11/10/2015
Bệnh Loãng Xương
Y học thường thức – Bác sĩ Trần Văn Diên
|
Bệnh loãng xương có tên tiếng Anh là osteoporosis. Bệnh này do bác sĩ Pommer đặt tên vào năm 1885, ông giải thích vì sinh hóa dinh dưỡng trục trặc lâu ngày nên sinh ra chất xương trong cơ thể yếu (decreased bone matrix = decreased bone density), bởi vậy xương rất dễ gãy cho dù chỉ có tác động của 2 lực trái chiều trên xương rất nhỏ.
Hình X quang phần dưới xương lưng nhìn ngang,
một khớp xương tự nhiên bị dập vì chứng loãng xương.
Chứng bệnh loãng xương xảy ra nhiều trong giới nữ gấp 4 lần hơn nam. Người lớn tuổi nhất là đàn bà sau thời mãn kinh (postmenopause) hết kích thích tố estrogen dễ bị hiện tượng loãng xương. Chất xương yếu, sức nặng cơ thể nén lên xương làm đốt xương sống lưng biến dạng phía trước hẹp lại gây còng lưng.
- Lưng mãi còng trên lớp bụi đời: (Lời trong bài thơ Mái Lều Tranh của thi sĩ Hồ Dzếnh nói về dáng dấp của mẹ già bị còm lưng có thể là hiện tượng loãng xương của cơ thể đàn bà khi về già sau thời dứt kinh).
Hiện tượng còng lưng do hai đốt xương kẹp vào nhánh thần kinh (nerve root) làm cơ vận động yếu và ngăn chận đường truyền thần kinh cảm giác gây nhức nhối khó chịu.
Xương tay phải nhìn thẳng và ngang, phần chóp xương to (radius) phía ngón tay cái bị gảy vì loãng xương.
Ở Hoa Kỳ, hiện có khoảng 15-20 triệu người bị bệnh loãng xương, hàng năm có chừng 1 triệu 300 ngàn người già bị gãy xương vì bệnh này, khi trợt trong bồn tắm cũng làm gãy xương, và tiền chi phí trị liệu khoảng là 3,8 tỷ dollars mỗi năm.
Bác sĩ Trần Văn Diên ngày 06/10/2015