn't promise that drinking coffee will prevent liver cancer. They note that people with various digestive and liver diseases might choose not to drink coffee for reasons that aren't reflected in the data.”
Tóm lại, với bài viết ngắn ngủi nầy, tác giả ước mong chia sẻ với quý bạn một vài thông tin về bệnh viêm gan B và những dược thảo liên hệ. Hy vọng nó cũng đem đến cho quý bạn một vài tia hy vọng nào đó trong cuộc sống ngày hôm nay./.
***Tác giả mong đón nhận được nhiều phản hồi từ độc giả chỉ dùng thuốc THIÊN NHIÊN và đã được chữa khỏi bệnh chai gan (test biopsy gan, ultrasound, fibroscan), hoặc số lượng siêu vi viêm gan B (HBV) đã giảm đi thật đáng kể. (không có uống thuốc Tây, chỉ uống thuốc THIÊN NHIÊN mà thôi!)
Tham khảo:
HIỂU BIẾT HƠN VỀ BỆNH VIÊM GAN B
https://vietbao.com/p117a242073/hieu-biet-hon-ve-viem-gan-b
The Vietnamese chapter of hepatitis B foundation
http://www.hepb.org/pdf/english_vietnamese_chapter.pdf
-Lương y Võ Hà- Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên
http://ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh052.htm
-Các khảo cứu về cây diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa)
+ Marion Bessin Liver Research Center, Madras, India
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9013081
+Phyllanthus urinaria triggers the apoptosis and Bcl-2 down-regulation in Lewis lung carcinoma cells
Huang ST1, Yang RC, Yang LJ, Lee PN, Pang JH.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12559392
-Buzzelli G et al. Apilot study on the liver protective effect of silybinphosphatidyplex in chronic active hepatitis. Int.J Clin Pharmacol Ther Toxicol 1993;31 (9):456-460
-Melhem A et al. Treatment of chronic hepatitis C virus via antioxidants: results of a phase I clinical trial. J Clin Gastroenterol 2005 Sep:39(8):737-42
-Chan HL et al. Double blinded placebo controlled study of Phyllanthus urinaris for the treatment of chronic hepatitisB. Aliment Pharmacol Ther.2003;18:339-45
-Thyagarajan SP et al. Phyllanthus amarus and hepatitis B. Lancet. 1990; 336:949-950
-Milne A et al. Failure of New Zealand hepatitis B carriers to respond to Phyllanthus amarus. N Z Med J. 1994; 107:243
-Shivarkumar Chitluri & Geoffrey C Farrel. Herbal hepatotoxicity: An expanding but poorly defined problem. Journal of Gastro & Hepato (2000)15, 1093-1099
Montreal