29/5/2016
Trận tử chiến giửa Kiến Vàng và Kiến Hôi |
VĂN NI
|
Kiến Hôi Kiến Vàng
Mất cả buổi sáng, mấy cái lưỡi câu rồi cũng được làm xong. Bảy Bé, anh tôi khoảng 10 tuổi, vác cái sào dài bằng tre tầm vong, có treo lủng lẳng cái bao bằng vải mùng trên ngọn sào để hứng trứng. Tôi vác khúc đuôi cái sào đi lon ton phía sau để bẻ lái. Chúng tôi đi tìm ổ Kiến Vàng để lấy trứng làm mồi câu cá Lòng Tong. Kiến Vàng kết lá lại làm cái ổ to bằng trái bưởi trên cây, nếu ổ bị chọc thũng, trứng Kiến sẽ đổ ra, rơi vào cái túi hứng.
Ở các vườn cây ăn trái, không ai lạ gì với Kiến Vàng (Oecophylla smaragdina). Kiến Vàng cắn rất đau nhất là khi nó cong đuôi đái vào vết cắn. Có người dùng nước đái Kiến Vàng, có vị chua vì nồng độ acid cao để nấu canh chua. Kiến Vàng tuy cắn đau nhưng không có nọc độc nguy hiểm như nhiều loại kiến khác như Kiến Nẻ, các loại ong, như Ong Ruồi, ong mật, hoặc chết người như Ong Lổ hoặc ong Vò Vẻ, loại ong mà các du kích quân dùng để đánh lính Mỹ ngày xưa.
Lúc là sinh viên trường canh nông (1966-1070) tôi được dạy về phương pháp sinh học, dùng côn trùng để tiêu diệt côn trùng khác có hại cho mùa màng, nhưng chưa bao giờ tôi được nghe về cách dùng Kiến Vàng trong mục đích nầy. Có ai biết rằng phương pháp nầy đã được ông cha chúng ta sử dụng từ lâu cho vườn trái cây, nhất là cây có muối, từ xa xưa, thời Ông Nội tôi còn sống hoặc trước nữa mà tôi không được biết (trước năm 1900). Nhờ phương pháp nầy mà vườn trái cây của Ông Nội và của Ba tôi sâu bọ gần như không có. Người xưa đâu biết dùng thuốc sát trùng.
Ông Nội tôi dùng Kiến Vàng để tiêu diệt Kiến Hôi (Dolichodorus thoracicus), là nguyên nhân làm cam quít bị chai, rụng trái non và phẩm chất kém. Kiến Vàng tiêu diệt Bọ Xít, Sâu Đụt Vỏ, Rầy Mềm, Rệp Dính trên các loại cây trái, nhất là cấc loại cây có múi. Để yểm trợ cho đồng minh Kiến Vàng, nhà vườn có trách nhiệm cung cấp “quân lương” và “quân vận”. Về quân lương Kiến Vàng được cho ăn bằng những thứ dư thừa gốc đông vật như đầu tôm, ruột cá, ruột gà vịt, xác thú vật chết… Về quân vận chúng được cung cấp phương tiện di chuyển nhờ các cầu nối bằng tre hay bằng dây, nối liền các cây trong vườn với nhau để Kiến Vàng có thể “hành quân” khắp nơi trong vườn.
Kiến Vàng làm ổ để ở, phát triển dân số, bảo vệ lãnh thổ với đoàn quân hùng hậu, có tổ chức, có quy củ. Nếu ổ bị tấn công, chúng sẽ liều chết xả thân chiến đấu cho đến con cuối cùng.
Ngược lại Kiến Hôi là loài thảo khấu, sống lang thang, không quê hương không tổ quốc. Chúng là đối thủ của Kiến Vàng. Kiến Hôi cộng sinh với các loại Rầy Mềm, Rệp Dính phá hại hoa màu. Cha tôi quấn lá chuối khô thành các nùi to, rồi gác trên cây, trong lãnh địa có Kiến Hôi để dụ chúng vào ẩn núp. Khi Kiến Hôi tụ về đông, ông đem cả nùi lá ra đốt để tiêu diệt trọn bộ.
Khi Kiến Vàng có quân số đông đủ, Kiến Hôi sẽ bị đẩy lui dần và bị tiêu diệt. Một khi Kiến Vàng làm bá chủ vườn cây, đàn quân hùng hậu tủa đi săn mồi khắp nơi, tìm bắt để ăn thịt các loại sâu bọ côn trùng phá hại mùa màng như các loại sâu ăn lá, đục trái, bù xè đục thân, rệp dính, nhện mềm, rầy, bọ xít. Vườn cây trở thành “bug free”. Nạn sâu bọ côn trùng phá hại hoặc truyền mầm bịnh cho cây trái bị diệt tận gốc.
Nhưng, không có bữa ăn nào miễn phí. Chủ vườn phải trả một giá rất đắt khi nuôi Kiến Vàng trong vườn. Khi thu hoạch hoa màu, Kiến Vàng bị “động ổ” rần rộ kéo quân ra tấn công kẻ thù xâm phạm lãnh thổ. Kiến Vàng rất “hổn”, càng bị giết, chúng càng nổi quạu, liều chết tấn công địch thủ. Có lẻ khi chết chúng tiết ra một hóa chất có tác dụng kích thích, làm điên tiết các con kiến khác trở thành đoàn quân cảm tử. Chẳng những chúng cắn đau mà nước đái của chúng khi vào vết thương làm rát như cắt da thịt. Những người hái trái cây lâu năm, cơ thể đề kháng với nước đái Kiến vàng, không còn thấy đau rát nhiều. Như chú Hai Nhân giúp việc cho nhà tôi, Kiến bu đầy, chú lấy tay vuốt nhưng không giết. Nếu kiến nhiều quá, chú un khói cho chúng ến rút vào ổ hoặc dùng tro bếp vảy lên cành cây. Kiến bò chạm vào tro thì sợ, rút lui vào ổ. Chủ vườn không bao giờ giết Kiến Vàng.
Tiếc thay, Kiến Vàng lần lần biến mất từ ngày các loại thuốc thuốc sát trùng đuợc sử dụng bừa bải trong canh nông. Ngày nay, rất khó tìm được ổ Kiến Vàng trong vườn. Sâu bọ côn trùng có hại cho cây trái không còn địch thủ thiên nhiên kềm chế nên mặc tình sinh sôi nẩy nở.
Là chứng nhân của loài Kiến Vàng đang trên đường tuyệt chủng, tôi thấy đau lòng cho những chiến sĩ Kiến Vàng, xả thân để bảo vệ giang sơn lãnh địa, mang lại lợi ích cho nhà vườn. Rồi chính nhà vườn, vì những lợi ích thiển cận, đã du nhập và sử dụng bừa bãi các loại thuốc sát trùng, vô tình đã hủy hoại môi trường, làm rối loạn môi sinh, nơi phát triển của nhiều loài sinh vật mà trong số đó có loài Kiến vàng hữu ích. Hậu quả tiêu cực của nó là sự tàn phá mà chúng ta đang gánh chịu ngày nay. Sâu bịnh lan tràn, môi trường ô nhiễm, ung bứơu dẫy đầy.
Quê tôi ở Cái Mơn, là xứ trái cây. Có nhiều loại cây ăn trái đang bị tàn phá bởi bù xè, sâu đụt thân như cốc, xoài, sầu riêng, ôi môi… Những cây sầu riêng trồng bằng hột sống 30-40 chục năm, thân to một người ôm không hết, đểu chết rụi vì bịnh teo đọt. Dân không trồng cam quít nửa vì bi “ chạy”. Ổi, mận, mít, sầu riêng, sẽ không bán được vì bị sâu và dòi đục trái, nếu không xịt thuốc liên tục.
Kiền Vàng là một loại côn trùng hữu ích, nghìn xưa đã bảo vệ môi trường và vườn cây trái khỏi các hiểm họa vì sâu bịnh, có khác chi những chiến sĩ da vàng mang dòng máu Việt, từ nghìn xưa đã bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam khoải hiểm họa ngoại xăm?
Chú Chín Cali
Tham khảo
1- Kinh nghiệm nuôi Kiến vàng trên vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. Kỹ sư: Hồ Đình Hải
2- Kiến vàng một loài thiên địch quí- Sở khoa học và kỹ thuât tỉnh Bentre.
3- Nuôi Kiến bảo vệ cây trồng EMZ-USA