|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
31 ngày P 194-195 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16/4/2015
Phần 194-195
Chùa Đá Vàng, Hòn Đá Thiêng, Chùa KyaikHtiyo…hình như cũng đều chỉ cho một nơi đặc biệt, nơi có ngôi chùa nhỏ nằm trên tảng đá to hình trứng, như tôi đã nói ở phần trên. Núi Kyaikhteeyoo cách Yangon 210km, sau hành trình khoảng 1 giờ, xe đến điểm cuối cùng mà từ đó hành khách chỉ có thể đi bộ lên chùa, nằm trên đỉnh.Theo một số thông tin thì đoạn đường từ bến xe, nằm ở làng Kinpun lên đến KyaikHteeYoo dài khoảng 16km mà chúng tôi vừa trãi qua; riêng đoạn đường đi bộ lên chùa là chừng 1,2km phải leo núi rất vất vả, là 1 thử thách rất cam go, mất cả giờ mới tới chùa. Không biết có phải bến cuối đã được dời lên gần đỉnh núi hơn hay sao mà tôi thấy chẳng phải như vậy, chúng tôi chỉ mất khoảng 10 hay 15 phút rảo bước là có thể đến cổng chùa, thời gian đó đủ để vừa bảo đảm không bị mệt, vừa có cơ hội nhìn các sinh hoạt đời thường kiếm sống của dân chúng địa phương.
Đó là những rổ bánh trái, nước uống… dọc đường đi, khá giống với các điểm hành hương ở Việt Nam, đó là hình ảnh tay bồng, tay bế của ông chồng, bà vợ mang con lên chốn linh thiêng cầu phúc. Và đặc biệt hơn cả là cách mưu sinh độc đáo mà lần đầu tôi chứng kiến: giúp khách lớn tuổi, trẻ con hoặc người kém sức khỏe…lên chùa bằng cách mang trên cáng hoặc thồ trên gùi, tôi tạm đặt tên là cáng Chài Ti Dồ hay gùi Tài Chi Dồ.
Ngay khi rời bến xe trên đỉnh núi, chỉ vài bước chân, du khách sẽ đến bến…gùi và cáng KyaikHteeYoo, ai cảm thấy không thể leo núi được thì …xin mời!
Cách bến xe này không xa là…
…bến gùi và cáng.
Vì là phương tiện mưu sinh, là tài sản cá nhân của người lao động, giống như sở hữu 1 chiếc xe, 1 chiếc thuyền…cho nên có nhiều cái gùi được trang trí đẹp đẻ bởi màu sắc khác nhau, chắc cũng để nhận diện thôi.
Phút thảnh thơi trên đỉnh KyaikHteeYoo.
Có lẽ trước đây, khi đất nước này chưa mở cửa, lúc du khách nước ngoài còn thưa thớt, xe cộ thiếu thốn và lạc hậu, phương tiện lên chùa KyaikHteeYoo chắc cũng chưa được trang bị nhiều những xe 2, 3 cầu khá mới này, đoạn đi được bằng xe ngắn hơn và ngược lại người hành hương sẽ đi bộ xa hơn. Và do đó, việc ngồi cáng và thuê thồ hành lý bằng gùi là cách để họ có thể lên núi mà không mất nhiều sức lực, nghề khiêng cáng và thồ hàng trở nên phổ biến.
1 bà cùng 2 cháu ngồi trên cáng Chài Ti Dồ lên Chùa KyaikHtiYo.
1 ông lão ngồi cáng lên chùa.
Như vậy, gùi và cáng thật ra chỉ là những phương tiện thô sơ của những người lao động nghèo địa phương, do nhu cầu có thực của một số khách hành hương, họ mang sức khỏe ra để đổi lấy miếng cơm manh áo. Gùi là phương tiện cá nhân để tải hành lý hay trẻ con, cáng thì là loại phương tiện “cộng đồng” do 4 người hợp sức. Nhìn cái cách kiếm sống khá khổ ấy đôi khi chúng ta cũng trạnh lòng; nhưng nếu không ai chịu ngồi lên cáng, không có hành lý để gùi, thì thật là điều không may mắn, với họ! Dẫu sao, 4 thanh niên cáng 1 người lên dốc, 1 người gùi 1 trẻ nhỏ chắc cũng chẳng quá sức, mong rằng công việc vẫn luôn tốt đẹp, cho đến khi nào họ có cách mưu sinh khỏe hơn!
Đi thồ hàng mà còn dẫn con theo giữ?
_Yên tâm, rất an toàn!
Đặc biệt, người mang gùi cũng có thể là nữ, như chị dưới đây, ngoài số hành lý thồ trên lưng, còn có 2 bong bóng mua về cho con!
Chúng tôi thảnh thơi rảo bước cùng với rất nhiều khách hành hương người Miến đến từ mọi miền đất nước Myanmar, đang ngược xuôi lên xuống. Một điều làm tôi hơi thắc mắc là chưa thấy 1 khách Tây nào cho tới lúc này, chẳng biết có phải vì còn quá sớm, hay vì đường xe lên núi nhiều nguy hiểm, khiến khách phương Tây e ngại ? Mãi đến lúc tới gần cổng chùa, tôi mới gặp được 2 người, đến từ Úc, đang vui vẻ trò chuyện cùng Sư Thái, sau đó thì thấy được nhiều người hơn, họ đã ở trên núi từ vài hôm trước, để được thưởng thức giây phút hoàng hôn và bình minh tuyệt vời trên đỉnh Đá thiêng này.
Người thanh niên ngồi giữa là Hướng dẫn viên Miến Điện.
Suốt lối đi lên chùa, bên cạnh những quán ăn uống bình dân như các khu du lịch khác, chúng tôi còn thấy vài nhà hàng khá sang trọng cũng như các khách sạn tương đối tốt, nghe nói giá đến 50$ US/1 người/1 đêm!
Dĩ nhiên, như đã nói, một lực lượng đông đảo người buôn gánh bán bưng rải đều suốt con đường nghiêng dốc từ bến dừng xe đến chùa KyaikHteeYoo trên đỉnh núi. Chắc cũng như những phu thồ gùi, khiêng cáng, họ là những người lao động nghèo sống quanh đây, trên các mỏm núi đồi vùng Eastern Yoma mountains, quanh năm sương lạnh, chùa là chốn hành hương của mọi người, nơi viếng thăm của du khách, nhưng cũng là chỗ mưu sinh của những cuộc đời kém phần may mắn, nơi cùng cốc sơn lâm. Nếu không có Hòn Đá Thiêng trên đỉnh núi, nếu thiếu đi sự kỳ lạ làm sững sờ những ai lần đầu chứng kiến, Kyaikhtiyo có thể sẽ mãi mãi là chốn thâm sơn giá lạnh, những xóm làng quanh đây, trên các chỏm đồi xanh, núi biếc sẽ còn lâu mới tiếp cận thế giới văn minh!
Ha ha, dù là rảo bước, nhưng dốc núi thì cao, nên cũng phải dành chút lòng thương cho đôi “chân trần” chưa quen được con đường mạn ngược, 2 anh bạn già đành tạm nghĩ trước thềm nhà hàng mà chút nữa chúng tôi sẽ ghé ăn trưa, nhà hàng “The View Mountain Restaurant”
Bên cạnh đó là những mâm thức ăn lề đường vừa đa dạng vừa đầy màu sắc.
Ngoài ra, có một mặt hàng luôn xuất hiện trong đời sống hàng ngày của người Miến Điện, lại không thể thiếu tại các chùa chiềng, đó là hoa tươi. Có lẽ đây lại là đặc điểm giống nhau của 2 dân tộc Việt và Miến, 3 nước còn lại mà tôi đã có dịp qua là Lào, Cambodia và Thái Lan không thấy bán hoa tươi nhiều như Miến Điện và Việt Nam. Cũng như người Việt, hoa tươi được người Miến dùng rộng rãi trong nghi lễ cúng Phật, tại tư gia và tại các chùa. Hôm nay tôi đã thấy nhiều cô gái, thanh niên đội hoa lên chùa bán cho khách hành hương.
He he, cân bằng "động"!
Cuối cùng sau chừng 15 phút, chúng tôi cũng tới cổng chùa, nơi có 2 tượng Chinthe to lớn trấn giữ 2 bên chiếc cổng cong hình bán nguyệt, có mang hàng chữ Miến mà chúng tôi không thể đọc được. Từ đây, mọi người bị buộc phải đi chân không như tất cả các ngôi chùa khác ở Myanmar, thế là giày dép phải xách trên tay, riêng tôi thì cho vào cái bị to nên khá tiện.
Qua khỏi cổng không xa, tôi thấy phía tay trái có tảng đá mang bên trên 1 cái tháp vàng, không giống như hình ảnh “The Golden Rock Pagoda” mà tôi đã từng biết qua hình ảnh. Thì ra đây chỉ là một trong những “Hòn đá vàng bắc chước”, được xây trên 1 hòn đá cuội lớn tương tự như bản chính, loại "chùa đá vàng" này còn có ở vài nơi khác trên đỉnh núi Chài Ti Dồ.
Có thể sẽ có thêm 1 "chùa đá vàng" trên đỉnh núi này trong tương lai.
Thiệt sự tôi cũng chẳng biết tên chùa này là gì vì không đọc được chữ Miến, nhiều tư liệu thì không nói rõ ràng. Nếu đúng như cách giải thích của wikipedia thì đó là ngôi chùa nhỏ (thực sự chỉ là cái tháp, stupa), nằm trên tảng đá cuội to, giống đầu của 1 nhà ẩn sĩ, là giải thích theo tên “KyaikHteeYoo”.
Hay chùa KyaikHteeYoo là toàn bộ các công trình nằm sau chiếc cổng chúng tôi vừa qua? Nếu thế thì ngôi chùa là 1 quần thể kiến trúc nằm trên 1 khu vực rộng lớn hình chữ nhật, cao hơn khu vực dân cư chung quanh chừng 20m, được lót gạch men, có rất nhiều tượng Phật, tượng linh vật và các tranh, tượng thể hiện một số sự kiện liên quan đến Phật giáo.
1 công trình khá đẹp và lạ mắt mà tôi không biết là gì.
Nhờ không khí mát mẻ trên đỉnh núi cao, sân chùa sạch sẽ cũng là nơi du khách và các tín đồ Phật giáo hành hương ngồi nghĩ ngơi, ăn uống.
Từ sân chùa KyaikHteeYoo chúng tôi có thể nhìn ra chung quanh để thấy một vùng đồi núi nhấp nhô đẹp như tranh, nhiều xóm làng, khu dân cư tập trung trước mắt hay thấp thoáng lô xô phía dưới triền các ngọn núi kề bên.
Lại thêm một “Chùa Đá vàng” khác nằm lọt giữa khu dân cư.
Thật là một vùng núi rừng xinh đẹp, cái đẹp như “lây” qua cả cành sung khoe sắc lá, cùng loài phụ sinh đang hừng hực sức sống giữa trời xanh lồng lộng Kyaikhtiyo!
Và, trong cái không gian lồng lộng đẹp hư ảo ấy, hòn Đá thiêng vàng rực đang cheo leo bên bờ vực thẳm, lặng lẽ giữa trời, thách thức thiên nhiên!
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062434 visitors (3176318 hits) |