30/7/2015
NIỀM VUI CAO NIÊN
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
|
Hầu như mọi người đều nhìn nhận rằng việc nuôi nấng một vài con thú cảnh trong nhà thường giúp cho không khí gia đình bớt tẻ nhạt và có vẻ trở nên ấm cúng.
Sự hiện diện của thú vật bên cạnh những người bệnh có thể giúp cho họ cảm thấy dễ chịu và mau bình phục hơn.
Dùng thú vật để giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe được gọi là động vật trị liệu hay thú vật trị liệu (zootherapy).
Phương pháp nầy là một trong nhiều ngành của lãnh vực y khoa song hành hay y khoa bổ sung (complementary and alternative medicine CAM) và ngày nay thường được thấy đem áp dụng tại một số bệnh viện và trung tâm nuôi dưỡng người già tại Canada.
Lão ông dắt chó đi dạo (Photo NTC 2010)
***
Thú vật có thể giúp ích gì cho sức khỏe chúng ta?
Chó, mèo, chim, két, cá cảnh vv…đều có thể ví như những xúc tác giúp chúng ta bớt căng thẳng tinh thần, giảm stress, tạo thư giãn và bớt cảm thấy cô đơn. Những ích lợi vừa kể đều rất quan trọng đối với tất cả mọi người và nhất là đối với các người lớn tuổi neo đơn.
Cá không tên… của người gõ (photoNTC 2014)
Việc nuôi nấng và săn sóc thú vật sẽ tạo cho chúng ta có một tinh thần trách nhiệm, thêm tự tin và yêu đời hơn.
Thú vật rất hữu ích đối với các người bị bệnh tâm thần, chẳng hạn như bệnh lú lẫn Alzheimer ở người già và bệnh tự kỷ (autism) ở trẻ em.
Ngựa là con vật thường được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng bệnh tự kỷ của các cháu nhỏ. Đây là một loại bệnh tâm thần rất quan trọng. Lúc nào các em cũng khép kín trong thế giới riêng biệt của mình. Bệnh thường xuất hiện vào lúc các em được 2-3 tuổi và làm cho các em có hành vi, ngôn ngữ và sự đáp ứng với người xung quanh rất bất thường. Thú vật được ví như sợi dây liên lạc giúp cho cha mẹ có thể trao đổi với đứa con bất hạnh nầy. Sự hiện diện của thú vật sẽ kích thích bệnh nhân và lần lần giúp các em có những phản ứng thích hợp hơn đối với ngoại cảnh.
Đối với nhiều người, chỉ cần việc ôm ấp vuốt ve con vật, chó hoặc mèo cũng đủ làm giãn nở động mạch, giảm áp huyết, tạo thư giãn và sảng khoái tâm hồn.
Khi cao niên chơi chim biết hót
Nhũng năm gần đây thú chơi chim cảnh có mòi phát triển mạnh tại Việt Nam.. Đặc biệt là chim yến, chim chich chòe lửa và chích chòe than. Các loại chim vừa kể rất phổ biến và trở thành một cái mode…ta đây cũng là dân biết chơi chim.
Sách báo dạy cách nuôi chim cũng thấy xuất hiện rất nhiều tại quê nhà.
Bìa sách Nghệ Thuật Nuôi Chim Chích Chòe Than, tác giả Cao Văn Hải gởi tặng người gõ- tháng 5/2014. (anh Hãi là kỹ sư, học trò cũ ngành chăn nuôi thú y trước 1980, trường đại học Nông Nghiệp –Cầnthơ)
Các cụ lớn tuổi, tối ngày đi ra đi vô, thấy chim nhảy tới nhảy lui trong lồng và thỉnh thoảng còn được nghe tiếng chim hót líu lo thì chao ôi rất ư là thư giãn…
Thú vui tao nhã nầy phải tốn tiền và tốn công đôi chút. Chơi chim thì đành phải chịu vậy…
Trong bài Nuôi chim đăng trong Forum K7 Cựu Sinh Viên Đại Học Cần thơ, cũng có vài ý kiến ngồ ngộ …Đây là bài giới thiệu quyển sách Nghệ Thuật Nuôi Chim Chích Chòe Than –chủ biên KS Cao Văn Hải.
Có bạn nói rằng nghe chim hót hoài một âm điệu hết ngày nầy qua ngày nọ riết rồi cũng thấy chán phèo.
“Chim lồng. Tiếng hót đóng hộp. Cứ đến giờ là hót. Không vui. Chẳng buồn.
Ban đầu nghe rất du dương, rất thanh bình. Nhưng nghe kỹ, nghe lâu ...có cái gì hơi nhói một chút”(Ngưng trích Nuôi Chim-Forum k7 cựu sinh viên Đại học Cần thơ)
Còn thành viên khác thì có đề cập đến một loài chim khá đặc biệt có khả năng và biệt tài đa dạng có thể hót và nói, khỏi cần phải cho ăn hay bận tâm chăm sóc gì hết, mà giá cả cũng không quá đắt..Chim mang nhiều tên khác nhau và chúng có thể giúp bạn hưởng được những giây phút thư giãn tuyệt vời, tê lê mê chẳng khác gì bạn đang lạc bước vào cõi thiên thai…
Theo người gõ, các cụ cần phải hết sức thận trọng vì loại chim nói trên có thể lây bệnh cho chim nhà cụ. Người Mỹ họ gọi dáy là nhóm bệnh Sao Tui Dại (STD= sexually transmitted diseases).
Riêng đối với các bạn già đã gác súng từ lâu và thuộc diện chim đã mỏi cánh, thì không cần phải bận tâm lo nghĩ làm chi cho tổn thọ.
(Rf Khi chim đã mỏi cánh- http://vietbao.com/a211032/khi-chim-da-moi-canh )
“Chơi chim là một thú chơi tao nhã không chỉ dành cho người già mà là công việc yêu thích của hầu hết tất cả chúng ta. Có rất nhiều lợi ích khi chơi chim tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau. Người già thì chơi chim để có giết thời gian, coi chim như một người bạn, cảm thấy cuộc đời này còn nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên chơi chim thật đôi khi lại mất rất nhiều tiền bạc, công sức và còn lo lắng khi chim bị bệnh.
Bây giờ chỉ cần 200 ngàn đồng VN, bạn sẽ sở hữu 1 con chim với rất nhiều tiếng hót khác nhau he..he..
Tiếng hót của chim sẽ làm thư giãn đưa bạn trở về với thiên nhiên tuyệt vời, nơi bạn có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi lo lắng và tận hưởng một giây phút tuyệt vời
Không cần cho ăn cho uống, cũng chẳng phải hốt phân, nhất là không phải lo H5N1.
(tài liệu có tính cách tham khảo )”(Ngưng trích Nuôi Chim, Forum K7 Cựu Sinh Viên đại Học Cần Thơ).
Thú chơi chim rất “cool”(rất độc): Nuôi chim cú
Giống Chim cần phải được bảo vệ- Hình cú mèo khoang cổ (Otus lettia) trên tem của Đài Loan
“Nếu trước kia dân chơi chim chỉ thích chim đẹp thì gần đây xuất hiện một xu hướng mới đó là nuôi chim 'cú mèo'(Meowls)
Cú mèo được ưa chuộng vì ngoại hình đặc biệt, đầy vẻ bí ẩn và ma quái, gây ấn tượng mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Có nhiều loại cú mèo xuất hiện trên thị trường ở Việt Nam, phổ biến nhất là cú lợn (trong ảnh), cú mèo khoang cổ, cú mèo lưng xám.
Tiếng kêu của cú mèo khá ghê rợn, đặc biệt là khi nghe vào buổi đêm. Nhưng với nhiều người thì như vậy mới là… 'độc'.”
Tính cách của cú mèo khác hẳn những loài chim bình thường. Vào ban ngày, chúng hầu như chỉ lim dim một chỗ, đêm đến mới trở nên hoạt bát.
Một con cú mèo đẹp và thuần có giá tới hàng triệu đồng. Với những con cú này, người nuôi có thể thoải mái vuốt ve, cầm trên tay, thậm chí là… đem đi dạo phố”( Ngưng trích –Mốt chơi chim cú mèo—K7 cựu sinh viên đại học Cần Thơ)
Đây là loại chim của giới trẻ và của những người có lắm tiền nhiều bạc. Dễ sợ quá, ghê quá vì chim cú tượng trưng cho điều không lành, xui xẻo và chết chóc. Trong đêm khuya mà nghe nó cất tiếng hú hù hú,hú hù hú trong nhà thì cũng đủ nổi da gà rồi.
Theo ý kiến của người gõ, cao niên không nên rớ tới loại chim nầy.
Trên thế giới, chim cú cũng còn nằm trong sách đỏ của tổ chức CITES, thú vật hiếm quý có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cấm buôn bán, trao đổi và cần phải được bảo vệ.Việt nam là một thành viên của CITES từ 20 năm qua.
Rộ mốt nuôi thú cưng tí hon giá ngàn đô
“Sóc bay, khỉ Marmoset, rồng Úc, nhím kiểng, khủng long 6 sừng... những con vật bé xíu nhỏ như ngón tay đang khiến nhiều bạn trẻ phát cuồng. Họ không ngần ngại chi ra cả triệu đồng để mua và chăm sóc, cưng nựng chúng” (Ngưng trích K7 Cưu sinh viên đại học Cần Thơ).
Tổ chức CITES của Việt Nam đâu rồi?
Tháng 5/2014 cấp lãnh đạo CITES đã họp với một số lãnh đạo Việt Nam tại Hà nội để bàn về “quyết tâm” của VN trong việc hứa sẽ tuân hành luật lệ CITES…
“Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau.
Ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa học, văn hoá, giải trí và kinh tế.
Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế….” (Ngưng trích: CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BUÔN BÁN CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES) http://www.cites.org/eng
Kỷ niệm 20 năm gia nhập CITES, Phó Thủ Tướng Việt Nam họp với Tổng Thơ Ký CITES tại Hà Nội 28 may 2014.
Viet Nam celebrates 20th Anniversary of Joining CITES and highlights
its increased enforcement effort
CITES Secretary-General meets Viet Nam’s Deputy Prime Minister in Ha Noi and attends
9th meeting of ASEAN Wildlife Enforcement Network
http://www.cites.org/eng/Viet_Nam_celebrates_20th_Anniversary_of_Joining_CITES
“Geneva/Ha Noi, 28 May 2014 – Viet Nam’s Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai, Minister for Agriculture and Rural Development, Cao Duc Phat and Deputy Minister Vu Tan Tam met CITES Secretary-General, John E. Scanlon, in Ha Noi on the occasion of the 20th Anniversary of Viet Nam joining CITES to discuss the enhanced enforcement efforts being taken by Viet Nam to combat illegal wildlife trade and to supress demand for illegally traded products” (Ngưng trích CITES).
(Photo CITES)n adhésion à la CITES.
Loài vật được sử dụng nhiều nhứt là chó kế đến là mèo 4 cẳng
MÈO (4 CẲNG) CỦA TUI (Photo NTC 2014)
Ai cũng biết là các người khiếm thị thường sử dụng chó để hướng dẫn mình trong việc di chuyển trên đường phố.
Đối với một số bệnh nhân bại liệt, nằm một chỗ, đôi khi họ thường nhờ một loài khỉ capucin nhỏ con nhưng rất khôn ngoan và được huấn luyện đặc biệt để giúp họ trong sinh hoạt hằng ngày. Con vật có thể mở hay tắt điện, mở tủ, đưa lọ thuốc hay chai nước hoặc giúp bệnh nhân thực hiện các động tác đơn giản khác, v.v…
Khỉ capucin phục vụ bệnh nhân bại liệt tứ chi (dystrophie musculaire) trong sinh hoạt hằng ngày( Mở tủ lạnh , lấy thuốc, lấy chai nước, để ống hút, để cassette vào máy, tắt dèn mở đèn vv…)
Tại Montreal, phải tốn lối 12 000$ để huấn luyện con khỉ- Con vật sống khoảng 30 năm.
Khỉ capucin trong thiên nhiên (photo internet)
Cũng có một số người không nên gần gũi với thú vật
Đây là trường hợp những người có hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật như bệnh sida hoặc một vài loại bệnh khác. Những người bị dị ứng với chó hoặc mèo và những người bị bệnh tâm thần quá nặng thì cũng không nên tiếp xúc với thú vật. Lý do chính là để phòng ngừa một số bệnh có thể lây nhiễm từ thú vật sang cho người.
Nên cẩn thận và đề phòng
*-Vi khuẩn Salmonella, Campylobacter và E. coli hiện diện trong phân súc vật có thể nhiễm vào thức ăn thức uống và gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Một số bệnh tật của thú vật có thể lây truyền sang cho người.
*-Ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong phân mèo và Toxocara canis trong phân chó cũng là mối đe doạ cho sức khoẻ của chúng ta.
*-Móng mèo rất bẩn có thể chứa vi khuẩn Bordetella. Nếu bị mèo quào, vết thương sẽ bị làm độc, hạch sưng phù và có thể gây sốt nóng.
Thú có mạnh khoẻ mới giúp ta khoẻ mạnh
Thú vật cần phải được thú y sĩ khám kỹ trước khi đem về nuôi. Cần nên biết rõ nguồn gốc con vật.
Chó và mèo cần phải được chủng ngừa dại, cho xổ lãi và trị bò chét. Riêng đối vói loài mèo chúng cần nên được cắt móng.
Nuôi nấng thú vật một cách vệ sinh. Dọn dẹp, hốt sạch phân, tẩy uế và chùi rửa thường xuyên nơi nhốt thú. Để tránh lây nhiễm vào thức ăn của chúng ta, cần hạn chế bớt việc để chó mèo lảng vảng trong nhà bếp.
Cuối cùng là phải rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với con vật.
Kết luận
Ý niệm thú vật trị liệu còn rất mới mẻ đối với nhiều người. Tùy hoàn cảnh và tùy theo điều kiện sinh hoạt của mỗi người mà chúng ta có thể chọn con vật thích hợp để nuôi cho có bạn, bớt đi sự cô đơn!
Thật vậy, cũng có người nói rằng nuôi chó có lợi vì nó sẽ không bao giờ làm phiền ta và phản ta hết. Lâu ngày, tình cảm giữa người và vật trở nên rất sâu đậm. Có thương thì phải có khổ nếu chẳng may con vật chết đi. Đây là một trở ngại cần phải quan tâm đến và đó cũng là lẽ thường tình trong cuộc sống mà thôi.
Còn nếu không tiện nuôi chó hoặc mèo thì bạn thử nuôi vài ba con chim hoàng yến để thỉnh thoảng nghe nó hót líu lo cho vui tai và cho quên bớt đi nỗi phiền muộn. Bạn cũng có thể sắm một hồ cá cảnh ngũ sắc, nhìn ngắm chúng lội qua lội lại cũng thư giãn lắm.
Theo các thầy phong thủy, sự kiện nuôi vài loại thú vật, hoặc trồng vài chậu cây xanh trong nhà cũng rất tốt cho sinh khí của căn nhà.
Đối với các bác hoặc các anh chị khá trọng tuổi, việc nuôi thú vật rất hữu ích và cần thiết để giúp họ giảm bớt đi phần nào sự cô đơn trống vắng trong cuộc sống sau khi người phối ngẫu đã ra đi theo ông theo bà cũng như giúp xoa dịu bớt không khí tẻ nhạt buồn chán dù rằng con cháu tuy ở rất gần nhưng đôi lúc lại cảm thấy chúng rất là xa./.
Tham khảo
Video: Singe capucin: serviteur d'une personne handicapée
http://www.youtube.com/watch?v=H_ucSOkzloI
Mời các bạn nghe tiếng hú hù hú của cú vọ sọc (Barred owl)
Video:BARRED OWL AMAZING VOCALS!
http://www.youtube.com/watch?v=fppKGJD3Y6c
Montreal