|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
31 ngày rong chơi...178-179 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19/3/2015
Phần 178-179
Dẫu sao cũng mong rằng xã hội sẽ dần thay đổi, tốt đẹp hơn, để tôi khó mà tìm được cảnh khổ ...để chụp!
Thật ra, đó chỉ là mơ ước, bởi lẽ trong cái cõi hồng trần tạm bợ này, làm gì có được cái thiên đàng dành cho con người dương thế, mà nhiều nhà tư tưởng lớn đã dày công nghiên cứu, rồi vẽ vời để hô hào dựng xây, khiến cho con người phải trãi qua những đấu tranh, chém giết rồi gây ra khổ đau, nghèo khó…
Cho nên đành phải chấp nhận một vận-động-tích-cực theo tự nhiên, không gò ép, sao cho xã hội bớt đi những khổ đau, vơi đi những cái ác; còn thiên đàng thì có khi hiện diện trong quá trình thay đổi đó:
…một người cha, thật hạnh phúc khi ôm trong lòng đứa con, tay quất roi điều khiển đôi bò chở những thành quả lao động của mình, thay vì vung thanh gươm, ghìm cây súng, để chinh phục người khác giữa chiến trường nhiều rủi ro, nguy hiểm.
…một người mẹ, cùng 2 đứa con, thật vô tư sung sướng, mặc cho đôi bò chậm rãi theo lối mòn đưa mình về lại nhà sau một ngày phơi nắng trên nương, thay vì những lo toan giữa chợ đời nhiều bất trắc, khó khăn.
Riêng với tôi, thiên đàng có thể là một thoáng bình yên bắt gặp trên triền đồi Kalaw vào một chiều nắng lạnh, nơi tôi có thể nằm xoài mình trên cỏ, cạnh cổ xe thô sơ, lặng lẽ nhìn chú bò gặm cỏ phía xa…
Vận động là thuộc tính của thế giới này, nó khiến cho vật chất thay đổi theo từng đơn vị “nhỏ nhất”của thời gian Phật giáo, biến đổi không ngừng, kể cả những hiện tượng xã hội. Nó khiến cho có sự tiến bộ. Chẳng hạn như sự thay đổi trong phương tiện vận chuyển từ thô sơ đến hiện đại như ta đã biết; nhưng thật ngạc nhiên, vào thời tốc độ siêu thanh này, người Miến vẫn đang phổ biến sử dụng xe bò, xe ngựa, xe đạp kè…thật sự thô sơ! Có lẽ ấy là do việc đóng cửa bấy lâu nay?
Nhưng sự “lạc hậu” đó có thể là một “khác biệt” độc đáo, một “lợi thế kinh doanh” đặc thù, góp phần làm cho các tour thăm Miến Điện thêm phần thú vị!
Xe đạp kè, xe ngựa…tạo hình ảnh thú vị cho các tour du lịch Miến Điện.
12h30’, chúng tôi tiếp tục lên đường đến Mandalay, chỉ còn cách bởi dòng sông Ayeyarwady. Vượt qua sông có 2 cầu, Ava cũ(hay Inwa) có từ năm 1934 và Ava mới tên là Yadanapon vừa hoàn thành không lâu. Được biết Yadanapon, tiếng Phạn có nghĩa là “Thành phố của những viên ngọc quí”, là tên cũ của Mandalay.
Mandalay là kinh đô cũ của triều vua Mindon, thành lập ngày 13-02-1857. Vốn là người sùng đạo, nhà Vua cũng muốn nơi đây trở thành “kinh đô Phật giáo” của Miến Điện. Vì vậy Mandalay và vùng phụ cận như Sagaing, Inwa…hiện có hàng trăm tu viện, chùa chiềng nằm rải rác trên các ngọn đồi.
Ngay từ khi đường số 7 sắp sửa vượt sông Ayeyarwady, tôi đã thấy rất nhiều chùa tháp với hàng ngàn stupa lớn nhỏ, trắng, vàng …lẫn khuất trong tán lá hoặc nổi bậc trên đồi cao, nhìn hướng nào cũng thấy…
Chùa Shwe Kyet Yet bên bờ sông Ayeyarwady.
Với tôi, tổ chức hành chính Miến Điện thật là rối rắm, việc phân biệt quận, huyện, thị trấn, thành phố, bang, vùng …không thể nào dễ dàng như thông lệ. Bây giờ thêm 1 thứ nữa, đó là “cố đô”, Miến Điện có quá nhiều cố đô mà những ngày qua tôi hay nhắc đến, điều đó phần nào làm cho mọi người lại…rối rắm theo, tạm thời tôi xin hệ thống lại để dễ theo dỏi:
-Yangon trở thành cố đô thời hiện đại vào ngày 27-3-2006, khi Nay Pyi Taw chính thức được tuyên bố là thủ đô mới của Miến Điện.
-Bagan, như ta biết từ 1.000 năm trước là kinh đô của vương triều Bagan, tồn tại từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13.
Sau đó dưới vó câu xâm lược của quân Mông cổ, cố đô Bagan bị tàn phá, năm 1364 người Miến đã chọn Innwa, thuộc vùng Mandalay làm kinh đô cho Vương quốc Ava, văn hóa Bagan được khôi phục và phát triển.
Rồi sau đó, 1 lần trong khoảng thời gian ngắn ngủi 4 năm, Sagaing là kinh đô của hoàng gia Miến Điện, 1760-1764.
Đến năm 1783 Vua Bodawpaya thành lập kinh đô mới cho Vương triều Konbaung tại Amarapura, cách Mandalay 11km về phía Nam. Kinh đô này trở thành thủ đô của Hoàng triều Miến Điện 2 lần trong lịch sử, 1783-1821 và 1842-1859.
Và như đã nói, ngày 13-02-1857, Vua Mindon thành lập kinh đô mới cho Miến Điện ở chân đồi Mandalay. Hoàng cung ở “cố đô” Amarapura được tháo dở và vận chuyển đến vị trí mới, 2 năm sau thì hoàn tất việc xây dựng, khi đó Mandalay mới chính thức là kinh đô của Hoàng triều Miến Điện cho đến ngày bị người Anh thôn tín, vua Thibaw và hoàng hậu Supayalat bị buộc sống lưu vong.
Ngày 28-11-1885, người Anh chọn Yangon làm thủ đô, Mandalay là kinh đô cuối cùng của nền quân chủ Miến Điện, tồn tại được 26 năm.
13h30’ ngày 08-11-2013, chúng tôi đặt chân tới cửa ngỏ Mandalay tại đầu đường 78. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là dường như thành phố này sôi động hơn Yangon với vẻ náo nhiệt và “bụi bặm” của nhiều loại phương tiện giao thông, trong đó có cả xe gắn máy.
Hỏa xa Mandalay.
Ga Mandalay.
Cuối cùng xe qua đường số 26, là con đường cặp theo Hoàng thành Mandalay, rẻ trái, đến đường 82, chúng tôi nghĩ tại khách sạn Universal King.
Đặc biệt, Mandalay là một thành phố có qui hoạch hiện đại, đường xá ngang dọc rất thẳng hàng và được đánh số chứ không đặt tên. Để tiện theo dỏi, mời các bạn xem bản đồ lộ trình lúc xe vào Mandalay cho tới lúc đến khách sạn Universal King, nằm tại góc đường 82, giáp với đường 26, nơi đoàn tạm nghĩ.
Xe đi theo múi tên màu đỏ, vài hình ảnh được tôi đánh dấu trên bản đồ, như: Siêu thị 78, Ks Mandalay, Ga xe lữa, thánh đường Hồi giáo và Ks Universal King, trước nhà thờ Thiên chúa( nằm trong ô màu xanh lá nhạt).
Điều đầu tiên khiến tôi thích thú là góc nhìn từ cửa sổ hướng Đông-Nam, một thánh đường Thiên chúa giáo thật đẹp ngay bên ngoài, nổi bậc giữa những lô xô phố xá phía xa hơn. Thật là thú vị, tôi vừa thấy một thánh đường Hồi giáo, thì lại gặp một nhà thờ Thiên Chúa, cả 2 cách nhau chừng 300m đường chim bay, vươn mình nổi bậc lên trời xanh, giữa biết bao tháp, chùa Phật giáo quanh đây, như nói lên phần nào lòng bao dung của con người trong cái xã hội hiền hòa này!
Theo chương trình, 16h30’ chúng tôi sẽ bắt đầu chương trình thăm viếng buổi chiều.
15h30’, như thói quen, trong khi chờ đợi chương trình tiếp theo của cuộc rong chơi, tôi dành ít thời gian sau khi tạm ổn định chỗ nghĩ để đi lòng vòng quanh đâu đó. Chiều nay cũng vậy, do phải tìm thuốc men đường ruột (probiolac hay loại tương đương)cho bà xã, tôi mang máy ảnh xuống đường, làm một cuộc độc hành dọc theo 1 đoạn đường 26 và cùng phụ cận.
Từ đường 82, tôi trở ra đường 26, tôi đi “hú họa” trở ngược lại phía ngã tư gần nhất, quan sát kỹ để tìm nhà thuốc. Đó là 1 tiệm thuốc nhỏ, rất nhỏ phía bên phải đường 26, thật may mắn, lần này ông cù độ mạng, tôi mua được 10 gói. Thế là có quyền thảnh thơi nhởn nhơ ngang dọc, len lỏi qua các hẻm nhỏ, hẻm lớn…thâm nhập cái thế giới tương đối bình dân phía sau con đường lớn.
Và trong 1 con đường nhỏ(có thể là hẻm), tôi gặp 1 con jeep lùn khá dễ thương, bèn đứng lại ngắm nghía chụp hình, thì người chủ bước đến, coi bộ rất hảnh diện, hỏi tôi từ đâu tới, biết lái xe hông…tôi cho coi bằng lái, loại mới có tiếng Anh. Không ngờ anh ta hỏi …muốn chạy thử hông? Dĩ nhiên tôi không “ba trợn” đến mức phải …chuốc họa vào thân nơi xứ người nên từ chối kèm với lời cảm ơn, chỉ xin phép được ngồi vào tay lái chụp một tấm ảnh kỹ niệm!
Thật là ngạc nhiên, dù đã đóng cửa mấy chục năm trời, một thời gian dài sống theo kiễu “có chi dùng nấy…, nấy cũ thì sửa lại dùng”, vậy mà chỉ sau vài năm hội nhập, người Miến đã trở lại mạnh mẽ với thế giới bên ngoài, tiếp cận không thua kém nhiều nước trong khu vực, kể cả cái sự…chơi xe jeep lùn!
Tôi đã từng thích thú trước mấy con lùn ở Yangon, Bagan… bây giờ, khi tới Mandalay tôi mới thấy thật sự ấn tượng với nhiều con xe mà mình bắt gặp vào chiều nay.
Trước tiên là con màu đỏ phía trước khách sạn Universal King, lúc chúng tôi vừa mới đến.
…sau đó là nhiều con khác, con nào cũng rất ấn tượng, có thể làm …lé mắt những người phượt bụi, như tôi!
Lòng vòng qua mấy hẻm nhỏ, tôi có cảm giác thích thú như hồi ở Bangkok, nó gần gũi với mình hơn là những “góc phố”, những “corner” sang trọng. Len lỏi qua chúng, tôi thật sự thú vị vì chứng kiến rất gần cái đời thường bình dị bên ngoài khung của hậu, hoặc phía trước “mặt tiền” của lối đi nhỏ dẫn vào từ đường phố. Có lẽ dân nơi đây không nghèo, nhưng rõ ràng họ cũng từng vất vả lắm qua những hiện vật dùng cho cuộc mưu sinh mà tôi nhìn thấy, thoạt trông, chẳng khác nào những con hẻm trong khu vực quận 5, Chợ Lớn.
Đầu hẻm.
Giữa hẻm.
Cuối hẻm(mà cũng là đầu hẻm).
Sau một hồi lang thang, tôi trở ra đường 26 để không bị lạc, ngược về phía khách sạn ở góc đường 82, nhưng không rẻ vào, mà tiếp tục đi qua đường 83, về hướng tháp đồng hồ thấp thoáng phía xa.
Trên đường, chụp được nhiều hình ảnh thú vị, khiến cho tôi không bao giờ tiếc những giờ phút mình bỏ ra thay cho nghĩ ngơi lúc chờ đợi chương trình. Những bước chân lang thang cứ lặng thầm trên phố lạ, nhưng luôn như vang động giữa đường sá đông người, khiến dân địa phương phải tò mò nhìn theo.
He he, anh bạn Ấn Độ nhai trầu đỏ miệng.
1 con “lùn” tại góc đường 83.
He he, ở Long Xuyên thì nổ : Thế giới giày
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062124 visitors (3175502 hits) |