31/5/2015
May mà Việt Nam không là một chủng tộc thiểu số : Hồi, Mông, Mãn, Tạng giữa chủng tộc Hán đa số :
Vấn đề chủng tộc ở Trung Quốc
GS Tôn thất Trình
|
Cách nào Bắc Bình đàn áp các tộc dân thiểu số
Sau đây là quan điểm của Gray Tuttle, Phó Giáo Sư của Leila Hadley Luce về các Nghiên cứu Tây Tạng Cận Đại, Viện đại học Columbia University, Hoa Kỳ .
Trong khi Trung Quốc thay đổi mảnh liệt những thập niên vừa qua, tăng trưởng kinh tế phi thường, cải tiến tiêu chuẩn đời sống nhân dân, và vươn lên thành một đại cường quốc thì Trung Quốc lại có rất ít tiến bộ khi nói đến cách xử lý các tộc dân Tàu thiểu số Tàu, đa số sinh sống ở các vùng biên cương, ít đông đúc. Đây không phải là điều mới mẽ gì. Thật vậy, một vùng này là Tây Tạng - Tibet đại diện cho một trong “ ba -three Ts” những đề tài bị cấm đóan -taboo topics chính phủ Tàu từ lâu cấm không cho công dân Tàu bàn cải công khai. Hai T kia là Đài Loan - Taiwan và Quảng Trường Thiên An Môn- the Tianmon Square nổi dậy năm 1989 .
Nhưng các phân tích các rối lọan Tàu ở Tây Tàng và những vùng khác là nơi gia thất của các số lớn tộc dân thiểu số, thường thiếu sót một thừa tố khẩn thiết. Nhiều nhà quan sát , đặc biệt những ai ngòai Trung Quốc , nhìn các chánh sách đàn áp của Bắc Bình hướng về những nơi này, căn bản là một thí dụ giải đáp độc đóan của chánh quyền Tàu Trung ương. Đóng khung tình trạng như thế, tuy nhiên, lại làm thiếu sót sự kiện là những chính sách cứng rắn của Bắc Bình, không chỉ là một phản ảnh mong muốn của quốc gia trung ương đổ xi măng nện chặc quyền hạn mình trên các lảnh thổ xa xôi , mà cũng là một biểu hiện các thành kiến tộc dân và chủ nghĩa chủng tộc- racism sâu đậm ở cốt lõi xã hội Tàu hiện thời. Theo cảm giác này, những khó khăn Trung Quốc ở Tây Tạng và ở những vùng khác là những triệu chứng một bệnh tật sâu đậm hơn, một căn bệnh xã hội khó mà thảo luận nổi ở Trung Quốc và ít khi được nhắc tới ngay cả ở Tây Phương.
Khi đặt gần thách thức phải duy trì một tăng trưởng kinh tê; mạnh mẽ , chống lại tham nhũng đặc hửu và xử lý các căng thẳng tại Nam Hải , chiến đấu của Trung Quốc về di sản và thực tế ngày nay về thành kiến tộc dân và chủng tộc có thể xem là không quan trọng , một quan tâm nhỏ nhoi trong khuôn khổ đất nước bừng dậy . Thật sự, Bắc Bình thiếu khả năng ( hay không muốn ) chạm trán vấn đề này đặt ra một mối đe dọa dài hạn cho quốc gia trung ương. Hiện diện thù địch và kỳ thị sâu, rộng của dân gian Tây Tạng và các công dân Tàu không phải là Hán, sẽ ngăn ngừa Trung Quốc làm dịu bớt bất ổn nặng nề đã lăn cuốn nhiều vùng đất nước Tàu .Và khi Trung Quốc tăng trưởng thịnh vượng và uy mảnh hơn , việc gạt bỏ bó buộc các tộc dân thiểu số, sẽ phá hại ngầm những cố gắng Bắc Bình vun trồng “ một xã hội hài hòa” và trình diện Trung Quốc như thể là một kiểu mẩu cho thế giới còn lại.
Cần một quốc gia hàng tỉ người mới đẩy lui chúng ta
Ước lượng biến đổi, nhưng gần 120 triệu công dân Tàu không thuộc nhóm tộc dân Hán đa số . Các tộc dân thiểu số như Kazakhs, Đại hàn - Cao Ly, Mông Cổ, Tây Tạng, Uighurs- Uy gua và các nhóm khác chỉ chiếm 8% tổng số dân Trung Quốc . Nhưng sự hiện diện của họ trái ngược ý kiến thông thường cho rằng Trung Quốc là một xã hội đồng nhất . Đáng lưu ý là nói chung lại các vùng Trung Quốc không bị tộc dân Hán chủ trì, hầu như chiếm đến gần phân nữa lảnh thổ Trung quốc; và nếu các dân Tàu không phải là Hán, tự làm thành một quốc gia riêng biệt thì nó sẽ là quốc gia lớn đứng thứ 11 trên thế giới, chỉ sau Mexicô ( Mễ Tây Cơ ) và trên Phi Luật Tân đôi chút .
Dù cho Tây Tạng chỉ chiếm 5% công dân Tàu không phải là Hán, chiến đấu của dân Tây Taạng hút dẫn đáng kể chú ý quốc tế và trên nhiều phương cách, đó là một đấu tranh hửu hiệu làm kinh nghiệm cho các nhóm thiểu số khác. Dân Tây Tạng từ lâu bị xem là công dân hạng hai, mất cơ hội căn bản quyền hạn, và bảo vệ luật pháp mà dân Hán Tàu thừa hưởng( dù ở một quốc gia mà luật pháp bấp bênh khi tốt nhất ). Chánh quyền trung ương luôn luôn từ chối không cho dân Tây Tạng hưởng một nền tự trị cao cấp, được hứa hẹn ở hiến pháp và luật pháp Tàu. Quốc gia Tàu đáng lý phải bảo vệ những truyền thống văn hóa các nhóm thiểu số và phải khuyến khích các dạng hành động tích cực giúp cho các tộc dân thiểu số trèo lên gia nhập các viện đại học và thị trường công ăn việc làm . Nhưng những bảo vệ và lợi nhuận này ít khi được thực thi. Lề lối quốc gia Tàu hướng về ngôn ngữ Tây Tạng hình dung rỏ rệt khuynh hướng này: dù chánh phủ Tàu được xem là cố tìm cách bảo tồn và tôn trọng ngôn ngữ Tây Tạng, thực tiễn Bắc Bình lại muốn tìm cách đặt nó ra biên tế bằng cách nhấn mạnh là mọi giáo dục sau sơ đẳng phải là tiếng Tàu và xem nhẹ sử dụng tiếng Tây Tạng ở doanh vụ và cơ sở chánh quyền .
Các dạng rỏ ràng hơn về kỳ thị cũng hiện diện, gồm cả định hình tộc dân. An ninh và thực thi luật pháp nhân dân thường ghi riêng ra là các dân Tây Tạng du hành cần được chú ý thêm và tra hỏi , đặc biệt kể từ khi làn sóng phản đối các chánh sách Bắc Bình, vài phản đối trở thành bạo động bào trùm khắp TâyTạng năm 2008. Các khách sạn ở các thành phố Tàu thường lệ từ chối nhân dân Tây Tạng, đến ngay cả những ai xem như là Hán tộc , vì chưng thẻ căn cước xác nhận họ là dân Tây Tạng. Tệ hại hơn nữa, từ năm 200 , quốc gia Tàu đặt ra những giới hạn mới về quyền hạn dân sự cho dân Tây Tạng, cấm họ thiết lập hiệp hội đề xướng các vấn đề tỉ như môi sinh và giáo dục, những vấn đề dân Tàu Hán tộc được phép làm.
Tước đọat lọai này là thành phần của một bất bình đẳng rộng lớn hơn , tòan thể hệ thống chung đặc điểm đời sống cho dân Tây Tạng ở Trung Quốc. Andrew Fisher , một chuyên viên về kinh tế Tây Tạng, đã dùng các thống kê chánh thức chánh phủ Tàu để chứng minh là dân Tây Tạng ít có được công ăn việc làm tốt đẹp, so với các đối xứng Hán vì thiếu cơ hội giáo dục cho họ . Ngay cả ở những vùng dân Tây Tạng đa số, nơi dân Tây Tạng đáng lý phải có vài ưu đải, họ cũng nhận lợi tức thấp hơn là dân Tàu Hán.
Thật khó lòng biết rỏ chính xác là chủ nghĩa chủng tộc và thành kiến tộc dân đã đóng vai trò nâng cao bất bình đẳng. Một phần vì rất khó tổng quát hóa cái nhìn của Tàu Hán về phía dân Tây Tạng và các dân thiểu số khác : giống y hệt ở Tây Phương, quan niệm công cọng về nét riêng biệt ở Trung Quốc được làm dạng theo những khái niệm mơ hồ và không chính xá tỉ như tộc dân và chủng tộc. Tuy nhiên, cũng hửu lý khi nói rằng đa số Tàu Hán nhìn dân Tây Tạng và các thiểu số khác là có tính chất tộc dân khác Hán và có lẽ ngay cả là chúng tộc khác biệt nữa.
Điều này không phải luôn luôn đúng đâu nhé. Vào đầu thế kỷ thứ 20 , các trí thức và chức quyền Tàu gọi dân Tây Tạng và dân Tàu cả hai đều thuộc “chủng tộc da vàng - yellow race”. Đến thập niên 1950, ý kiến này mất hết thời thượng và chánh phủ Mao Trạch Đông tung ra một dự án phân lọai hàng ngàn nhóm tộc dân tự nhận biết, với mục đích là giảm bớt số thiểu số được công nhận chính thức, vì càng có ít nhóm thì họ càng dễ xử lý , theo chánh quyền hy vọng. Điều này có thành quả là tạo ra những đường rỏ rệt hơn giữa các nhóm và cũng khuyến khích một thiên kiến chủ nghĩa gia trưởng về phía các thiểu số . Các thượng lưu Tàu Hán nhìn dân Tây Tạng và các tộc dân không phải Hán hay nhất cũng chỉ là những kẻ chung sức non trẽ ở công trình xây dựng lại nước Tàu. Trong tương lai , phần đông thượng lưu Tàu Hán giả thiết, những nhóm này sẽ bị nhét chung vào nền văn hóa chủ trì và sẽ không tồn tại nữa theo một cách có ý nghĩa ; cái nhìn này một phần là thành quả các tín điều chủ nghĩa Mao cho rằng ý thức giai cấp có uy lực mạnh hơn là tinh thần đòan kết tộc dân.
Chủ nghĩa chủng tộc với đặc điểm Tàu
Có lẽ hình dạng đáng chú ý nhất của chủ nghĩa chủng tộc ngày nay và thiên kiến tộc dân ở Trung Quốc là một tiếp diễn của quá khứ. Suốt những rung chuyễn Trung Quốc đã trải qua ở thế kỷ vừa qua, không bao giờ xảy ra một thời gian phân thủy- watershed hay nơi quay đầu lại nào ở suy nghĩ Tàu về chủng tộc và tộc dân cả . Và không kể đến mù quáng màu sắc giả định của Cọng Sản, nét riêng biệt chủng tộc và tộc dân là trung tâm dịch bản của chủ nghĩa quốc gia sớm hơn, trước thời đại Mao , không bao giờ chấm dứt ảnh hưởng đến văn hóa chính trị Trung Quốc .
Dù rằng tư tưởng truyền thống Tàu khẳng định ưu thế văn hóa Tàu, nó không tỏ rỏ là chủng tộc chủ nghĩa. Nhưng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các trí thức Tàu đã du học ở Nhật Bổn, và trong thời gian này tự mình bao thu nhiều ý kiến Tây phương, kể cả những ý kiến liên hệ đến chủng tộc, bắt đầu đưa về nước những ý kiến bản chất luận - essentialist về chủng tộc và tộc dân. Các học giả Tàu chấp nhận từ ngữ Nhật minzoku-shugi ( theo tiếng Tàu là minh tộc chủ nghị (? )- minzu zhuyi ) các diễn giả Tàu ngày nay dùng tương đương với chủ nghĩa quốc gia - nationalism . Nhưng theo nhà sử học Frank Dikotter biện cứ, minzu zhuyi “ nghĩa đen là chủ nghĩa chủng tộc - racism và biểu hiện nhản quan quốc gia chủ nghĩa của chủng tộc” .
Vào thập niên 1920 , câu hỏi về tính cách nhận diện chủng tộc và tộc dâ Tàu bắt đầu lấy hêm quan trọng hơn khi nhà lảnh tụ Cách Mạng Tôn Dật Tiên - Sun Yat -sen cố tìm cách biến đổi đế quốc Tàu đang sụp đổ , thành một quốc gia cận đại. Năm 1921, Tôn tuyên bố là Trung Quốc phải rời bỏ tòan diện ý kiến là Trung Quốc gồm nhiều chủng tộc riêng biệt. Tôn nói : “ chúng ta phải làm dễ dàng việc cho chết mọi tên các dân gian cá nhân sinh sống ở Trung Quốc nghĩa là Mãn Châu, Tây Tạng v.v… Tôn có một kiểu mẩu đặc thù trong óc : Hoa Kỳ Tôn viết:. “chúng ta phải theo gương Hoa Kỳ hầu thõa mãn những yêu cầu và đòi hỏi của mọi chủng tộc và thống nhất chúng thành một tổng thể thể văn hóa , chánh trị duy nhất , làm ra một quốc gia duy nhất” .
Lẽ dĩ nhiên , vào thời đó, Hoa kỳ chưa hẳn là một gương mẫu cho công bình chủng tộc và khoan dung. Nhưng các thập niên sau nhận xét của Tôn , phonh trào các quyền hạn dân sự Hoa Kỳ bắtđầu tiê”n trình lọai bỏ các kỳ thị pháp luật cho phép và làm giảm bớt thiên kiến trong xã hội . Dù cho bất bình đẳng chủng tộc vãn cònlàmột vấn đề nghiêm trọng ở Hoa Kỳ , các nhãn quan cá nhân và chức quyền về chủng tộc đã thay đổi bi kịch ttính suốt thế kỷ vừa qua .
Tình huống không lấy gì làm sáng sủa cho lắm ở Trung Quốc . Dù cho hiến pháp Trung Quốc và các luật lệ tự trị tộc dân tạo dựng một vẽ tiến bộ , không có cơ chế nào thực thi nhãn quan bình đẳng đặt ra trên các văn bản này cả . Nói một cách đơn giản, Trung Quốc không có Bộ Tư Pháp hay Tòan Án tối cao nơi dân Tây Tạng có thể chống án kháng cự các thủ tục kỳ thị.
Bá cáo thiểu số
Cho nên không lấy gì làm ngạc nhiên khi những cái nhìn Tàu Hán về dân Tây Tạng gồm luôn cả thiên kiến và chủ nghĩa gia trưởng hiện hửu. Nói cho cùng, Tây Tạng bị Bắc Bình cai trị sau cuộc xâm lăng
Một trong những thách thức chánh các lực lượng Cộng sản Mao phải đối đầu sau chiến thắng Nội Chiến Tàu là việc chánh chủ trung ương kiểm sóat củng cố các tỉnh biên giới. Từ năm 1949 đến năm 1951 , Cộng sản Tàu đã sử dụng đe dọa lực lượng quân sự tràn đầy , để nhập Tây Tạng vào Trung Quốc . Trước điểm này, Tây Tạng đã thụ hưởng nền tự trị dù không được quốc tế nhìn nhận là một quốc gia , trong hơn 3 chục năm.
Từ lúc ban đầu, chủ nghĩa quốc gia chủng tộc đã đóng một vai trò trọng yếu cho việc Bắc Bình cũng cố kiểm sóat Tây Tạng. Trên khía cạnh này , chủ nghĩa Cọng sản Tàu theo gương chủ nghĩa thực dân- colonialism Âu Châu đã ngự trị Trung Quốc ở những thời đại trước đó. Năm 1954 trung quốc “ công nhận “ chính thức chừng 30 nhóm tộc dân , gồm có Tây Tạng, như thể là tộc dân thiểu số . Trong 30 năm kế tiếp , Bắc Bình cọng thêm 18 nhóm tộc dân vào danh sách này. Lẽ dĩ nhiên là trong biên cương lảnh thở nhà, nhiều nhóm tộc dân này làm thành gần như đa số tổng cọng.
Bắc Bình thêu dệt ra việc công nhận này như thể là một dấu hiệu Trung Quốc tôn trọng các tộc dân.Thực tế, đây chỉ là một bước tiến để làm mã số cho bất bình đẳng. Đảng Cọng Sản xem dân Tây Tạng và phần lớn các tộc dân thiểu số không xứng đáng đóng vai trò lảnh đạo và nói rỏ ràng là đảng không muốn đặt họ vào nơi làm các quyết định cao cấp . Năm 1958 , chức quyền Tàu đặt nhà lảnh đạo tộc dân đảng cọng sản Tây Tạng, Puntsok Wanggel ở tình trạng giam giữ tại nhà - house arrest , buộc tội ông ta là hình tội - crime của “ chủ nghĩa quốc gia địa phương - local nationalism” . Ông ta bị giam giữ 20 năm kế tiếp . Dù rằng dânTây Tạng và các nhóm thiểu số khác phải chịu đựng ( và đôi khi thiện nguyện gia nhập ) những cải cách cấp tiến và bạo động cách mạng của chánh sách Bước Nhảy Vọt Lớn và cuộc Cách Mạng Văn Hóa, họ không bao giờ được giao phó các trọng trách trong giới lảnh đạo đảng.
Cùng lúc , Đảng Cọng sản Tàu khởi sự giáo dục đa số Tàu Hán về một dạng chủ nghĩa chủng tộc mới chánh thức . Mười “ phim thiểu số” chánh phủ sản xuất từ năm 1953 đến năm 1966, và chiếu rộng rải trên màn ảnh khắp nước , mô tả là các tộc dân thiểu số đã phải sinh sống trong các điều kiện khắc nghiệt và sơ khai, trước khi họ được đảng Cọng sản Tàu “ giải phóng”. Một trong các phim này là “ Kẻ nô lệ - The Serf” ( 1963 ) vẫn còn được chiếu đến ngày nay. Nó làm đặc điểm của một lảnh tụ Tây Tạng câm, một tượng trưng dích đáng cho phươNg cách các chức quyền Bắc Bình tìm kiếm hầu làm nín câm các kêu gọi cho Tây Tạng tự trị và tự đại diện. Những cố gắng chánh thức khác để khắc ghi nhưng cái nhìn chủng tộc gồm các viện bảo tàng trưng bày xuyên tạc , bóp mép quá khứ Tây Tạng, mô tả nó là “ địa ngục trần gian”, và hình dung dân TâyTạng là những kẻ dã man, lạc hậu cần được văn minh chiếu cố.
Theo Mao, đặt ra một dạng chủ nghĩa chủng tộc mới chánh thức, không chỉ là một cách chứng minh nền cai trị gần như thực dân thuộc địa ở Tây Tạng và những nơi khác , mà còn là những phưong tiện nâng cao tính đồng nhất quốc gia Tàu , nếu không Tàu sẽ bị phân mảnh ra dọc theo bất cứ một đường nứt nào: giàu và nghèo , đô thị và nông thôn, bờ biển và nội địa . Cũng như Trung Quốc cần có “các kẻ khác” ngòai xứ - dân Anh , dân Nhật, dân Cao Ly, tập trung chống lại , cũng như xứ sở Tàu cần có các kẻ khác nội địa để làm chú ý xa ra khỏi việc đảng ngự trị và khai thác dân Tàu.
Chủ nghĩa sô vanh hay chủng tộc ?
Mức độ căng thẳng ở Tây Tạng ngày nay , sáng ngang căng thẳng cuối thập niên 1950, khi đảng Cọng Sản Tàu bắt buộc vùng này phải thay đổi xã hội , tôn giáo và kinh tế . Nhưng cố gắng sởm sủa của Tây Tạng đẩy khỏi xứ các lực lượng Tàu đều bị đàn áp dữ dội , nhưng Bắc Bình không bao giờ đủ sức hòan tòan đánh tan kháng cự chống Tàu kiểm soát. Trong nhiều thập niên, Đạt Lai Lạt Ma - Dalai Lama là một tượng trưng uy vũ cho n ền tự quyết Tây Tạng - du hành khắp thế giới tìm hổ trợ chánh trị , tôn giáo và quyền hạn dân sự cho dân Tây Tạng. Trong lúc đó, thách thức chống lại Bắc Bình kiểm sóat cũng trổi dậy . Vào thời gian bất ổn năm 2008, gần 100 vụ phản đối nổ bùng ở Tây Tạng; 20 % số này leo thang thành bạo động dữ dội , khi các kẻ phản đối cướp bóc tiệm hàng, đốt phá các trạm cảnh sát, các dinh thự chánh phủ và tấn công nhân viên an ninh.
Thế nhưng rối lọan 2008 là một cái gì sai lạc theo tiêu chuẩn hiện đại : tổng quát , chánh quyền trung ương duy trì mạnh mẽ kiểm sóat Cao Nguyên Tây Tạng và thực thi nền cai trị với một quân sự , cảnh sát và hiện diện thư lại hùng dũng . Thay vì sản xuất ra nghi ngờ trong đa số Tàu Hán về sáng suốt của các chánh sách Bắc Bình đối với Tây Tạng, trái lại rối lọan khuyến khích vài Tàu Hán, gồm luôn cả thượng lưu có học ôm đồm một tin tưởng về khác biệt chủng tộc thiết yếu giữa tàui Hán và dân Tây Tà,ng , mà nhiều dân Hán xem là nguy hiểm bảm sinh.
Một lý do khiến các thái độ và tin tưởng về chủng tộc và tộc dân ít thay đổi tại Trung Quốc là vì quốc gia chận đứng bàn cải đề tài này nhờ kiểm sóat các viện đại học , các viện khảo cứu và nhờ một theo dõi và kiểm duyệt báo chí , truyền thông tin điện tử quá đáng . Các nhà tư tưởng lý thuyết Đảng Cọng Sản và vài truyền thông báo chí quốc gia Tàu thỉnh thỏang nhìn nhận chủ nghĩa chủng tộc bằng cách xem đó là uyễn ngữ ‘Sô vanh Hán” . Nhưng công nhận này thường chỉ đến ở các chiến dịch bùng lên đàn áp các bất đồng ý kiến ở các vùng thiểu số ngự trị.
Các chỉ trích thỉnh thỏang xảy ra bên trong Đảng Cọng Sản không có mấy ảnh hưởng cả . Trong một diễn văn đọc tại Lhasa - Tây Tạng, năm 1980 , lảnh tụ đảng Hồ Diệu Bang-Hu Yaobang so sánh rỏ ràng chánh sách TâyTạng của Bắc Bình với chủ nghĩa thực dân thuộc địa và biện cứ là chánh sách này thất bại không đúng các lý tưởng cọng sản : “ chúng ta đã thi hành gần 30 năm rồi ,nhưng đời sống dân Tây Tạng không cải tiến bao nhiêu cả”. Ông kêu gọi quốc gia phải làm tốt các hứa hẹn về tự trị và “ để cho dân Tây Tạng thực sự là chủ nhân đời sống họ: đề nghị một lọat biện pháp đăc thù: bắt buộc vài chức quyền Tàu Hán phải học tiếng TâyTạng, thay các chức quyền Tàu Hán ở Tây Tạng bằng các chức quyền tộc dân Tây Tạng và tạo dựng thêm nhiều cơ hội giáo dục cấp cao ở Tây Tạng . Nhưng chánh phủ phần lớn cố quên các ý kiến của Hồ; và cũng như những nhìn nhận tính cách sô vanh Tàu Hán khác , đột nhập tự chỉ trích này không sống bền lâu và không mấy thích hợp.
Tây tiến đi , thanh niên Tàu Hán ơi
Từ lâu các chức quyền đảng Cọng sản Tàu đã biện cứ là chiến dịch chánh phủ “ Phát triễn Miền Tây” cố tìm thêm tăng trưởng và tạo cơ hội kinh tế cho Tây Tạng và các tỉnh biên cương, là cách tốt nhất làm mất bất bình đẳng tộc dân ở Trung Quốc. Năm 2006 , Tổng thống Tàu Hồ Cẩm Đào - Hu Jintao tuyên bố “ Phát triễn là nền tảng giải quyết những vấn đề Tây Tạng”. Nhưn như Fisher, chuyên viên kinh tế Tây Tạng tiết lộ, Bắc Bình hướng phần lớn tài trợ phát triễn cho hành chánh chánh phủ và các dự án khổng lồ hạ tầng cơ sở , chắc chắn là đã gíup các chức quyền trung ương ythêm kiểm sóat nhưng ai hưởng lợi này thì không có gì minh bạch đối với dân Tây Tạng. Ngòai một số nhỏ dân Tây Tạng tuyển dụng làm thư lại Đảng Cọng Sản , rất ít dân Tây Tạng thụ hưởng ưu điểm tài chánh và phát triễn này , vì các mức học vấn và các khả năng ngôn ngữ Tàu thường dưới mức các nhân viên Tàu Hán đến từ các tỉnh khác cạnh tranh công ăn việc làm. Thành quả, theo lời Fisher, là “ mất đi sức mạnh phát triễn- disempowered development ” khiến dân Tây Tạng bị thóat ly ra khỏi vùng họ tự trị.
Những gì cải thiện kinh tế chiến dịchđã tạo ra, nó lại có một ảnh hưởng trái ngược trên các cái nhìn của Tàu Hán về dân Tây Tạng . Dân Hán Tàu thường mô tả dân Tây Tạng là vô ơn về những rộng rải của quốc gia trung ương. Như Emily Yeh, một chuyên viên phát triễn Tây Tạng , đã viết , nhiều Hán Tàu có khuynh hướng nhìn các dự án kinh tế ở đây như thể là “ quà tặng- gift” cho dân Tây Tạng hơn là một dụng cụ cho quyền hạn và kiểm soát của Bắc Bình. Nhận thức này châm ngòi cho cái nhìn xem dân Tây Tạng là lười biếng . vô sản xuất, không có khả năng xử lý nền kinh tế mình và phụ thuộc vào quốc gia trung ương.
Mở tiếp xúc
Trong khuôn khổ môi trường chánh trị hiện hửu, thật khó tưởng tượng ra cách nao cải thiện được điều kiện các thiểu số tộc dân . Chức quyền xem bất cứ một tích cực hay bất đồng ý kiến ở Tây Tạng và ơ các vùng thiểu số chủ trì là khuyến khích chia rẽ hay ngay cả là khủng bố. Sự kiện là ngay cả công dân Tàu Hán cũng có rất ít quyền hạn chánh trị hay dân sự , đúng là không thực tế hy vọng cải thiện quyền hạn thiểu số.
Tuy nhiên, cũng có những chức quyền trong Đảng Cọng Sản Tàu và cơ cấu quốc gia nhìn nhận là cần thiết phải thay đổi. Môt phương thức họ có thể bắt đầu cải thiện các liên hệ giữa các nhóm tộc dân là làm sống lại những ý kiến của Hồ Diệu Bang. Bắc Bình sẽ phải tăng thêm số lượng đảng viên cọng Sản và chức quyền gốc TâyTạng, đặt dân Tây Tạng vào những chức vụ có thực quyền tỉ như thư ký đảng cho Vùng TâyTạng Tự trị; và tạo dựng hệ thống giáo dục ngôn ngữ Tây Tạng , đặc biêt ở những vùng nông thôn Tây Tạng . Bắc Bình cũng phải bắt đầu bảo vệ những bảo đảm hiến pháp và thực thi các luật hiện hành về nên tự trị tộc dân, ngay cả khi làm như vậy đòi hỏi tạo ra một cơ chế mới hành chánh hay tư pháp mà các chức quyền phải tuân hành, chịu trách nhiệm.
Có lẽ điều Trung Quốc thật sự cần là một tiến trình Sự thật - và - Hòa giải xuyên qua do , dân Tây Tạng và các thiểu số khác có thể phát biểu các óan trách của mình và quốc gia Tàu có thể biết được những lạm dụng thời quá khứ. Lẽ dĩ nhiên phương cách hành động này sẽ không tưởng tượng nổi, nếu Trung Quốc vẫn là một quốc gia độc đảng. Nhưng hiện thời không có gì ngăn cản Đảng Cọng Sản đơn giản nhìn nhận là các chánh sách và thực hành của đảng đã thất bại để đem các tộc dân thiểu số tình nguyện vào hàng ngũ quốc gia Tàu . Nhân nhượng này không tốn kém gì nhiều cho đảng , và sẽ là một bước tiến đáng kể hướng về cải thiện các liên hệ và tạo nền móng cho một xã hội ổn định hơn.
Tuy nhiên , hy vọng tốt nhất cho thay đổi ở vòng tay dân Hán Tàu bình thường . Nếu họ thấy xuyên qua các cố gắng “chia để trị” của Đảng Cọng Sản, thì họ sẽ nhận thức là mọi công dân Tàu chia sẽ một mong muốn tương tự về tự do thóat khỏi đàn áp của chánh phủ . Phong trào quyền dân sự Hoa kỳ , chỉ thành công sau khi một số dân Mỹ da trắng đáng kể , mất vía vì những hung bạo và bất bình đẳng dân da đen Mỹ phải hứng chịu . Liên minh với các tổ chức và phong trào da đen đã chống cự chủ nhĩa chủng tộc mấy chục năm rồi . Tương tự , thay đổi đáng kể các chánh sách của Bắc Bình về phía dân Tây Tạng và các dân thiểu số khác cũng thay đổi như thế những cái nhìn của nhóm tộc dân tàu chủ trì.
Thay đổi sâu đậm này có thể được xúc tác bằng tiếp xúc từ cá nhân đến cá nhân lớn hơn giũa dân Tàu Hán và dân TâyTạng; theo cái gọi là giả thiết tiếp xúc, những tương tác này làm cho dân gian từ các nhóm tộc dân khác nhau vuợt qua dễ dàng hơn các thiên kiến và lo sợ. Tiếp xúc như vậy nay xảy ra nhiều hơn trước. Nhờ chiến dịch Phát triễn Miền Tây, các nhân công di cư nay ra hay vào TâyTạng số lượng rất lớn . Và kể từ khi khánhthành năm 2006 đường xe lữa nối Lhasa với Tây Ninh -Xi ning thuộc tỉnh Thanh hải - Qinghai ( dương xe lữa đầu tiên nối Tây Tạng với một vùng Tàu khác ), các du khách tàuHán đã dổ xô vào vụng ; năm 2015 , TâyTạng chờ đỏii hơn 15 triệu du khách. Trong khi đó , dù cho những cái nhìn dòng chánh Tàu Hán về dân Tây Tạng đã cứng rắn thêm những năm vừa qua , một số dân này đặc biệt là thanh niên Hán Tàu đã bắt đầu chứng minh một thích thú thật tình và tôn trọng xã hội , văn hóa , tôn giáo Tây Tạng.
Thế nhưng những phát triễn này không mấy cung cấp đủ niềm lạc quan . Trừ phi có những thay đổi căn bản các chánh sách Bắc Bình, tuồng như thiên kiến tộc dân và chủng tộc chống lại dân Tây Tạng và các thiểu số khác vẫn còn là một yếu kém nghiêm trọng trong vải vóc dệt ra xã hội Tàu.
( Irvine , Nam Ca li- Hoa Kỳ, ngày 22 tháng 5 năm 2015 )