3/9/2015
Thô thiển lạm bàn vài hướng phát triễn Hải Phòng xưa và nay |
GS Tôn Thất Trình
|
I- Đôi chút địa lý
Tổng quát và vị trí
Trong 5 thành phố lớn trực thuộc Trung Ương ( Sài Gòn , Hà Nội , Hải Phòng , Cần Thơ , Đà Nẳng ), năm 2008, Hải Phòng đứng thứ hai về diện tích sau thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh và thứ ba về số dân, sau Sài Gòn và Hà Nội. Nếu năm 1958, Hải Phòng chỉ có 180 000 dân , Hà Nội 500 000 , năm 1999, Hải Phòng đã có 1 676 000 người, năm 2002 là 1727 000 người, chỉ sau Sài Gòn 5 480 000 , Hà Nội 2 931 000, hơn hẳn Đà Nẳng 724 000 . Mức dự trù tăng gia dân số Hải Phòng là 1-1.1% một năm, từ năm 2006 đến 2020,tỉ lệ dân sống ở đô thị, thị trấn sẽ vào khỏang 55-60% và 80-85 % vào năm 2020. Năm 2014 , Hải Phòng có 1 945 600 dân và dự trù 2.1 triệu dân năm 2020. Hải Phòng nằm trong khỏang từ 20 035’ đến 21o01’ vĩ tuyến Bắc và từ 106 0 29’ đến 1070 05’ kinh tuyến Đông. Hải Phòng là một Thành Phố bờ biển, nằm ở cửa sông Cấm , cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía đông. Cầu Bính ngang qua sông CấmnốiThành phố với huyện Thủy Nguyên . Bắc giáp Quảng Ninh, Tây giáp Hải Dương, Nam giáp Thái Bình và Đông gíáp Vịnh Bắc Bộ, với đường biển dài 125 km. Đảo Bạch Long Vĩ , đảo Cát Bà và các đảo Long Châu trên biển Vịnh Bắc Bộ là những thành phần lảnh thổ của TP Hải Phòng . Hải Phòng lục địa thuộc châu thổ Sông Hồng, độ cao trung bình từ + 0.7 m đến +1.7 m trên mực nước biển. Khí hậu thuộc miền nhiệt đới, nhiệt độ trung bình là 23 - 24 0 C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1600- 1800mm, ẩm độ trung bình là 85-86%. Một điểm ít ai biết là thời Pháp thuộc, Hải Phòng có tên riêng - tên nhạo là Thành Phố Phượng Vĩ- Flamboyant City , vì phố xá TP đều trồng cây Phượng Vĩ tên khoa học là Delonix regia. Nhiều hơn ở Huế, nơi lại trồng nhiều cây Soan ( Xoan )- cây Sầu Đông hơn ( ? ).
Diện tích
Diện tích Hải Phòng là 1507 km2, năm 2015 diện tích ghi có phần lớn hơn 1519km2( 582 dặm Anh vuông ). Nếu kể luôn cả hai huyện đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ, diện tích cũ cũng chỉ là 1510 km2 . Hải Phòng có 397 hòn đảo nhỏ, lớn với tổng diện tích 180km2, và tính thêm vùng triều ở Phù Long - Cát Bà và Cát Hải thì lên đến 271 km2. Nhắc lại là tỉnh Kiên Giang ở Biễn Tây ( Hải Phòng thuộc Biển Đông) đếm được 105 đảo lớn- nhỏ . Diện tích quần đảo ( cả thảy là 22 đảo? ) Phú Quốc là 593.5 km2 ( 59 350 ha ), hai lần hơn diện tích các đảo Hải Phòng . Hiện nay chỉ có 5 đảo Hải Phòng là có dân cư sinh sống thường xuyên. Trong khi Biển Tây lại có đến 43 đảo có người ở .Các đảo Hải Phòng chia ra 2 nhóm : nhóm đảo đá ( Hòn Dáu , quần đảo Long Châu , quần đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ,.. ) và nhóm đảo Cát ( Phù Long , Cát Hải … ). Tuy nhiên số đảo ở tỉnh Quảng Ninh phía Bắc, còn lớn hơn nhiều: 2078 đảo, trong tổng số đảo ở Việt Nam là 2779.
Phân chia hành chánh ngày nay
Hải Phòng nay chia ra làm 15 quận- huyện , 8 huyện nông thôn và 7 quận đô thị, một thị xã ( Đồ Sơn ) và 9 thị trấn – town,townlet cấp xã , 148 xã và 72 phường- ward. 9 thị trấn là Núi Đèo, Minh Đức ( Thủy Nguyên ), Cát Bà, Cát Hải, An Dương ( An Hải ) An Lão, Núi Đồi ( Kiến Thụy ), Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
Sau đây là:
Tên số phường diện tích( km2, 2009 ) Dân số ( theo kiểm kê ngày 1 tháng 4 năm 2009)
A- Quận đô thị
Dương Kinh 6 45.85 48 700
Đồ Sơn 7 42.37 44 514
Hải An 8 88.39 103 267
Kiến An 10 29.6 97 403
Hồng Bàng 11 14.27 101 625
Ngô Quyền 13 10. 97 164 612
Lê Chân 15 12.31 209 618
B- Huyện nông thôn
An Dương 1 thị trấn+ 15 xã 98.29 160 751
An Lão 2 thị trấn +15 xã 113.99 132 316
Bạch Long Vĩ 4.5 902
Cát Hải 2 thị trấn +10 xã 323.1 29 676
Kiến Thụy 1 thị trấn + 17 xã 107.5 126 326
Tiên Lãng 1 thị trấn +22 xã 191.2 141 288
Vĩnh Bảo 1 thị trấn +29 xã 180.5 173 083
Thủy Nguyên 2 thị trấn +35 xa 242.8 303 094
Khí hậu , thủy văn…
Khí hậu thuộc miền phụ nhiệt đới,ẩm ướt , mùa hạ (hè ) nóng nực ẩm ướt và mùa dông ấm áp khô ráo . Thành Phố đáng chú ý là từ tháng 4 đến tháng10 mưa nhiều . 90 % lượng mưa rơi vào các tháng này, trung bình hàng năm là 1600- 1800mm, ẩm độ trung bình là 85-86%. Nhiệt độ mùa hè và mùa đông khác biệt đáng kể . Các tháng lạnh nhất Hải Phòng là tháng giêng và tháng hai , trung bình nhiệt độ cao chỉ là 20 độ C và trung bình nhiệt độ thấp là 4 độ C. Trong các tháng nóng , tháng 6 và tháng 7 , nhiệt độ trung bình cao là 33 độ C và nhiệt độ trung bình thấp là 26 độ C. Nhiệt độ nước biển thấp là chừng 21 độ C ( 70 độ F ) vào tháng hai và cao đến 30 độ C ( 86 độ F ) vào các tháng 7 và tháng 8 .
Hệ thống thủy văn mạng lưới sông lớn của Hải Phòng thảy đều là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, uốn khúc lớn, lòng và bải sông rộng. Các sông chính là sông Bạch Đằng, dài 42 km - rộng 1000m - sâu 8m , sông Cấm ( 37km , 400m , 7m ), sông Văn Úc ( 38km, 400m, 7m ), sông Thái Bình ( 30 km, 150m, 3m ) và sông Lạch Tray ( 43km, 120 m, 4m ) và nhiều phụ lưu - sông nhánh ( Tam Bạc, Kinh Môn v.v…). Trung bình cứ 20km đường bờ biển thì lại có một cửa sông lớn. Lượng cát bùn lớn vào mùa lũ, chiếm tới 75- 85 % lượng dòng chảy cả năm, làm cho các cảng vùng Hải Phòng mau lẹ bị bồi lắng và nước biển có độ đục cao. Sông Thái Bình, dài 93km , khởi sự ở khúc Lục Đầu ở Phả Lại. Gọi là Lục Đầu vì đây là chỗ tập trung của 6 con sông ( 4 sông chảy vào là sông Cầu , sông Thương , sông Lục Nam , sông Đuống và 2 sông chảy ra là sông Kinh Thầy và sông Bình Than ).Tưởng cũng nên nhắc là sông Đuống, dài 65 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình ở Phả Lại , có 2 nhà máy nhiệt điện lớn chạy than đá Quảng Ninh, cung cấp điện cho công nghiệp hóa Hải Phòng - Hải Dương , được thi vị hóa năm 1948, ở bài thơ “ Bên kia sông Đuống” của thi sĩ Hoàng Cầm :
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì …
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng …
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hộ. non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
II- Đôi chút lịch sử.
Tên Hải Phòng đã có gần 2 ngàn năm nay phát sinh từ” Hải Tần Phòng thủ “ hay chỉ mới trên một thế kỷ ? Theo tài liệu lịch sử, Hải Phòng có niên đại từ Hai Bà Trưng ( 14- 43 sau công nguyên ). Bà Lê Chân, tướng của Hai Bà Trưng, đã trấn thủ ở đây để chống quân xâm lược nhà Hán, lập nên làng xóm.Về sau, khu vực này trở nên trù phú, có đồn lũy biên phòng gọi là Hải Tần Phòng Thủ. Đặc biệt là vào thời đại nhà Mạc vì là vị trí phòng thủ phía Đông cho gia thất vua họ Mạc . Tên Hải Phòng bắt nguồn từ đó chăng ? Vào thế kỷ thứ 19 cuối triều vua Tự Đức, Nhà Xã Hàng Kênh- Hang Kênh Communal House, nay là quận đô thị Lê Chân, được nâng lên làm thành huyện lỵ hành chánh cho huyện nông thôn An Dương ngày nay, đem lại cho Hàng Kênh tầm quan trọng của Vùng này.
Nói đến Hải Phòng, trước tiên phải kể tên sông Bạch Đằng. Trong lịch sử nước ta ghi ba trận thắng lớn chống quân xâm lăng. Trận Bạch Đằng Giang cuối năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán; thuyền địch do tướng trẻ tuổi con vua Nam Hán là Hoằng Tháo thống lĩnh , hoàn tòan bị nhận chìm xuống dòng sông lịch sử Bạch Đằng. Tháng 12 năm 1287, Trần khánh Dư đem thủy quân chận đánh đòan chiến thuyền Mông Cổ nhà Nguyên Ô Mã nhi ( Omar ), nhưng không cản được giặc; Ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đòan thuyền lương nặng nề chậm chạp ở phía sau. Trần khánh Dư đem quân tập kích, tướng Nguyên Mông Trương Văn Hổ chống không nổi, đổ cả lương thục xuống biển, lên thuyền nhỏ trốn về Quỳnh Châu - Hải Nam. Thiếu lương thực, Thóat Hoan ( Togan ), con trai của vua Nguyên Hốt Tất Liệt ( Quibilai ) quyết định rút quân về Tàu theo hai đường, quân thủy rút ra biển theo sông Bạch Đằng. Sáng ngày 9-4 1288, đòan chiến thuyền Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng, lọt vào trận địa mai phục, lúc triều xuống, thuyền giặc to nặng vướng cọc tan vỡ rất nhiều. Tòan bộ bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Sau khi hạm đội Pháp Tây Ban Nha, ngày 1 tháng 9 năm 1858, nổ súng tiến công chiếm bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẳng ), đến năm 1873 Pháp mới đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất, vào ngày 20 tháng 11 năm 1873, qua ngã Hải Phòng. Năm 1881, một trận bảo lụt tàn khốc phá tan vùng , giết chết 300 000 người. Nhưng Pháp vẫn phát triễn Hải Phòng làm căn cứ chánh ở Đông Pháp cho hải quân Pháp, kéo dài hàng chục năm sau. Ngày 24 tháng 4 năm 1882, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Ngày 12 tháng 3 năm 1883, Pháp chiếm khu mỏ than Hòn ( Hồng ) Gai, tỉnh Quảng Ninh, kế cận Hải Phòng .
Nhưng tỉnh Hải Phòng chỉ được thành lập năm 1887, sau khi Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, ngày 17 tháng 10 năm 1887. Lúc đó Hải Phòng gồm các huyện An Dương, Nghi Dương, An Lão tách ra từ phủ Kiến Thụy ( Hải Dương ) và một số xã của huyện Thủy Nguyên, thuộc phủ Kinh Môn ( Hải Dương ). Ngày 19-7-1888 , Pháp thành lập thành phố Hải Phòng. Ngày 31 -8-1898, thành phố Hải Phòng tách ra khỏi tỉnh Hải Phòng . Năm 1902, tỉnh Hải Phòng đổi tên là tỉnh Phù Liễn . Năm 1906, tỉnh Phù Liễn lấy tên là tỉnh Kiến An.Năm 1962, tỉnh Kiến An lại nhập lại với Hải Phòng.
Sau khi Nhật đầu hàng ở Thế Chiến thứ II, các lảnh tụ quốc gia Việt khởi động phong trào đòi độc lập cho Việt Nam , chống Pháp trở lại Đông Dương. Lực lượng viễn chinh Pháp đổ bộ lên Hải Phòng , gặp phải chống cự quyết liệt , giết chết 3 lính Pháp . Hầu trả đủa , các tàu chiến Pháp, trong đó phải kể đến tuần dương hạm Suffren, pháo kích , đốt cháy khắp Hải Phòng , dẫn tới Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất – The First Indochina War . Lực Lượng bộ binh Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Jean- Étienne Valluy tiến vào Thành Phố, đánh cận chiến chiếm từng nhà một , với sự hổ trợ của xe thiết giáp và máy bay . Cuối thời Chiến Tranh Việt Nam, Hải Phòng lại bị Hải Quân và Không lực Hoa Kỳ dội bom nặng nề, vì đây là một hải cảng chánh yếu duy nhất của Miền Bắc . Ngày 8 tháng 5 năm 1972 , Đô đốc Hoa Kỳ Thomas H. Moorer ra lệnh thả mìn, đóng kín cảng không còn ra vào được nữa. Khi lệnh được tháo bỏ, thả mìn không gây ra một tổn thất chết người nào cho Bắc Việt cả. Dù là một mục tiêu , cơ cấu lý học của Hải Phònhg không hề bị chiến tranh tàn phá, vì Hoa Kỳ tự nghiêm cấm một vùng ở Hải Phòng, không ném bom ( ? ), không pháo kích( ? ) . Sau chiến tranh , Hải Phòng tái thiết thành một trung tâm công nghệ đáng kể .
III - Phát triễn Hải Phòng
1- Tất nhiên ưu tiên là nâng cấp, tân trang hệ thống cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng – Port of Hải Phòng , PHP chỉ mới thiết lập năm 1874 , nhưng 7 tháng đầu năm 2015, PHP là cảng lớn nhất miền Bẳc Việt Nam chiếm 34 % khối lượng xử lý – throughput cả miền . Dịch vụ chánh của PHP là : chuyên chở hàng hóa, kiểm kê ăn khớp – tallying và tồn trữ ( chiếm 75 % tổng lợi tức ), cơ quan chuyên chở tàu thủy và tiền đạo, dắt kéo- towing tàu bè, hổ trợ và hậu cần – logistics . Tàu lớn nhất cập bến PHP được trọng tải 40 000 tấn DWT, chưa đến mức 90 000 DWT năm 2009 của Tân Cảng Cái Mép phục vụ cho Vùng Sài Gòn – TP HCM. Tháng 11 năm 2011, Cái Mép đã cho tàu 110 000 DWT cập bến. Nhưng PHP lại là cảng duy nhất ở nước nhà, cống hiến nối kết đường sắt trực tiếp với các từ các bến cuối PHP đến nhiều vị trí quan trọng khắp nướcc, đặc biệt đường sắt đến Hà Nội và Lào Cai trực tiếp với bến cảng cuối Hòàng Diệu .Về đường sông thì PHP nằm trên sông Cấm và Tân Vũ trên một cửa biển. PHP cách phi trường Cát Bi chỉ có 5 km . Về đường bộ thì Ủy Ban Nhân dân TP Hải Phòng đang cố tâm xây dựng một xa lộ mới nối với Quảng Ninh , để tăng vận chuyễn đến vùng Đông Nam Trung Quốc.
Năm 2000, hệ thống cảng biển Hải Phòng, gồm Cảng Chính, cảng Vật Cách, cảng Chùa Vẽ mới xây dựng và một số cảng nhỏ khác, ( cảng Hải quân phía hạ lưu cảng Chùa Vẽ vẫn dành cho quân sự), cảng Đình Vũ, cảng Minh Đức , cảng Phà Rừng 1, cảng Phà Rừng 2, cảng Cát Bà và thương cảng Cửa Cấm. Khu vực Cảng chính có một cầu cảng dài 1717m, trong đó 412m dành cho công ten nơ lọai nhỏ và có thể neo tàu đậu, trọng tải tới 10 000 tấn. Khu vực cảng Chùa Vẽ cũng có hai cầu cảng , mỗi cầu dài 4300m, có thể sử dụng xếp dỡ tàu công ten nơ , va các tàu trọng tải 10 000 tấn. Cảng Vật Cách gồm bến than, gỗ, bến cho tàu biển nhỏ, tàu sông và cho cụm cơ khí sửa chửa đóng tàu Bến Kiền. Bến lẽ Quỳnh Cư chuyên dùng cho nhà máy xi măng, cho các họng bơm dầu. Cảng Đình Vũ dành riêng cho khu chế xuất Đình Vũ. Cảng Phà Rừng 1, trên sông Bạch Đằng dùng cho nhà máy đóng và sửa chửa tàu biển, thuộc huyện Thủy Nguyện. Cảng Phà Rừng 2 , cũng trên sông Bạch Đằng, sẽ dùng cho cụm nhà máy dự kiến sửa chửa tàu. Cảng Cát Bà dùng cho tàu thuyền đánh bắt hải sản.
Đến tháng 8 năm 2015, PHP có 3 cảng cuối – terminals chánh : Hòang Diệu ( Cảng Chính? ) , Chùa Vẽ ,Tân( Tần ?) Vũ( tên cũ là Tân Cảng ) , tổng diện tích là 2.1 triệu m2 , trong số này 1.4 triệu m2 nhận tiền cho thuê mướn hàng năm . Nay PHP có bến cảng tàu buông, thả neo- berths dài nhất vùng ( 21 bến tàu buông thả neo, tổng chiều dài là 3.5 km ) . PHP cũng có 24 ( trong số này 13 do một công ty lớn quản lý ) bến thả neo tàu công ten nơ , tập trung vào 2 cảng Chùa Vẽ và Tân Vũ , trong khi cảng Hòang Diệu còn có thể phục vụ cho hàng hóa chở qui ước .
Cảng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triễn của thành phố Hải Phòng, từ hơn một thế kỷ nay. Cần giải quyết một số vấn đề then chốt. Thứ nhất là phân công giữa cảng Hải Phòng và hệ thống cảng biển tỉnh Quảng Ninh, từ Cái Lân đến Cửa Ông dài 40 km. Thứ hai là đầu tư nạo vét chỉnh trị luồng lạch, triệt để khai thác cơ sở vật chất hiện có ( sắp xếp lại hệ thống kho bải, cải tiến thiết bị, đổi mới công tác điều hành, phân chia rỏ chức năng phục vụ vận chuyễn các hàng quá cảnh, hàng nông phẩm , công teng nơ…) . Chuyễn hướng đầu tư phát triễn hệ thống cảng , kho bãi nằm dọc sông Cấm sang dọc sông Bạch Đằng, từ bến Phà Rừng đến Đình Vũ, nơi không bị sa bồi và có điều kiện phát triễn các lọai cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp, tạo tiền đề xây dựng các khu kinh tế mở.
Năm 1995, dự kiến đạt 6 - 7 triệu tấn vào năm 2005 cho các cảng biển Hải Phòng, có phần khiêm tốn. Thực sự , số hàng chuyễn vận đã lên đến 7 645 000 tấn năm 2000; nhưng con số xuất khẩu vẫn tương đối nhỏ, chỉ 1 234 000 tấn. Con số dự kiến cho 2010 cũng chỉ là 10- 15 triệu tấn .Nhưng năm 2006 , đã tái định sẽ là 25- 30 triệu tấn ( ? ) vào năm 2010 và sẽ đạt 70 -80 triệu tấn vào năm 2020. Thật tế, 7 tháng đầu năm khối lượng PHP vận chuyễn là 13. 5 triệu tấn, và nếu giả thiết mức tăng PHP vẫn là 13 %, hệ thống PHP sẽ đạt mục tiêu 23,5 triệu tấn, gần bằng dự liệu năm 2010 cho tòan năm 2015 , chia sẽ 32 % tổng thị trường . Tuy nhiên, tương lai chia sẽ thị trường sẽ phải phụ thuộc vào : - di dời cảng Hòang Diệu khiến cho việc tăng gia Cảng Lạch Huyền phải mau lẹ hơn, và - phải nới rộng và tăng hiệu năng cảng Tân Vũ, hiện có 5 bến cảng, nhưng chưa họat động đầy đủ khả năng thiết kế . Nhiều phà bến cuối- ferry terminals nối Hải Phòng với các đảo Cát Hải và Cát Bà kế cận. Phà bến cuối Bến Bình ở ngay tại gần trung tâm Thành Phố , trong khi phà Đình Vũ lại ngay trên một mảnh đất liền bờ biển .
Cảng sâu lớn quốc tế Lạch Huyền, cách cảng cũ 15km , hy vọng sẽ họat động năm 2017. Cảng có thể đón tàu trọng tải 100 000 DWT hay tàu công ten nơ 8000 TEU. Cảng Lạch Huyền chiếm một vị trí thuận lợi hơn các cảng khác và nằm ngay chính điểm chỉ đạo- pilot point . PHP đang yêu cầu xây cất ở đây 6 bến cảng, hy vọng chúng sẽ họat động năm 2020 ?
Hệ thống cảng Quảng Ninh , cần phối hợp với Hải Phòng, cũng đã được cải thiện . Tháng 12 năm 2003, Cái Lân cảng nước sâu duy nhất của miền Bắc, đã đi vào họat động, sau khi khởi công xây dựng ngày 26/9/ 2000 bằng ngọai viện Nhật ODA . Cái Lân tiếp nhận được các tàu trọng tải từ 20 000 đến 50 000 DWT , trong lúc Hải Phòng chỉ tiếp nhận tàu trọng tải 10 000 DWT . Một yếu kém khác của hệ thống cảng biển Hải Phòng là hiện nay chỉ có bến, nhận tàu công ten nơ cở nhỏ. Chuyễn vận bằng tàu công ten nơ lớn, lề lối chuyễn vận cận đại , gần như 90% chuyên chở hàng hóa các cảng Hoa Kỳ hiện nay, đã được thiết lập từ thập niên 1960 ở Tân Cảng - Sài Gòn. Nay đã trên 3.4 triệu tấn TEU, xác xuất tăng gia là 20% một năm, tập trung 65 % ở cảng Sài Gòn. Hy vọng là cảng sâu Lạch Huyền ở vùng Hải Phòng, cách Cái Lân 100 km, sẽ tiếp nhận những tàu công ten nơ lớn .(? ) dự trù đạt mức 25 triệu TEU năm 2010 , 40 triệu TEU năm 2020; và sẽ mở rộng thêm liên lạc giữa Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lân cận, sau khi hòan thành khúc đọan nối dài Quốc Lộ số 5 Hà Nội-Hải Dương- Hải Phòng.
2- Cải thiện giao thông
Hải Phòng là nơi giao điểm cho hai quốc lộ lớn nước nhà : Quốc Lộ số 5 dẫn tới Hà Nội về phía Tây và Quốc Lộ số 10 xuôi Nam đến Nam Định và đi tiếp để nối với Quốc Lộ 1A ở Ninh Bình. Xa lộ 356 chạy từ Tây sang Đông từgiao điểm hai đường 5/10 qua trung tâm TP Hải Phòng đến tận bờ biển. Nên kể thêm đường nối Quốc Lộ số 5 và Quốc Lộ số 18, nối Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
Đáng nói nhất là Xa Lộ Cao Tốc Hà Nội- Hải Phòng ,dài 105,5 km , rộng 33m, có 54 cầu và 9 đường giao điểm – intersections, trị gía 45. 5 ngàn tỉ DVN ( 2.1 tỉ $US ) do Ngân Hàng Á Châu - ADB tài trợ . Khởi công từ tháng 5 năm 2008, theo khế ước quốc tế kiểu xây cất- họat động - chuyễn giao – built , operate, trasfwer , dự tính hòan tất năm 2012 .Có mục đích giảm bớt gánh nặng cho Quốc Lộ cũ số 5 , nối Hà Nội với Hải Phòng qua Hưng Yên và Hải Dương . Thế nhưng mãi đến ngày 27 tháng 5 năm 2015 mới khánh thành khúc đọan đầu tiên , chạy hai chiều, dài 22.7 km , rộng 33m , có 6 lằn – lanes và 2 lề (biên ) đường – shoulders . Tốc độ tối đa là 120km/giờ, nhờ mặt đường trải Polymer Asphalt, một kỷ thuật mới mẽ cho ngành công chánh Việt Nam . Xa lộ này chạy từ vòng đai số 3 ngoại thành Hà Nội đến cảng Đình Vũ - Hải Phòng ; sau khi hòan thành, từ Hà Nội đến Hải Phòng chỉ còn mất ít hơn 1 giờ rưỡi, thay vì 2 gìờ rưỡi. Tháng 8 năm 2015 , khúc đọan 2 dài 76.4 km sẽ họat động? Bộ giao thông đã yêu cầu Công ty cổ phần chung VIDIFI , có trách nhiệm xây cất Xa Lộ này, phải hòan tấtXa Lộ , cuối năm 2015? Vì cả hai giai đọan cũng chỉ mới là 80 % công trình, nghĩa là trễ hơn 3 năm theo dự án qui định .
Ngày 7 tháng 7 năm 2015, hảng Nhật Global Market Development thuộc Bộ Đất đai , Hạ tầng cơ Sở và Du Lịch Nhật MLIT, đề nghị với các nhà lảnh đạo TP Hải Phòng điều chỉnh Dự án chánh bao quát chuyễn vận dân gian bằng búyt trong Thành Phố , hiện chỉ có 11 đường xe búyt và 65 xe ,chỉ mới thỏa mãn cho 1.3 % yêu cầu dân gian; 2 thuộc công ty chánh phủ và 9 thuộc các công ty xã hội hóa ? , không thuộc chánh phủ. MLIT dự tính điều chỉnh hệ thống này cách nào cho 15-20% dân gian xử dụng búyt công cộng trước năm 2020 . Trong địa phận TP đã có nhiều trạm xe búyt đi các tỉnh xa ở Tam Bạc ( ? ) , Niềm Nghĩa, Cầu Rào.
Phi cảng chánh phục vụ Hải Phòng là Phi trường Quốc tế Cát Bi , mỗi ngày có 3 chuyến bay đến TP HCM . Tháng tư năm 2011, Hàng Không Việt Nam thiết lập đường bay đi Dà Nẳng , có 5 chuyến bay mỗi tuần . Chánh quyền dự tính xây một phi cảng quốc tế mới cho Hải Phòng ở quận Tiên Lãng . Không biết đến năm nào mới khởi công ; nếu thực hiện, phi cảng Tiên Lãng (? ) sẽ là phi cảng lớn nhất miền Bắc ?
3 - Du lịch
Ngòai chức năng vận tải, thành Phố Hải Phòng còn là cảng đón chào du khách, dự trù đạt 3 700 000 người đến ( gồm 1200 000 ngọai quốc ) năm 2010 và 6 900 000 ( 4200 000 ngọai quốc ) vào năm 2020 . Nhắc lại là năm 1995, thành phố Hải Phòng chỉ đón 54 687 khách du lịch quốc tế, năm 2000 đã lên trên 175000. Du khách nội địa năm 1995 là 375 000 và năm 2000 trên 650 000. Hai cụm du lịch có ý nghĩa quốc gia quốc tế là bán đảo Đồ Sơn và đảo Cát Bà . Đồ Sơn , giữa hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc , cách trung tâm Hải Phòng về phía Đông Nam . Cách mũi Ba Phúc 1 km là đảo Hòn Dáu, có tháp Hải Đăng và đến thờ Nam Hải thần vương- đúng hơn có lẽ nên gọi là Biển Đông thần vương ( ? ). Đồ Sơn từ lâu đã nổi tiếng là nơi nghỉ biển, có 3 bải, bải 1 dài và rộng, bải 2 là bải tắm tốt nhất và bải 3 không thuận lợi tắm biển . Khu hệ sinh vật biển tương đối phong phú và hội chọi trâu có khả năng thu hút du khách. Cát Bà là một quần đảo, gồm 366 đảo lớn nhỏ cách Hải Phòng khỏang 60 km về phía Đông Nam, có vài bải tắm, di tích văn hóa lịch sử , nhưng đáng chú ý nhất là Vườn Quốc Gia Cát Bà với kiểu rừng rậm nhiệt đới kiểm kê được 123 họ, 438 tông chi và 620 lòai thực vật vài lòai đặc hửu như chò đãi, kim giao- la hán tùng hay thông tre lá ngắn Podocarpus brevifolius Thunb ( ? ); động vật hoang dã phát hiện gồm 28 lòai thú, 20 lòai bò sát lưỡng cư, 37 lòai chim … đặc biệt là vọoc đầu trắng, vọoc quần đùi, khỉ vàng, đại bàng đất v. v…
Ngòai hiện đại hóa hệ thống bưu chính, điện thọai, viễn thông, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đường biển, cần lưu ý nâng cấp sân bay Cát Bi, hiện còn quá nhỏ, phương tiện thô sơ, chưa thích nghi với mức phát triễn kinh tế dự liệu, chưa xứng đáng là một phi trường quốc tế, sử dụng dân sự một phần phi trường quân sự Kiến An , thiết lập các sân bay cho máy bay nhỏ ở Cát Bà và ở Đồ Sơn. Thỏa hiệp đầu tháng 10 năm 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mở rộng đường bay chuyên chở hàng hóa không phận “Open Skies “ là một bước tiến nhanh về hướng này . Tiến triễn hàng không dân sư/ sau năm 2015 đã được nói trên ở phần Giao thông .
4 - Tiến mạnh về công nghệ cơ khí cao kỷ hơn, đặc biệt cho công nghệ đóng và sửa chửa tàu.
Việt Nam có tham vọng là trở thành nước thứ tư đóng và xuất khẩu tàu vào thập niên tới . Chỉ sau Trung Quốc Hàn Quốc ( Nam Hàn ) và Nhật Bổn, dù năm 2007 chỉ mới đứng hạng thứ 12 trên thế giới. Năm 2007, Vinashin đã có khế ước đóng tàu lên đến 10.6 triệu DWT , trị giá 7.6 tỉ đô la Mỹ. Các công ty đóng tàu Hiệp hội Âu Châu, trước đây lựa chọn Hàn Quốc ( Nam Hàn ), nhưng sau đó vì giá nhân công Nam Hàn quá cao, nên đã chuyễn hướng qua Việt Nam và Brasil và hình như Viêt Nam có lợi thế hơn Brasil . Tập đòan công nghệ tàu thủy ( tổ hợp công ty) Việt- Nam Vinashin đã được xem là một công ty lớn mạnh, tầm vóc quốc tế, nhờ đầu tư thêm 3,4 tỉ đô la Mỹ và hợp tác liên doanh với nhiều công ty ngọai quốc như Hyundai - Hàn Quốc công ty đóng tàu lớn nhất thế giới, nhóm Aker và Amanda ( có chi nhánh ở Singapore )- Na Uy , các công ty Mitsui, Mitsubishi của Nhật , công ty đóng tàu container tân tiến là Maersk - Đan Mạch, công ty Delta Marin- Phần Lan Mọi sự khởi đầu năm 2004 , khi nhóm UK Graig đặt hàng đóng 15 tàu hạng DNV ( Det Norske Veritas, Na Uy ) với Vinaship, 6 ở Bạch Đằng và 6 ở Nasico- Nam Triệu, tỉnh Quảng Ninh. Việt Nam hiện có 60 cơ sở đóng và sửa chửa tàu, do ba bộ Quốc phòng, Thủy sản và Giao thông giám sát. 70 % dưới quyền quản trị của Vinashin và chi nhánh hay các công ty, tổ hợp chị em. 50 cơ sở tương đối nhỏ, đóng tàu lớn nhất trọng tải 6500 DWT, các tàu chở dầu nhỏ, các tàu nạo vét, các tàu chuyên chở hành khách, lọai mới 200 chỗ ngồi. Các năm 2002- 2005 đã khởi sự nâng cấp, tân tiến kỷ thuật các cơ sở đóng và sửa chửa tàu vùng Hải Phòng là Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, liên kết chặc chẻ với hai cơ xưởng đóng tàu lớn khác là Nam Triệu và Hạ Long , thuộc tỉnh Quảng Ninh và cơ xưởng Hải Dương . Đáng kể nhất là cơ xưởng đóng tàu Bạch Đằng, đã hạ thủy tàu Stella Cosmos 6 300 DWT cho hảng chuyên chở Nhật Norma và sau đó là tàu thứ hai Sun Island, trọng tải 10 000 DWT do công ty Nhật WADA họa kiểu, kiểm sóat. Cơ xưởng Tam Bạc đã hạ thủy năm 2006 tàu thuyền đôi - catamaran, do Úc Châu họa kiểu. Năm 2005, cơ xưởng đóng tàu Bạch Đằng đã nâng cấp, đóng được tàu trọng tải đến 20 000 DWT và cơ xưởng Phà Rừng cũng sẽ đóng được tàu trọng tải 10 000 DWT . Ngày 19-7- 2007, công ty chị em tổ hợpVinashin Bạch Đằng Shipbuilding Corporation ra đời , sẽ có khả năng đóng tàu trọng tải 70 000- 80 000 DWT và sửa chửa tàu 100 000 - 400 000 DWT , với cơ xưởng có thể ráp động cơ diesel tàu biển lên đến 20 000 - 32000 mã lực.
Ưu tiên dành tài nguyên cho các công nghệ chánh và của thành phố, những sản phẩm công nghệ thành phố đã có đặc thù ưu thế, đa dạng các công nghệ hướng về cao kỷ, đăc biệt tăng cường huấn luyện nâng cao trình độ kỷ thuật nhân công, kỷ thuật gia các ngành liên hệ .
Đó là các ngành đóng và sửa chửa tàu, cơ khí, điện tử, các hàng tiêu thụ thượng lưu cao phẩm hướng về xuất khẩu, hóa chất và vật liệu xây dựng. Ở ngành đóng tàu chẳng hạn, Việt Nam còn phải nhập khẩu, hiện nay vào khoảng 60%, nhiều máy móc chánh như động cơ diesel mã lực cao, hộp số lái tàu điện tử, cần cẩu lọai 120 tấn, máy nén không khí, máy mài trục quay tay, máy cắt plasma, máy hàn, thiết bị trên boong… ) . Vinashin hy vọng sẽ giảm nhập khẩu xuống còn 35 - 40 % vào năm 2010- 2020, đặc biệt trông cậy vào khu công nghệ đóng tàu An Hồng mới xây dựng, để có thể ráp động cơ biển đến 6000 mã lực, sản xuất neo, đủa hàn điện, thiết bị đi biển cao kỷ , đóng tàu công ten nơ …. Vài ngành công nghệ Hải Phòng đã có sẳn một số ưu thế. Tuy nhiên phải luôn luôn cải thiện tân trang thiết bị, tiến trình kỷ thuật sản xuất mới mẽ : xi măng ( nhà máy xưa cũ Hải Phòng, nhà máy Tràng Kênh ) , sắt thép ( nhà máy điện luyện cán thép nhỏ ), thiết bị tin học, sản phẩm cơ khí, các bộ phận điện tử và phụ thuộc, các động cơ nổ, động cơ điện, vật liệu thủy tinh gốm, sành sứ, may mặc, tơ sợi, da, giày dép và chế biến hải sản. Sau 2010, Hải Phòng cần chế tạo các sản phẩm tự động như robot, các vật liệu điện từ cao phẩm- high grade magnetic materials, vật liệu cao kỷ ( cách nhiệt và chống rĩ mòn ), đồ sành- sứ polymer cách nhiệt, polymer dẫn điện, các vật liệu composite, polymer tổng hợp v.v…
Sau hết, có lẽ không nên quên các dự án phát triễn bất động sản – real estates tỉnh nhà , đã lợi dụng ưu điểm cải thiện hạ tầng cơ sở . Vingroup là nhóm phát triễn bất động sản tư nhân lớn nhất nước ,đã quyết định đầu tư 19 ngàn tỉ ĐVN ( 870 triệu đô la Mỹ ) vào đảo Vũ Yên ( ? ) đối diện vùng trung tâmTP Hải Phòng , bên kia sông Cấm . Dự án chiếm 870 ha ở hai quận Hải An và Thũy Nguyên , sẽ có một sân gôn – golf course tầm cở quốc tế 36 lỗ , các vi- la sinh thái, những khu tiêu khiễn và một công viên sinh thái- ecopark và môt hệ thống xe cáp- cable car dài 1.5 km. Các dự án khác đáng kể ra là khu công nghệ , cư xá, và dịch vụ Tràng Cát ở quận Hải An , tổng số tư bản đầu tư lên đến 6.3 ngàn tỉ ĐVN( 290 triệu $USD ) , Công trường Vincom Plaza , khu du lịch và tiêu khiễn ở Hòn Dáu, và Trung tâm Thương mãi Nguyễn Kim hay SHP Plaza …Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi đặt ra về tiến triễn các dự án , vì nhiều dự án lớn Việt Nam cũng như Hải Phòng, thường không thi hành đúng như cam kết.
Nhờ có trên 100 năm kinh nghiệm phát triễn cảng và công nghiệp, năm 2000, Hải Phòng khoe khoang là đã có một đội ngũ trên 100 000 công nhân lao động ở các ngành công nghiệp và xây dựng, 90 000 lao động ở các ngành giao thông vận tải; nhất là trên 27 900 cán bộ đại học, cao học và cao đẳng, yếu tố quan trọng cho tiến bộ phát triễn kinh tế xã hội. Hải Phòng dự trù đến năm 2010, sẽ có 65- 70% công nhân lao động lành nghề. Tỉ lệ này sẽ gia tăng đến 85-90 % vào năm 2020. Đội ngũ cán bộ kỷ thuât cũng sẽ tăng đến 50 000 năm 2010 và đến 150 000 năm 2020. Về giáo dục, Hải Phòng hy vọng sẽ đuổi kịp mức độ hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Sau năm 2010, Viện Đại học Biển Vimaru - Việt Nam Maritime University sẽ đạt không những tiêu chuẩn quốc gia, mà còn cả tiêu chuẩn quốc tế nữa, huấn luyện, cập nhật các học trình ngành này. Hiện nay Vinashin đã ký khế ước 3 năm 2008- 2011 với Norway Marintek DNV tăng cưòng huấn luyện mọi khía cạnh ngành biển cho cán bộ khắp nước , một cách giáo dục đào tạo thực tiễn, thực dụng thay lề lối đào tạo khóat lác, từ chương, lý thuyết, hình thức chủ nghĩa kiểu ” hửu nghị “ xưa cũ .
Trung tâm thương mãi cho hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc
Lấy lại hòa khí giữa Trung Quốc và Việt Nam để Hải Phòng tương lai sẽ là cảng biển chính cho hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, thành một trung tâm thương mãi và tài chánh quốc tế như Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore?
Trong quá khứ ( đã nêu ra phần nào ở trên ) và cận đại, Hải Phòng đã chịu nhiều tai biến. Các cuộc xâm lăng lớn từ phương Bắc, của Trung Quốc, hầu hết đều có cánh quân đường thủy kéo qua khu vực Hải Phòng. Thực dân Pháp đã đổ bộ trước hết vào Hải Phòng qua sông Văn Úc .Cuối năm 1946, thực dân Pháp cũng trở lại xâm lược qua Hải Phòng .Trong cuộc chiến tương tàn Nam Bắc, Hoa Kỳ đã thả mìn dày dặc phong tỏa sông, biển và hải cảng, mong cắt đứt chi viện các nước xã hội chủ nghĩa cho miền Bắc hay chuyên chở súng đạn Trung Quốc đánh miền Nam, thả hàng vạn tấn bom hủy diệt nhiều xí nghiệp lớn, các khu đông dân cư thành phố Hải Phòng.
Ngày 26 tháng 10 năm 2008 , Việt Nam và Trung Quốc cố gắng giải quyết những tranh chấp lâu dài giữa hai nước, cam kết biến những vùng biên giới tranh chấp thành những vùng phát triễn kinh tế, cùng nhau trong tương lai thám hiểm và khai thác dầu khí Vinh Bắc bộ - Gulf of Tonkin ( ký kết chiến lược giữa hai tổ hợp dầu khí PetroViêtNam và CNOOC - China National Offshore Oil Corpotation ), nhưng không đả động gì tới Hòang Sa và Trưòng Sa.. Dù sao , theo nhà quan sát Carl Thayer về Việt Nam cho Viện Hàn lâm Lực lượng Quốc phòng Úc, tuyên ngôn này cũng là một bước tiến quan trọng xây đắp những biện pháp tin cậy giữa hai lảnh đạo chánh phủ, hiện là đối thủ.
Liên hệ đến Hải Phòng là “Hành lang Kinh tế- Economic Corridor “ một sáng kiến giữa hai nước phát họa từ năm 2005. Trước đó, nhờ sự giúp đở của Ngân Hàng Phát triễn Á châu - Asian Development Bank , Việt Nam đã nâng cấp đường bộ và đường xe lữa từ Hà Nội đến Lào Cai. Nay, dự án ký kết ngày 17 tháng 7 năm 2008, tên gọi là “ hai hành lang , một vòng đai kinh tế “ , ngòai việc thiết lập một cảng sâu công ten nơ ở thành phố Hải Phòng , sẽ khởi công xây đắp đường cao tốc 6 lằn - six lanes expressway Hà Nội và Hải Phòng, trị giá 1,2 triệu đô la Mỹ, đã được tuyên bố nhiều lần trước đó. Việt Nam cũng ký kết xây dựng một đường cao tốc 6 lằn, trị gía 1.4 tỉ đô la, nối Hà Nội với thành phó biên giới Lang Sơn, và nối đường cao tốc phía Trung Quốc tới thủ phủ Nam Ninh- Nanning, tỉnh Quảng Tây - Guang Xi. Cũng liên hệ đến phát triễn Hải Phòng là dự án nâng cấp đường bộ dài 114km , từ sân bay Nội Bài đến cảng Hạ Long .Dự án hợp tác mới này sẽ bao gồm 3 trọng điểm biên cương quốc quốc tế, 4 của khẩu biên giới, 13 phố xá buôn bán chung và một vùng phát triễn hợp tác kinh tế ở Lạng Sơn . Cả hai nước cam kết sẽ qui định cuối năm 2008 mọi đường ranh biên giới dài 1350 km ( 840 dặm Anh ). “ Hành lang Kinh tế “ là thành phần một mạng lưới đang trổi dậy, phần lớn do ADB tài trợ, nối Trung Quốc với các lân bang gồm thêm cả Miến Điện - Myanmar, Thái Lan , Lào và Cam Bốt. Việt Nam cũng đề nghị mở rộng liên lạc tàu thủy giữa đảo Hải Nam ( dân số gần 8 triệu ) và Việt Nam, phát triễn chung một khu công nghiệp mới trị gíá 200 triệu đô la Mỹ ở Hải Phòng
Những năm gần đây, hai tỉnh Trung Quốc gíáp giới Việt Nam đã phát triễn mạnh công nghiệp hóa, một phần nhờ sự đầu tư mảnh mẽ của doanh nhân Đài Loan, nâng cao nhiều mức sống các tộc dân hai tỉnh. Dân số tỉnh tự trị Quảng Tây ( tộc dân Chuang , tên Việt là tộc dân Tráng ( hay Chóang ), khác hẳn tộc dân Hán ) là 45 triệu người, và dân số tỉnh Vân Nam là 43 triệu. Tỉnh Vân Nam còn rộng lớn hơn cả Việt Nam. Diện tích Vân Nam là 394 000 km2, nhưng không có đường ra biển, trước đây phải nhờ đường xe lữa Côn Minh - Hà Nội- Hải Phòng, Pháp thiết lập từ năm 1910. Tuy dân số Hải Phòng vào năm 2010 cũng chỉ mới có 1/3 dân số Hồng Kông, hy vọng Hải Phòng mau chóng theo kịp Hồng Kông, trở thành thành phố thương mãi, tài chánh, cảng chánh giao thông ngọai quốc cho tỉnh Vân Nam và có thể luôn cả các tỉnh Qủang Tây (chỉ có cảng nhỏ bé Peihai ở Vịnh Bắc Bộ ), Quế -Qúi Châu ( Guizhou 35 triệu dân ), Tứ Xuyên (Sichuan , 84 triệu dân ), và TP Trùng Khánh ( Chongquing, 3.1 triệu dân ) .
( Irvine, Ca li Hoa Kỳ , ngày 10 tháng 11 năm 2008, cập nhật ngày 22 tháng 8 năm 2015 )