|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Môi trường không khí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9/10/2016
Môi trường không khí
Y học thường thức Bác sĩ Trần Văn Diên
Môi trường không khí ngày càng trở nên ô nhiễm là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ làm cho không khí không còn trong sạch như lúc nguyên thủy, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con ngườinói riêng và toàn thể sinh vật nói chung.
Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người lên thiên đàng sớm hơn hằng năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News tại Hoa Kỳ thì 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước chậm phát triển. WHO còn cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp v.v… và v. v...
Tác nhân gây ô nhiễm là:các loại khí có oxygen là carbon monoxide (CO), khí carbonic (CO2), khí sulfur dioxide (SO2), khí metan (CH4)…;Các hợp chất hydrogen là: hydrocloric acid (HCl), hydrofluoric acid (HF)…; Các chất hữu cơ tổng hợp R-H, bay hơi đốt xăng từ động cơ nổ của động cơ chạy xe, chất của nước sơn…; Các khí quang hóa: Ozon (O3)…; Các chất lơ lửng: sương mù, bụi,khí thải sinh hoạt thường ngày như than bếp…; Hơi nóng làm gia tăng nhiệt độ;Phóng xạ tạo ra là: Phóng xạ từ môi trường thiên nhiên, Phóng xạ do sinh hoạt thông thường, Phóng xạ gây ra từ hoạt kỹ nghệ, phóng xạ gây từ chất thải của máy phóng xạ (chất bả của nhà máy nguyên tử lực tại San Diego thuộc miền nam California USA phải chôn sâu vào lòng đất nếu cho thải vào môi trường không khí sẽ ảnh hưởng tai hại cho loài người nói riêng và cho sinh vật nói chung đến hàng triệu năm mới dứt).
Các hoạt động gây ô nhiểm tự nhiên do từ môi trường thiên nhiên: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã dần dà thích nghi với các nguồn sinh lực này.
Công nghiệplà nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2… các chất hữu cơ chưa cháy hết: bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.Nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Giao thông vận tảilà nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, CH4… Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng do sự khuếch tán vào môi trường không khí ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe cộng đồng.
Theo tường trình của WHO cho biết rằng thành phố Zabol (nước Iran) bị coi là nơi ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. New Delhi (nước Ấn Độ) vốn đứng đầu bảng đã xuống hạng so với Zabol. Từ năm 2013 đến 2015, giới chức Ấn Độ cấm xe cũ đi vào thành phố, đóng cửa các nhà máy điện chạy bằng than cũ và phạt nặng hành vi đốt rác, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, 4 thành phố Ấn Độ khác là Gwalior, Allahabad, Patna và Raipur đã vượt qua New Delhi, nằm trí trong danh sách ô nhiễm rất cao.
Các nước phát triển như Hoa Kỳ ở nơi đây các nhà nghiên cứu về bảo vệ sức khỏe (public health protection) đã thống thiết kêu than rằng mưa acid (acid rain) vì số lượng xe dùng động cơ nổ đốt xăng 24/24 tạo quá mức ô nhiễm nặng do khói xe (theo thống kê của năm 1980 thì trên nước Hoa Kỳ có số lượng xe có động cơ nổ dùng xăng: cứ 1 đầu người là 4 chiếc xe).ỞVisaliaPorterville(USA) xếp thứ 1.080, rất xa so với các quốc gia đang phát triển. Những địa danh nổi tiếng khác như Paris(France) nằm ở vị trí 1.116, London(England) giữ hạng 1.389 và khu vực New York - Northern New Jersey - Long Island (USA) chiếm ở mức rất cao kỷ lục là 2.369.
Từ xa xưa khi loài người chưa phát minh ra máy hơi nước, theo sau là động cơ nổ dùng nhiên liệu xăng mà hiện thời danh từ “mưa acid”, “acid rain” mà nhân loại phải hứng chịu ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống.
Cho dù công việc bảo vệ sức khỏe tại Hoa Kỳ có tiến triển ra sao đi nữa thì cũng không thể nào giải thích tại sao tại quốc gia này số lượng tử vong hằng năm: thứ nhứt là bệnh tim; thứ hai là ung thư; thứ ba tai nạn giao thông… Nếu tránh hẳn tai nạn giao thông thì không ngồi trên xe. Còn bệnh tim chết nhiều hơn ung thư thì những nhà khoa học nghiên cứu về sức khỏe đời sống tại Hoa Kỳ vẫn không giải thích sao cho hợp lý… do tác động của môi trường không khíbị ô nhiễm
BS Trần Văn Diên ngày 26/09/2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1064432 visitors (3181219 hits) |