CON MẮT
Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy phát triển từ ectoderm (phôi thai tiên khởi có 3 lớp là ectoderm, mesoderm và endoderm), phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh cho đôi mắt. Cặp mắt là một trong năm giác quan cần thiết quan trọng giúp con người truyền đạt liên đới đời sống. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói.
Có câu nói rất quen thuộc “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. “Đôi mắt em lặng buồn…” là câu thơ mở đầu của bài thơ “Một Mùa Đông” của thi sĩ Lưu Trọng Lư. Văn nhân thi sĩ luôn ca tụng nét đẹp của phái nữ nhất là con mắt. Có tuồng hát cải lương “Mắt em là bể oan cừu”…
Đôi mắt tiếp nhận quang cảnh chuyển đến đôi thần kinh số 2 (optic nerve) của não bộ. Thần kinh học khảo sát 12 đôi thần kinh của trung khu thần kinh. Phận sự của 12 đôi thần kinh này chia ra 3 phận sự là cảm giác (sensory), vận động (motor), có đôi thần kinh này đảm nhận cả hai phận sự cảm giác và vận động (both).
Thầy dạy môn thần kinh học chỉ cách cho học trò mình thuộc lòng câu nói để dễ nhận diện tít tắt phận sự của 12 đôi thần kinh não khi vào phòng thi như thế nầy từ 1 đến 12 mượn vần đầu của 12 chữ “sister says my money but my brother says both by mother’s money”. Đúng với câu nói “không thầy đố mầy làm nên” nên mình mới đủ điều kiện để cầm trong tay giấy phép hành nghề “thật đúng quá”. Nên nhớ nằm lòng đôi thần kinh mắt số 2 nhận cảm giác (s), tròng mắt vận chuyển nhờ 6 bắp cơ vận động bởi 3 đôi thần kinh vận động (m) là 3, 4 và 6: nâng tròng mắt lên, kéo tròng mắt xuống, liếc qua 2 bên phải trái, liếc xéo vào và liếc xéo ra khi “liếc mắt đưa tình”…
Ngày càng phát triển nên phương pháp đo mắt được máy móc trang bị thiết kế tinh vi giúp khảo sát toàn bộ cơ quan của mắt tiếp nhận ánh sáng từ ngoài rọi qua võng mạc (lens) qua lỗ con ngươi (pupil) nằm sau võng mạc rồi qua dung dịch tròng mắt đến ngay tế bào thần kinh mắt để nhận diện quan sát tế nào thị giác (optic nerve). Võng mạc là tròng đen, bao quanh viền ngoài là tròng trắng.
Mỗi con mắt có mí mắt trên và mí dưới. Mí trên có lông mi dài cong có khi đệm thêm một đường gấp là mắt hai mí, trơn không là một mí. Mí dưới có lông mi ít và ngắn hơn. Bên trong hốc mắt có các tuyến nước mắt khi tin buồn (parasympathetic) khiến lệ rơi, tin vui (sympathetic) cũng làm rơi lệ. Nên buồn hay quá vui đều khóc ròng nước mắt tuông trào. Con ngươi chính là cơ vòng cảm nhận ánh sáng (sympathetic) thì khép lại, khi trời tối thì con ngươi mở to ra (parasympathetic).
Bởi vậy nhân viên trọng tài cho cuộc đấu võ đài thấy vận động viên gục thì liền vạch mí mắt rọi đèn pin xem vòng con ngươi có mở ra khép vào thì OK. Nhân viên xe cấp cứu xốc người đang bị tai bạn lên rọi ngay ánh đèn pin chiếu thẳng vào mắt là thế.
Khi áp suất chất lỏng trong tròng mắt gia tăng cao làm nhức mắt (glaucoma) cần dùng thuốc giúp áp suất trở lại bình thường. Mắt lé là 6 bắp cơ không tương đồng nên bị lệch do bẩm sinh, hoặc nguyên nhân nữa là hậu quả người mẹ bị bệnh giang mai. Mắt bị cận thị, viễn thị hay loạn thị cần mang cặp kiếng giúp chuyển luồng ánh sáng đến ngay trung tâm tế bào mắt giúp cho thị lực hoàn chỉnh nhìn thấy được rõ ràng. Mắt yếu về tuổi già (nonarteritic ischemic optic neuropathy) đành chấp nhận không có phương pháp nào làm sáng tỏ.
Bệnh cườm (cataract) là do chất đạm (protein) xuất hiện nằm sau kính mắt (lens) ban đầu là lợn cợn mỏng chờ dầy thêm rồi nhờ phương pháp giải phẩu lấy hết cườm ấy ra. Bệnh áp huyết cao làm tăng áp suất động mạch nằm cạnh tế bào thần kinh mắt làm ảnh hưởng thị giác nên dùng thuốc để hạ ngay áp huyết. Nhớ lại thời xa xưa ở vùng đồng ruộng xa xôi “cò bay thẳng kiếng, chó chạy ngay đuôi” khi bị cao áp huyết chỉ dùng thuốc dân tộc rồi trùm mền nguyện cầu. Còn bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng động mạch quanh vùng tế bào thần kinh thị giác phình ra (aneurysm) tạo biến dưỡng yếu làm suy thị lực vào giai đoạn cuối có khi không còn thị lực nữa. Bệnh cấp tính do nhiễm trùng, siêu vi khuẩn, dị ứng gây ngứa mắt, chảy nước mắt cần phải chữa trị thời.
Cơ thể thiếu sinh tố A sẽ gây yếu thị lực. Dinh dưỡng học khuyên rằng nên ăn uống thức ăn bổ dưỡng đầy đủ, lớn tuổi nên nghĩ ngơi tịnh dưỡng nhiều hơn.
BS Trần Văn Diên ngày 12/12/2015