2/8/2015
Biết rỏ hơn đôi chút về:
Nước Thái Lan ngày nay
GS Tôn Thất Trình
|
Mãi cho đến giữa cuối thế kỷ thứ 20, Thái Lan ( tiếng Anh là Thailand) cơ bản là một nước nông nghiệp , nhưng kể từ thập niên 1960 nhiều dân cư di chuyễn đến thủ đô Bangkok ( có lúc dịch là Vọng Các ) và nhiều thị trấn- thành phố khác. Dù rằng vùng thủ đô Đại Bangkok - Greater Bangkok metropolitan area vẫn là trung tâm đô thị lớn nhất, Thái Lan đã có những thành phố kích thước đáng kể tỉ như Chiêng- Chiang Mai ở miền Bắc, Nakhon Ratchasima hay Khorat , Khon Kaen và Udon Thani ở Đông Bắc, Pattaya ở Đông Nam và Hatya ở cực Nam .
Nước Xiêm ( Siam , Xiêm La ) là tên gọi của Thái Lan mãi cho đến năm 1939 , chưa bao giờ bị thực dân Âu Châu đô hộ cả. Xiêm độc lập do môt nền quân chủ chuyên chế ngự trị mãi cho đến một cuộc cách mạng xảy ra năm 1932 . Kể từ lúc đó, Thái Lan là môt nền quân chủ lập hiến , và những hiếp pháp tiếp theo nhau cung cấp một quốc hội dân bầu .Tuy nhiên, quyền hạn chánh trị thường do quân sự nắm giữ , xuyên qua các cuộc đảo chánh . Trong hai thập niên cuối cùng thế kỷ thứ 20 và thập niên thứ nhất thế kỷ thứ 21, nền dân chủ nghị viện càng ngày càng được dân gian ủng hộ rộng lớn hơn. Dù có một khủng hỏang trổi dậy năm 2006 , khi giới quân sự đừng cùng nền quân chủ, lật đổ chánh phủ dân bầu, những cuộc bầu cử quốc hội mới, do chánh phủ lâm thời hứa hẹn, được tổ chức năm 2007 .
Địa lý
Đất đai
Diện tích Thái Lan khỏang bằng Tây Ban Nha( I Pha Nho) hay Pháp, gồm hai vùng địa lý rộng lớn : môt khu vực chánh yếu lớn hơn ở phía Bắc và một nới rộng bán đảo nhỏ hơn ở phía Nam . Phần thân thể chánh xứ sở do Myanmar - Miến Điện, Burma bao bọc phía Tây , Lào phía Bắc và phía Đông , Căm Bốt phía Đông Nam và Vịnh Thái Lan phía Nam. Bán đảo Thái Lan trải dài hướng về Nam từ góc Tây Nam nước nhà ; Myanmar dọc theo mép bìa Đông bán đảo Mã Lai- Malay Peninsular, nới rộng dọc theo phần Tây bán đảo xuống xa mãi đến gần Eo biển - Isthmus Kra ; sau đó Thái Lan chiếm tòan thể bán đảo cho đến khi gặp biên giới phía Nam với Mã lai Á ở 6 0 vĩ tuyến Bắc .
Đia hình
Cảnh quan Thái lan biến đổi từ các núi thấp đến các đồng bằng phù sa phì nhiêu các đồng ruộng lúa nước điểm chấm đến các bải biển cát nằm chính giữa các vĩ tuyến xích đạo hệ thống các gió mùa Châu Á . Thái Lan chia ra làm 5 vùng địa văn học - physiographic regions khác biệt nhau : các núi nằm ngang các phía Băc và Tây , Cao nguyên Khorat phía Đông Bắc, kưu vực sông Chao Phraya ở trung tâm , góc biển vùng trung tâm phía Đông Nam , và một phần bán đảo dàì, mảnh dẽ phía Tây Nam .
Các núi miền Bắc là tiếp tục Đông Nam của tiến trình nâng cao làm ra Hy Mã Lạp Sơn - Himalayas, trải dài thêm về hướng Nam dọc theo biên giới Thái - Myanmar , và đến tận Bắc Mã Lai Á . Những dãy thạch cương dài này thành hình khi khối lượng đá tảng nung chảy buộc mình phải lên cao xuyên qua tầng trầm tích xưa cỗ hơn . Các đỉnh núi trung bình cao khoảng 1600m ( 5200 bộ Anh ) trên mặt biển . Núi Inthanon cao 2585m ( 8481 bộ Anh ) , núii cao nhất nước, nằm vào phía Đông Bắc Thái Lan, gần thành phố lịch sử Chiêng Mai . Thành phố bị Núi ( Đồi) Suthep che khuất bóng . Suthep là nơi có chùa - đền thờ Phật giáo nổi danh và là hoàng cung mùa hạ vua Thái . Vài ngọn đồi đá vôi gồ ghề chứa các hang động tàn tích con người thái cỗ - tiền lịch sử đã được khai quật .
Đồng bắng tiếp cận Cao nguyên Khorat , một cao nguyên rộng lớn Sông Mê Kông bao giáp phía Bắc và phía Đông . Cao nguyên hình thành khi nâng lên dọc theo hai phay - fault , faille vỏ trái đất - crustal thẳng góc nhau : một phay hướng Bắc Nam về phía Tây và phay phía Nam theo hướng Đông Tây. Thành quả là những đá tảng trầm tích nằm dưới thảy đều nghiêng, thay vì được nâng lên đồng đều . Thế nghiêng này tạo dựng nhũng rạng đồi núi thấp dọc theo bìa mép phía Đông và phía Nam Cao nguyên : đó là các núi Phetchabun và Đông Rak , tên Thái của Dangrek. Dốc đứng của các đất cao này giám sát lưu vực đồng bằng Chao Phraya về phía Tây và đồng bằng Căm Bốt về phía Nam. Độ cao trên mặt Cao nguyên Khorat là chừng 200 m ( 650 bộ ) phía Tây Bắc hạ xuống chỉ còn 90m ( 300 bộ ) phía Đông Nam. Đất đai uốn lăn và các chóp đồi thường nghiêng về phía Đông Nam đúng theo độ nghiêng .
Lưu vực sông Chao Phraya rộng rải nằm giữa các dãy núi phía Bắc và phía Tây
và Cao nguyên Khorat là trung tâm văn hóa và kinh tế Thái Lan . Vùng này cókhi còn có tên là Đồng Bằng miền Trung- Central Plain gồm hai phần : các đồng bằng uốn lăn chia cắt nặng nề phía Bắc là đồng bằng nước ngập - flood plains bằng phẳng đất thấp châu thổ sông Chao Phraya pía Nam . Đồng bằng do các tích tụ đồ sộ đất xói mòn trôi xuống từ các chi lưu Chao Phraya, làm ra những trầm tích phù sa hình quạt .
Phần Đông Nam Thái Lan thường cũng uốn lăn, chứa nhiều đồi cao ở giữa và dọc theo biên giới Đông với Căm Bốt . Các đỉnh đáng kể là Núi Khieo. cao 797 m ( 2614 bộ ) và Núi Soi Đao, cao đến 1 668m ( 5471 bộ ). Các đồi chạy dài đến gần biển, tạo ra bờ biển răng cưa có nhiều đảo tô điểm . Nhờ có bải biển trải dài, những thị trấn bờ biển như Chon Buri và Rayong và vài đảo đã trở thành những nơi nghỉ dưỡng phổ cập, dân gian ưa chuộng .
Phần Tây Nam Thái Lan gồm bán đảo với xương sống núi non và một bờ biển cát nghiêng nghiêng . Các núi cao hơn đạt khỏang 1500m ( 4900 bộ ) nằm dài bán đảo về phía Tây và có những đèo hẹp , nối Thái Lan và Myanmar . Các dãy này phân chia các biển Andaman và Nam Hải , khi bán đảo hẹp đi gần biên giới Mã Lai Á . Ngòai khơi bờ biển Tây gồ ghề và răng cưa nặng nề là rất nhiều đảo lớn kểluôn cả Đảo Phuket giàu thiếc , cùng các đảo khác tỉ như Phiphi và Samui , đã trở thành nhữnng nơi du khách thăm viếng còn phổ thông hơn cả Hua Hin , nơi nghỉ dưỡng xưa cũ phía Bắc bán đảo.
Sông ngòi
Thái Lan thóat nước nhờ hai hệ thống sông: sông Chao Phraya ở phía Tây và sông Mê Lông ở phía Đông . Ba sông chánh ở vùng núi non phí Bắc , chảy từ Tây qua Đông là sông Ping ( nhánh lớn là sông Wang ) , sông Yom và sông Nan , thường chảy về Nam qua những thung lũng nhỏ hẹp đến các đồng bằng rồi nhập chung lại thành sông Chao Phraya là sông lớn nhất Thái Lan . Châu thổ đồng bằng ngập nước Chao Phraya , thắt nơ thành vô số kênh mương, rồi lại được các sông khác nhập thêm vào, đặc biệt là sông Pa Sak , khi Chao Phraya chảy ra cửa biển Vịnh Thái Lan. Châu thổ bằng phẳng ngập nước mùa mưa, là một tích sản cho trồng lúa nước , dù phần đất cao hơn ở các bìa cực Đông và của Tây đòi hỏi phải tưới tiêu. Tòan thể châu thổ trước đây là thành phần Vịnh Thái Lan, như theo thời gian trầm tích từ miền Bắc đã đổ đầy vùng . Đóng bùn này là một cản trở liên tục cho giao thông đường sông , nhưng nhờ vậy mà của sông kéo đài ở biển Vịnh nhiều bộ Anh mỗi năm. Các sông
Cao nguyên Khorat thường chảy về hướng Đông Nam và đổ vào sông Mê Kông. Nước ngập lũ các sông này là nguồn nước quan trọng cho sản xuất lúa gạo . Tuy nhiên, lũ lụt từ lâu hay bất ngờ , tính theo số lượng và tần số; và các vấn đề ngập lụt càng thêm tệ hại , khi đất đai bị phá rừng và trồng trọt. Vùng cũng có thủy cấp cao, chứa phần lớn nước lợ không uống được. phần lớn sông Mê Kông, năm giữa Thái Lan và Lào hoặc điểm chấm nhiều đảo hay bị thác không giao thông được cắt quảng đi .
Phần Đông Nam và bán đảo thóat thủy nhờ các dòng sông-suối ngắn. Về phía Đông Nam , các sông miền Bắc chảy vào châu thổ Chao Phraya , trong khicác sông miền Tây và miền Nam chảy ngay ra biển , nơi chúng xây đắp những lưu vực và châu thổ dọc theo bờ biển .Các cửa sông dọc theo bờ biển phía Nam là những đất bằng phẳng thủy triều - tidal flats và đầm lầy rừng sác -mangroves swamps. Hầu hết tất cả sông của bán đảo đều thoát thủy vào Vịnh Thái Lan ( Biển Tây Việt Nam ).
Giữa các thập niên 1950 và 1960, một số đập được xây cất, phần lớn ở miền Băc và Đông Bắc Thái Lan , để cải thiện ngập lụt và sản xuất thủy điện và nới rộng nông nghiệp
tưới tiêu đựợc. Những trầm tích lớn phù sa các thung lũng sông,chứa đát đai phì nhiêu nhất Thái Lan , được trầm tích các sông nước dâng cao mùa mưa trôi về mỗi năm. Nhất là ở châu thổ đồng bằng ngập lụt Chao Phraya, nhưng các lưu vực tương đối bằng phẳng và các núi non miền Bắc, đất đai rải rác dọc sông Mun và sông Chi ở Cao nguyên Khorat và phần lớn bờ biển cũng là những đất phù sa phì nhiêu. Đất đai các nơi khác tương đối nghèo nàn , là các latêrít chiết mòn cao độ . Gần sông Mê Kông vài lọai đất chứa khá nhiều muối mặn, giới hạn mùa màng . Môt số trầm tích muối đã được khai thác thương mãi.
Khí hậu
Các ảnh hưởng chánh trên khí hậu Thái Lan là vị trí xứ sở thuộc về vùng gió mùa nhiệt đới của lục địa Đông Nam Á và vài đặc điểm địa hình ảnh hưởng đến phân phối mưa . Bắt đầu từ tháng 5 , những khối lượng không khí ấm áp và ẩm ướt của gió mùa Tây Nam thổi về hướng Đông Bắc qua Vùng từ Ấn Độ Dương, rơi xuống nhiều lượng mưa lớn , mưa nhiều nhất là vào tháng 9. Giữa tháng 11 và tháng 2 gió đổi vhiều và gió mùa Đông Bắc đem tới mát mẽ , không khí tương đối khô theo chiều Tây Nam, tạo ra nhiệt độ mát lạnh hơn cho gần khắp xứ sở. Không khí im lìm tháng 3 và tháng 4 làm ra một thời gian nóng nực và khô hạn rỏ rệt, giữa các mùa gíó mùa.
Cao độ gây ra các biến đổi địa phương về mô hình thời tiết tổng quát,đặc biệt ở bán đảo Ranong phía bờ biển miền Tây nhận chừng 4000 mm(160 ngón Anh ) mưa mỗi năm ( như Bạch Mã Nam Đông, Huế- Thừa Thiên ) . Trong khi Hua Hin phía bờ biển Đông chỉ nhận ít hơn 1000 mm ( 40 ngón Anh ) . Thời tiết dọc theo bìa phía Tây Đông bằng Trung Tâm ( ương ) và ở Cao nguyên Khorat không theo đúng các ảnh hưởng mưa - che mờ xảy ra . Songkla ở cuối Nam bán đảo Thái Lan, có môt thời gian mưa vào mùa mát lạnh , thành quả cuủa ẩm độ các gió mùa Đông Bắc thu thập, khi gió thổi trên Vịnh Thái Lan.
Tính theo cả nước , nhiêt độ tương đối bền vững suốt năm , trung bình từ 25 đến 290 C ( 77- 840 F ) . Biến thiên lớn nhất là ở miền Bắc, nơi đông giá thỉnh thỏang xảy ra tháng chạp ở các độ cao hơn . Ngược lại, ảnh hưởng biển điều hòa khí hậu miền Nam. Không khí lạnh mát hơn, khô hơn của gió mùa Đông Bắc thường làm ra sương mù buổi sáng , tan vào buổi trưa ở các vùng Bắc và Đông Bắc . Ẩm độ rất cao vào mùa mưa .
Tài nguyên thiên nhiên
Thái Lan là một xứ rừng rú , đồng cỏ hòa bản lùm bụi , và đất ẩm ướt đầm lầy hoa sen và hoa súng điểm chấm. Kể từ giữa thế kỷ thứ 20, rừng bao phủ chỉ còn ít hơn một phần ba tổng diện tích đât đai so với hơn phân nữa những năm trước đó . Phá rừng trồng trọt ( kể cả đồn điền cây mộc , thân gỗ) , đốn gỗ qúa đáng và xủ lý rừng tồi tệ là những nguyên do chánh cho suy tàn này . Rừng Thái Lan phần lớn là cây gỗ cứng - hardwoods như giá tị- teck và cây mộc gỗ kiến trúc hay sản xuất nhựa của họ Dầu - Dipterocarpaceae . Cũng như nhừng nơi khác Đông Nam Á , tre . co kè , mây và nhiều lòai dương sĩ, thật là thông thường. Nơi nào rừng đã đốn gỗ và không trồng lại , một tăng trưởng thứ cấp và lùm bụi mọc lại thường giới hạn trồng trọt . Sen và súng moc đầy ở đa số các ao hồ và đầm lầy khắp nước
Dân Thái Lan truyền thống dùng trâu , bò , ngựa và voi cày bừa ruộng vườn, chuyên chở hàng hóa, dân gian và di chuyễn chất tải nặng . Đến thập niên 1980, súc vật dùng để kéo đã bị máy móc thay thế và ngọai trừ những vùng xa xôi hẻo lánh , súc vật dùng để chuyên chở đã bị xe mô tô , xe vặn tải , xe hơi và búyt thay thế . Yêu cầu voi làm việc cũng hầu như biến mất hòan tòan, khi lệnh cấm đốn gỗ ban hành năm 1989 và các voi thuần hóa bị sáp nhập vào ngành du lịch.
Mất rừng mau lẹ kềm theo một dâng cao đáng kể yêu cầu các động vật xa lạ, đã rất tai hại cho đời sống hoang dã . Tây ngu và heo vòi - tapirs , trước đây tìm thấy ở nhiều nơi Thái Lan, đã biến hẳn , cũng như những đàn voi rừng . Vượn - gibbons, vài loài khỉ , lòai chim cũng cùng chung số phận. Dù nhiều cố q gắng đưa ra để ngăn ngừa mua bán bất hợp pháp các lòai bị hiểm nguy tuyệt tích, thành công chỉ rất hãn hửu . Tương tự các luật lệ bảo tồn khác, tuy đã có một lịch sử lâu dài ở Thái Lan, luật lệ rất khó thực thi và cũng cố .
Trước đây cá nước ngọt và cá biển rất dồi dào ở Thái Lan, nay đã mau lẹ dùng hết vì lạm thác và cắt đọan các sinh thái thiên nhiên chúng sinh sống, cũng như tôm - shrimp , tôm he -prawn và cua biển. Tôm , tôm he bán ở thị trường nội địa hay xuất khẩu, nay nuôi ở các trại tôm. Rắn, kể cả rắn hổ mang chúa - king cobra, và nhiều lọai rắn nước độc hại , tùy vẫn còn tìm thấy thường xuyên ở hoang dã , ngày nay lại thấy nhiều hơn ở các trại nuôi rắn. Cá sấu cũng tương tự như vậy, tuy vẫn hiện diện hoang dã ở miền Nam Thái Lan. `
Muổi , kiến, bọ cánh cứng và sâu bọ khác , cũng như rắn mối - lizards ăn chúng , luôn luôn có mặt, ngay cả ở những môi trường đô thị - thị trấn . Nhộng tằm đã góp phần lớn cho ngành tơ lụa , Thái Lan nổi tiếng.
Dân gian
Tổng dân số Thái Lan ước lượng vào năm 2014 là 67 956 000 người.
Khi các biên cương chánh trị cận đại đã được xác định vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, Thái Lan là gồm nhiều tộc dân nền tảng văn hóa , ngôn ngữ, tôn giáo đa dạng . Đa dạng này là đặc điểm của phần lớn các quốc gia Đông Nam Á , nơi biên cưong chánh trị đổi thay đã không ngăn cản gì đuợc những di dời, di cư dân chúng dài hàng thế kỷ. Vị trí trung tâm của Thái Lan trên lục địa đã khiến Thái Lan trở nên một ngã tư cho những di cư này.
Các nhóm tộc dân Thái Lan
Dù cho phần lớn dân cư Thái Lan là con cháu của những kẻ nói tiếng Thái - Tai languages, đã chủ trì vùng này từ cuối thế kỷ thứ13 , dân số cũng gồm nhiều tộc dân không phải là Thái. Môt thiểu số lớn nhất dân địa phương nói một thứ tiếng Mã Lai - Malay . Những thiểu số địa phương đáng kể khác nói tiếng Môn , tiếng Khmer và những ngôn ngữ Môn- Khmer khác thuộc họ Úc Á - Austroasiatic family. Tại vùng cao Tây và Bắc Thái Lan có dân gian nói những ngôn ngữ thuộc họ khác . Thái Lan là nơi định cư nhiều nhóm di cư lớn và con cháu họ, đa số từ Trung Quốc, nhưng cũng có các nhóm Nam Á . Đa số thành viên địa phương hay cộng đồng di cư đến Thái Lan, đều gắn liền mạnh mẽ với văn hóa quốc gia Thái và nói tiếng Thái .
Thái
Tổ tiên Thái đến đầu tiên từ miền trung tâm Thái luc địa Đông Nam Á khỏang năm 1000 và bắt đầu thiết lập những lảnh địa - tiểu vương độc lập vào thế kỷ thứ 13 . Có một lúc, ai cũng tưởng rằng tổ tiên dân Thái đế từ miền Tây Nam Trung Quốc , nhưng nay chứng cớ ngôn ngữ đã trổi dậy đặt nơi cư ngụ nguyên thủy các tộc dân nói tiếng Thái là miền Tây Bắc Việt Nam ngày nay . Tộc dân Thái nay đinh cư ở Thái Lan đem theo cùng họ những đặc điểm văn hóa do tiếp xúc với dân Tàu làm ra hình dạng . Ở nơi cư trú mới , họ bị các tộc dân Khmer và Môn ảnh hưởng , truyền thống phần lớn lại nguồn gốc Ấn Độ, Vào thế kỷ thứ 13 , tộc dân Thái chiếm ưu thế, chủ trì , cuối cùng phối hợp với di sản -gia tài ngôn ngữ , văn hóa và chánh trị xã hội tổ tiên Thái với Phât Giáo dân Môn và nghệ thuật lảnh đạo nhà nuớc của dân Khmer Án độ hóa, làm thành một văn hóa Thái khác biệt hẳn . Tại Thái Lan hiện thời, những ai đã chấp nhận một đồng nhất quốc gia là Thái , gồm không những dân gian nói tiếng Thái miền Trung Thái Lan mà còn nhiều nhóm nói tiếng Thái khác, lớn nhất là dân nói tiếng Lào miền Đông Bắc Thái Lan và dân nói tiếng Khăm Muộn( ? ) - Kammùang miền Bắc Thái Lan nữa...
Môn - Khmer
Những cộng đồng bản địa- autochtonous còn sót lại của Thái Lan ngày nay sinh sống ở Đồng Bắc quốc gia và liên hệ rất gần gủi dân Khmer xứ Căm Bốt . Họ họp thành tỉ lệ dân nói tiếng Môn - khmer lớn nhất ở Thái Lan . Tộc dân Kuy ( đa số dân Thái gọi là Suai ) của vùng Đông Bắc , có khi được biết là những tay săn bắt voi . Ngay nay họ được công nhận là những kẻ huấn luyện voi lành nghề để dùng voi làm việc Cũng có một số nhỏ dân sống vùng cao như Lawa hay Lua ở phía Bắc và môt phần nào sỉ số dân Môn đông hơn ở phía Tây . Đa số tộc dân Môn là con cháu của các kẻ di cư từ Miến Điện - Burma vào thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 19 , nhưng vài người lại là dân tị nạn mới đây, cũng từ Myanmar đến. Các dân cư nói tiếng Môn -Khmer, từ lâu đã nói hai thứ tiếng , nói tiếng Thái và những ngôn ngữ chủ trì địa phương . Vì họ theo cùng các truyền thống Phật giáo hay tôn giáo khác của Thái Lạn, họ hội nhập tốt đẹp vào cấu trúc xã hội xứ sở này .
Dân Hoa - Tàu
Thái Lan hút dẫn một số lớn dân di cư từ các nước láng giềng, kể từ giữa thế kỷ thứ 19, vì Thái Lan mở mang kinh tế và chuyễn biến chánh trị nhiều nơi Á Châu. Số di cư đến nay , nhiều nhất là từ Trung Quốc và họ trở thành một thiểu số đáng kể ở Thái Lan. Ở các trung tâm buôn bán tại Bangkok và nhiều đô thị khác, các con cháu Tàu họat động ở cả các doanh nghiệp thương mãi lớn lẫn nhỏ như thể là trung gian và chủ tiệm .
Vào đầu thế kỷ 1900 , khỏang 1/7 tổng dân số Thái Lan là Hoa - Tàu , nhưng vào đầu thế kỷ thứ 21 chỉ còn 1/ 10 tổng số nhận mình nguồn gốc Tàu . Đa số dân nguồn gốc Tàu ( dân Thái gọi là luk cin ) ở Thái Lan hiện tại, đã đồng hóa văn hóa Thái , phần lớn chấp nhận Thái Tiêu Chuẩn - Standard Thái nhưthể là ngôn ngữ căn bản của họ và ngay cả là ngôn ngữ đặc hửu nữa đó . Họ trở thành các Phật giáo Tiểu thừa Theravada Buddhist. Nhưng dân Tàu đồng hóa này theo tiếng Anh gọi là Tàu Thái - Sino Thai. Tuy nhiên, còn một số vẫn nhận diện được là Tàu chính cống vì ngôn ngữ họ nói và những nghề nghiệp họ theo dõi . Dù có đôi chút kỳ thị chống Tàu vào đầu giữa thế kỷ thứ 20, tộc dân Tàu thái đã đóng một vai trò kiệt xuất, không những cho nền kinh tế mà cả ở chánh trị Thái Lan. Kể từ thập niên 1990 , nhiều thủ tướng và đa số nghị viên Quốc Hội đều có tổ tiên là Tàu .
Mã Lai , dân cư vùng cao và các di cư mới
Không phải mọi dân sống trong lảnh thổ Thái Lan, đều thảy hòan toàn hội nhập vào cộng đồng quốc gia, dân nói tiếng Mã Lai làm thành đa số rộng rải của 4 tỉnh cực Nam xứ sở . Vì lẽ vùng này là một quốc vương hồi giáo - islamic sultanate mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 19 , và vi cư dân có một xác định ngôn ngữ khác biệt và di sản tôn giáo ( họ thực hành hồi giáo islam ) , vài cư dân vùng này hổ trợ các phong trào đòi tư trị lớn hơn và ngay cả độc lập khỏi các tộc dân theo Phật gíáo chánh yếu , nói tiếng Thái.
Cư dân vùng cao ( còn có tên là các bộ lạc đồi núi - hill tribes ) tỉ như dân Karens , Hmong ( Miêu , Mèo ), Yao ( Dao , Mán) , Lahu , Lisu và Akha cũng có những truyền thống khác hẳn, xếp họ ra ngòai đa số nói tiếng Thái . Trong quá khứ, họ được dân Thái xem là dân rừng rú và liên kết này vẫn tiếp tục tạo dáng cho hình ảnh phổ thông các cộng đồng miền cao vào thế kỷ thứ 21. Đa số cư dân vùng cao có lúc theo những truyền thống tôn giáo địa phương. Trong khi vài người đã trở thành Phật giáo, một số lớn hơn vào Thiên chúa giáo .một đặc điểm làm họ khác biệt thêm đa số dân Thái Lan.
Một vài nhục nhã đã quấy nhiễu dân cư vùng cao , kể luôn lịch sử trồng thuốc phiện và đốt rừng làm rẫy - slash and burn agriculture, cả hai đều bị cấm đóan vào thập niên 1950 , cũng như lan tràn không đủ khả năng hay thất bại có được những thẻ căn cước - identification cards . Một vai trò tích cực hơn cho dân vùng cao Thái Lan, đã được vua Bhumibol và hoàng tộc Thái khuyến khích . Họ không những đã thăm viếng nhiều lần vùng cao và đã thiết lập những dự án thay đổi trồng thuốc phiện với các sản phẩm khác, cải thiện đời sống dân cư vùng cao . Du lịch văn hóa cũng đã tiếp tục cải thiện hình ảnh các cộng đồng vùng cao. Thêm vào đó , nhiều tổ chức không chánh phủ đã giúp các tộc dân b vùng cao có được quyền công dân và bảo vệ quyền lợi đất đai họkhỏi phải di dời ,
Mãi đến giữa thế kỷ thứ 20 , đa số dân di cư vĩnh viễn được phép , khuyến khích trở thành công dân Thái Lan. Tuy nhiên , tình thế thay đổi cho những di cư mới , nhiều người vào Thái Lan như thể tị nạn chánh trị từ các nước láng giềng. Nhóm tị nạn đáng kể đến từ Việt Nam ngay sau Thế Chiến Thứ Hai và đa số được cấp quyền công dân Thái. Thái Lan bị tràn ngập một làn sóng tị nạn lớn hơn nữa vào thập niên 1970 , theo sau việc thành lập các chánh phủ cọng sản ở Việt Nam, Lào và Căm Bốt. Dù rằng phần lớn các dân tị nạn này cuối cùng đi định cư ở các xứ khác, vài dân Hmong Lào vẫn ở lại các trung tâm tị nạn Thái Lan và cuối thập niên 1980, một số lớn hơn nữa dân tị nạn đến từ Myanmar, tìm kiếm công ăn việc làm và ẩn náu chánh trị . Dòng tị nạn này vẫn còn tiếp diễn ở Thế kỷ Thứ 21, dù vài dân di cư đã được chấp thuận dưới tư cách là công nhân làm việc tạm thời - guest worker, hàng chục ngàn dân tị nạn từ Myanmar cũng như từ Căm Bốt , Lào và Trung Quốc tiếp tục sống và l họat động bất hợp pháp khắp Thái Lan .
Ngôn ngữ
Đa số ngôn ngữ nói ở Thái Lan thuộc một trong số 4 họ ngôn ngữ chánh : Tai ( một họ phụ của các ngôn ngữ Tai -Kadai ), Mon - Khmer ( một họ phụ của ngôn ngữ Úc - Á ) , Úc Á , và Tàu - Tây Tạng ( Sino - Tibetan ) . Thêm vào đó, Anh Văn- English rất phổ thông ở Thái Lan cho thương mãi và nhiều mục đích chánh thức, chánh quyền . Từ các lớp sơ đẳng trở lên, dân Thái Lan phải học Anh văn , dù rằng chỉ con em trên các lớp này , đặc biệt cho những con em theo học những trường thượng lưu , mới thông thạo đáng kể Anh văn.
(Kỳ tới tiếp theo là Phần II về Thái Lan ) . Irvine , Nam Ca Li, ngày 27 tháng 7 năm 2015 )