19/3/2015
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình.Các con cần phải học, học và học…
Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất hứa.
Bước tới mà đi
Vidéo:Bonjour Vietnam - Pham Quynh Anh - Hello Vietnam
***
Lúa đã đơm bông trên miền đất hứa
Lễ tốt nghiệp
Tại Canada, người ta thường nghĩ rằng những học sinh di dân nào nói tiếng mẹ đẻ khác hơn là hai ngôn ngữ Pháp hoặc Anh thì sẽ gặp nhiều khó khăn để có được mảnh bằng trung học, một chìa khóa mở ngõ vào bậc cao đẳng và đại học.
Lý do được đưa ra là bối cảnh kinh tế xã hội không thuận lợi cho các con em di dân trên đường học vấn.
Canada là quốc gia sử dụng hai sinh ngữ chánh, đó là Pháp ngữ tại tỉnh bang Québec và Anh ngữ tại những tỉnh bang khác.
Dân bản địa da trắng được gọi là dân francophone nếu nói tiếng Pháp và anglophone nếu họ nói tiếng Anh. Còn tất cả di dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là Pháp hoặc Anh thì được xếp vào nhóm dân allophone.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu về giáo dục và di dân đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù có trở ngại, khó khăn buổi ban đầu nhưng dần dần sau đó nhóm học sinh di dân đều bắt kịp học sinh bản xứ và trong nhiều trường hợp họ còn vượt trội hơn nhóm đa số da trắng.
Trường hợp nầy không áp dụng cho những con em Việt Nam đã bắt đầu đi học từ những lớp mẫu giáo như tất cả các trẻ em bản xứ.
Theo họ, ý niệm “học sinh allophone” hay “học sinh xuất thân từ lớp di dân”( élèves issus de l’immigration) cần phải được xét lại.
Giáo sư Marie Mc Andrew thuộc đại học Montreal, là một nhà chuyên môn về vấn đề giáo dục liên hệ đến các lớp di dân tại Canada. Vài năm trước dây Gs Mc Andrew đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thăm dò rộng lớn tại Montréal, Toronto và Vancouver về đề tài: Giáo dục và mối tương quan giữa các sắc dân (L’éducation et les rapports ethniques)
Cuộc thăm dò nhắm vào các học sinh trung học thuộc 7 nhóm ngôn ngữ groupes linguistiques khác nhau so với nhóm ngôn ngữ của đa số, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Có lối 54 000 em học sinh trung học được phỏng vấn và các dữ kiện thu lượm được phân tích căn cứ trên 7 biến số variables liên hệ đến hoàn cảnh xã hội, kinh tế gia đình, và 4 biến số dựa trên đặc tính của trường mà các em đang theo học.
Jean de Brebeuf, một trường trung học tư nổi tiếng tại Montréal
Nét văn hóa gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt trong học vấn.
Daniel Baril. La culture joue un grand rôle dans la réussite scolaire
“Selon Marie McAndrew, cet effet résiduel peut être lié à deux facteurs. «Il peut être l'effet du “capital culturel” de la famille, c'est-à-dire l'instruction des parents, l'importance accordée à la réussite scolaire, le lien entre la famille, la communauté et l'école, souligne-t-elle. Mais il peut aussi résulter d'un effet systémique du milieu scolaire, le personnel adoptant des attitudes différentes selon la culture ou le lieu de provenance des élèves. Nous n'avons pas été en mesure de déterminer lequel de ces facteurs est à la source de l'effet résiduel.»
Giả thuyết vốn văn hóa (capital culturel)trở nên nặng ký nếu chúng ta thấy rằng các sinh viên gốc Hoa và gốc Việt không những thành công nhiều hơn, nhưng ở bậc trung học họ còn biết lựa chọn những môn học nào khả dĩ giúp ích cho họ mở rộng ngõ đi trên cao đẳng và đại học.
L'hypothèse du capital culturel prend plus de poids quand on considère que les élèves d'origine chinoise et vietnamienne réussissent non seulement mieux, mais choisissent davantage, au secondaire, les cours qui ouvrent la voie aux études collégiales ou universitaires.
Yếu tố « tồn căn » (effet résiduel)
Sau khi loại bỏ hết các biến số (tuổi tác, nam, nữ, hoàn cảnh xã hội,kinh tế gia đình, nơi sanh, bắt đầu vào học lớp mấy…) Gs Mc Andrew cho biết còn có ảnh hưởng của yếu tố « tồn căn » đã dự phần vào sự thành đạt học vấn của một nhóm sắc dân nào đó.
Các học sinh người Hoa có tỉ số thành công gấp 4 lần nhiều hơn so với dân da trắng nói tiếng Anh tại Toronto.
Tại Montreal, số học sinh gốc Việt thành công trong học đường nhiều gấp 3 lần so với học sinh Québecois chủ nhà nói tiếng Pháp.
Tội nhất là dân nói tiếng créole (créolophone) tức là học sinh da đen gốc Haiti có 4 lần ít cơ may đổ đạt được mảnh bằng Trung Học.
Lợi tức gia đình
Hình như lợi tức gia đình không không có mấy ý nghĩa để giải thích sự thành đạt hay sự thất bại của con em di dân allophone mà tiếng mẹ đẻ không phải là Anh hoặc Pháp nhưng đây lại là một chỉ điểm rõ rệt đối với nhóm học sinh da trắng chủ nhà. « Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự thật, đó là khoảng trống giữa hoàn cảnh kinh tế xã hội của nhóm học sinh di dân tại quốc gia tiếp nhận và vốn văn hóa, học vấn thật sự của họ. »
Autre facteur à l'appui de cette hypothèse: le revenu familial s'avère non significatif pour expliquer la réussite ou l'échec scolaire des élèves allophones, alors que cet indicateur demeure pertinent pour le groupe d'accueil. «Les résultats montrent un important hiatus entre le statut socioéconomique de ces élèves dans le pays d'accueil et leur capital culturel et scolaire réel», indique Mme McAndrew”
Nếu xét chung, thì học sinh di dân gốc allophone ở Montreal, Toronto và Vancouver có tỉ số đổ đạt trung học cũng không mấy khác biệt gì với nhóm học sinh thuộc đa số nói tiếng Anh anglophone hay tiếng Pháp francophone.
Tại Montreal, số học sinh di dân nhóm allophone ít hơn so với nhóm học sinh bản xứ chủ nhà nói tiếng Pháp francophone.
Sau 5 năm trung học tại Québec (études secondaires) thì 45% học sinh nhóm thiểu số allophone so với 52% nhóm đa số francophone đổ được văn bằng trung học. Nhưng sau 7 năm học thì nhóm thiểu số bắt gần kịp nhóm đa số. Thiểu số: 59.5% và nhóm đa số :61.6%.
Đây là một sự sai biệt nhỏ nhoi không mấy có ý nghĩa...
(Chú thích : Tại tỉnh bang Quebec: Tiểu học 6 năm, trung học 5 năm, cao đẳng (CEGEP) 2 năm rồi mới vô đại học được).
82% học sinh gốc Việt có bằng Trung học
Trong nhóm allophone với nhau, nếu căn cứ đơn thuần về nguồn gốc ngôn ngữ mà thôi thì học sinh gốc Việt nổi bật nhất với 82% có bằng Trung học, các em người Hoa chiếm 78%, các học sinh khối Á Rạp, Bắc Phi 67% (Magreb, Liban), các em Iran 65%, các học sinh nói tiếng espagnol (Châu Mỹ Latin) 52%, học sinh da đen nhóm nói tiếng créole (Haiti) 40% và so với nhóm chủ nhà Québécois francophone nói tiếng Pháp lối 62% có bằng Trung học.
Xin nói thêm là từ khoảng trên 20 năm nay, người Hoa di dân ồ ạt qua Canada. Họ đến từ lục địa Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan. Di dân hợp pháp (đoàn tụ, hoặc đầu tư…) và di dân lậu, chui, lấy vợ lấy chồng có quốc tịch Canada…Năm 1981 có 300 000 người Hoa sống tại Canada. Đến năm 2001, con số trên tăng lên 1 029 400 người tương đương 3,5% dân số Canada.
Tại Toronto và Vancouver, các em học sinh gốc Hoa có kết quả học vấn cao hơn các nhóm đa số da trắng nói tiếng Anh anglophone. Số các em học sinh gốc Hoa có bằng trung học nhiều gấp 2 hoặc 3 lần hơn so với các em học sinh da trắng anglophone.
Năm 2012, có tất cả 265,000 sinh viên ngoại quốc đến Canada du học trong số nầy nhóm Trung Quốc đông nhất với 80 000 người.
In 2012, Canada welcomed about 265,000 international students. Over 80,000 Chinese students made the choice to study in Canada, representing the largest group of foreign students in our country
Con em gốc Á châu nổi bật trong học vấn
Theo Cécilia Gabizon trong trang Le Figaro fr. cho biết, con em gốc Á châu tại Pháp, trong đó có con cháu người Việt tị nạn đã nổi bật trong học vấn. Các cháu thuộc thế hệ thứ 2 đã vượt thoát ra ngoài sự yếu kém về văn hóa của thế hệ cha mẹ…
Khảo cứu Hoa kỳ đã ghi nhậnt từ lâu thành tích sáng chói trong học đường của các học sinh và sinh viên gốc Á châu. Người ta thường gọi đó là model minority (nhóm thiểu số tiêu biểu) vì họ đã thành công tại Hoa Kỳ. Không những họ qua mặt các nhóm thiểu số khác mà thậm chí còn ăn đứt luôn cả nhóm Mỹ trắng chủ nhà.
Asian Americans have been frequently described as the model minority because they are believed to have succeeded in the US, surpassing not only other racial minority groups but even white Americans (Hirschman &Wong 1986- Kim &Chun 1994- S.J. Lee 1996)
Kết Luận
Gs Marie Mc Andrew đã đưa ra nhận xét : Sự thành đạt trong học đường-cũng như sự chuyên cần trong học vấn-càng nổi bật lên hơn nữa nếu « việc học hành là điều quan trọng ngay từ trong gia đình, cha mẹ là những người có trình độ văn hóa, đi tị nạn hoặc di dân vì muốn cho con cái họ có được cơ may thành công.»
Marie Mc Andrew, prof à l’Université de Montréal, le résume bien. La réussite scolaire – et donc la persévérance scolaire – est plus grande «si l’éducation est importante au sein de la famille, si les parents sont éduqués ou ont immigré pour que leurs enfants aient la chance de l’être».
Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất hứa./.
Tham Khảo :
- Video: La réussite scolaire de la communité vietnamienne
- Asian American college students as model minorities : An examination of the overall competence
- Hieu Van Ngo, Barbara Schleifer. Immigrant children and youth in focus
Montreal, 2015