Bệnh EBOLA
Y học thường thức Bác sĩ Trần Văn Diên
Bệnh Ebola do virus Ebolagây ratrong cơ thể. Bệnh này còn gọi là sốt xuất huyết Ebola. Các triệu chứng thường khởi phát sau khi bị nhiễm virus từ 2 ngày đến 3 tuần như: Sốt, đau họng, đau bắp cơ, và nhức đầu. Sau đó thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, ói mửa, và tiêu chảy, kèm theo suy giảm chức năng của gan thận. Ở giai đoạn này, một số người bắt đầu có các triệu chứng xuất huyết.
Nhiễm virus Ebola do tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm (khỉ, heo,dơi…). Sự lây truyền qua không khí trong môi trường tự nhiên vẫn chưa được sáng tỏ. Loài dơi ăn trái cây được cho là mang truyền virus Ebola mà không hề bị bệnh. Một khi con người bị nhiễm bệnh, thì bệnh cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nam giới sống sót sau khi nhiễm bệnh Ebola có thể truyền bệnh qua tinh dịch trong gần 2 tháng. Để chẩn đoán bệnh, trước tiên cần phân biệt loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự chẳng hạn như bệnh sốt rét, dịch tả và các bệnh sốt xuất huyết do virus khác. Để xác định bệnh, mẫu máu được xét nghiệm để tìm kháng thể virus Ebola.
Phòng bệnh bao gồm làm giảm sự lây lan bệnh từ heo hay khỉ bị nhiễm sang con người. Việc này được thực hiện bằng cách kiểm tra bệnh các loài động vật này và bằng cách giết chết và tiêu hủy đúng cách xác động vật chết nếu phát hiện chúng bị bệnh. Thịt được nấu chín kỹ và mặc quần áo bảo hộ khi xử lý thịt cũng giúp phòng bệnh, rửa tay khi ở gần người mắc bệnh để phòng bệnh. Các mẫu mô và chất dịch cơ thể của người mắc bệnh cần được xử lý thận trọng.
Không có cách điều trị đặc hiệu; các nỗ lực nhằm giúp người bệnh bao gồm điều trị mất nước bằng cách uống nước hoặc truyền dịch đường vào tĩnh mạch. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao: Thường từ 50% đến 90% số người nhiễm virus Ebola bị tử vong. EVD (Ebola Virus Disease) được phát hiện đầu tiên ở Sudan và Congo. Bệnh thường bộc phát thành dịch ở những vùng nhiệt đới của châu Phi cận Sahara. Lần đầu tiên phát hiện từ năm 1976 đến 2013, chưa tới 1000 người bị nhiễm bệnh mỗi năm. Dịch bệnh lớn nhất cho đến nay là dịch Ebola Tây Phi năm 2014 hoành hành ở Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigeria. Tính tới ngày 03/10/2014, 7.497 trường hợp bị nhiễm bệnh Ebola trong số đó đã có 3.439 người đã chết. Hiện nay nhân loại đang nỗ lực chế tạo vaccine; đang chờ đợi vaccine.
Bệnh Ebola bị gây ra bởi bốn trong nhóm năm loài virus Ebola, họ Filoviridae, bộ Mononegavirales. Những loại virus đó là Bundibugyo (BDBV), Ebola (EBOV), Sudan (SUDV), và virus rừng Taï (TAFV, tên trước đây và tên thường gọi cũng là virus Ebola Bờ Biển Ngà (CIEBOV)). Loại thứ năm, Reston virus (RESTV), được cho là không gây ra bệnh trên con người. Những người có nguy cơ mắc bệnh nhất là những người chăm sóc bệnh nhân, hoặc có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân.Bệnh này thường bắt đầu với dấu hiệu và các triệu chứng giống bệnh cúm như sốt, nhức đầu nhẹ, mệt mỏi, đau cơ và khớp xương. Nôn mửa, tiêu chảy và biếng ăn cũng là các triệu chứng phổ biến.
EVD/EHF về mặt bệnh lý không thể phân biệt được với bệnh virus Marburg (MVD), và nó cũng có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với nhiều bệnh phổ biến khác ở vùng xích đạo châu Phi, chẳng hạn như các virus sốt xuất huyết, sốt rét falciparum, sốt thương hàn, bệnh vi khuẩn Shigella, bệnh rickettsial, bệnh dịch tả, nhiễm trùng huyết hoặc EHEC ruột Gram âm. Các nghiên cứu chi tiết nhất về tần suất, bắt đầu thời gian, và các dấu hiệu và triệu chứng nguy ngập EVD đã được thực hiện trong sự bùng phát bệnh năm 1995 tại Kikwit, Zaire (EBOV) và đợt bùng phát bệnh giai đoạn 2007-2008 ở Bundibugyo, Uganda (BDBV). Thời gian ủ bệnh trung bình của dịch EVD do EBOV là 12,7 ngày (độ lệch chuẩn = 4.3 ngày), nhưng có thể dài đến 25 ngày. Giai đoạn đầu giống như bệnh cúm đặc trưng bởi sốt, khó chịu nói chung với ớn lạnh, đau khớp,đau cơ và đau ngực. Buồn nôn kèm theo đau bụng, chán ăn, tiêu chảy và nôn mửa,viêm họng với đau họng, ho, khó thở, và hay nấc cụt.
Hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng được đánh giá bởi sự phát triển của đau đầu nghiêm trọng, tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, co giật, và đôi khi hôn mê. Hệ thống tuần hoàn cũng thường xuyên liên đới, với các dấu hiệu nổi bật nhất là phù nề và viêm kết mạc. Các triệu chứng xuất huyết là không thường xuyên (ít hơn 10% trường hợp cho hầu hết các type huyết thanh), (lý do tại sao bệnh sốt xuất huyết Ebola (EHF) là một cái tên nhầm lẫn) và bao gồm nôn ra máu, ho ra máu, phân đen, và chảy máu từ màng nhầy (gastroinestinal đường, mũi, và miệng).
Biểu hiện trên da có thể bao gồm: phát ban đốm diện rộng, đốm xuất huyết, xuất huyết ban, các vết bầm máu, và máu tụ (đặc biệt là xung quanh các điểm kim tiêm). Tiến triển các triệu chứng xuất huyết là dấu hiệu tiếp theo sau. Tuy nhiên, trái với niềm tin phổ biến, xuất huyết không dẫn đến hypovolemia và không phải là nguyên nhân cái chết màthay vào đó, cái chết xảy ra do hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan do sự phân phối chất lỏng, hạ huyết áp, và đông máu nội mạch.
Bệnh Ebola xảy ra năm 1976 ở Tây Phi làng Yambuku. Ở Congo đã có 318 người bị nhiễm bệnh trong đó có 280 trường hợp tử vong. Và ở Sudan 284 trường hợp nhiễm, 151 người chết. Đối với làng Yambuku, họ đã phải đóng cửa bệnh viện sau khi trận dịch quét qua vì có 11 trong số 17 nhân viên y tế đã chết.
Trong tháng 02/2014 tại các nước Tây Phi, Guinea, Sierra Leone và Liberia đã có những trường hợp bệnh Ebola.Ngày 01/08/2014, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 729 người chết ở Tây Phi trong tổng số 1.300 người mắc bệnh virus Ebola. Tổng thống Nigeria cảnh báo nước này có hơn 30.000 người có nguy cơ mắc virus Ebola. Cùng trong ngày 3 quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng đã nhất trí thiết lập một vùng cách ly ở khu vực bùng phát bệnh.Tính tới ngày 03/10/2014, 7.497 trường hợp mắc bệnh trong số đó đã có 3.439 người đã chết.
Virus Ebola đã đánh lừa tất cả hệ thống y tế tiên tiến nhất hiện nay, thực sự người bệnh chưa hề khỏi bệnh. Rất nhiều người tin rằng tất cả những ai đã từng sống sót sau khi nhiễm Ebola có thể tự coi mình là kẻ may mắn. Tuy nhiên, sự thật thì không phải vậy, cuộc chiến với Ebola chưa chấm dứt kể từ khi họ rời bệnh viện và trở lại cuộc sống thường ngày. Một nguy cơ tái phát và nhiễm trùng luôn kề cận tính mạng của họ.
Ngày 09/10/2014, Pauline Cafferkey, một y tá người Scotland (gần nước Anh) đã trở thành trường hợp đầu tiên tái phát bệnh tại châu Âu. Điều đặc biệt ở chỗ, thời gian cô được xuất viện sau khi được điều trị và nhận kết quả âm tính với Ebola lên tới 9 tháng. Tất cả các nhà khoa học và bác sĩ đều giật mình với một lo ngại lớn về sự bùng phát trở lại của Ebola ngay tại châu Âu. Pauline Cafferkey ngay lập tức đã được đưa đến bệnh viện Royal Free ở London bằng máy bay quân sự. Các bác sĩ trước đó cũng đặt một mối nghi ngờ lớn rằng liệu những bệnh nhân như Pauline Cafferkey được xuất viện trong xác nhận “đã được chữa khỏi”, họ không bình phục hoàn toàn và virus Ebola dường như chưa được loại trừ hẳn. Tất cả đang được theo dõi với biểu hiện giảm sút nghiêm trọng thị lực, thính giác, những cơn co giật, mất ngủ và đau nhức cơ thể tồn tại trong nhiều tháng sau khi nhận kết quả âm tính.
“Virus Ebola, bằng cách nào đó, nó vẫn tồn tại và đã quay trở lại gây rối loạn nghiêm trọng trong hệ thần kinh của Pauline Cafferkey”, tờ The New York Times viết. “Dịch tủy của cô cho kết quả dương tính với sự tồn tại của Ebola”.
Bên cạnh y tá Pauline Cafferkey, có thể kể đến trường hợp của Crozier, một bác sĩ người Hoa Kỳ phục vụ và bị nhiễm Ebola tại Sierra Leone hồi tháng 08/2014. Ông sau đó đã được chuyển về nhà và nhận được sự điều trị tích cực tại Bệnh viện Đại học Emory, Atlanta tiểu bang Georgia. Đầu tháng 10/2015, tại một hội nghị bệnh truyền nhiễm tại San Diego(miền nam tiểu bang California), Crozier lần đầu kể chi tiết những gì ông phải chịu đựng sau 40 ngày chống chọi với Ebola. Khoảng 10 tuần kể từ triệu chứng đầu tiên, Crozier gặp vấn đề nghiêm trọng về thị lực. Về cơ bản, ông đã gần như bị mù. Các báo cáo về tình trạng này nhanh chóng được đăng tải trênThe New England Journal of Medicine.Khi xuất viện, Ebola không còn xuất hiện trong máu và nước tiểu của Crozier nhưng sau đó lại được tìm thấy trong tinh trùng. Ông cũng gặp phải các vấn đề ở 2 chân đi lại khó khăn, đau thắt lưng, viêm gân và luôn thường trực một cảm giác kim chích dưới chân. Một điều tệ hại nhất, Crozier cảm thấy rát ở mắt, một cảm giác có gì đó cồm cộm trong mắt và sau đó ông gặp tình trạng nhạy cảm với ánh sáng. Bác sĩ phát hiện một sẹo bên trong mắt và tình trạng xuất huyết nhẹ ở nơi đây.Khoảng 1 tháng sau, các triệu chứng thể hiện sự nguy hiểm của nó. Các bác sĩ phải trích một mẫu dịch bên trong giác mạc và thủy tinh thể. Bất ngờ thay, nó dương tính với Ebola. Thị lực của Crozier tiếp tục giảm sút và màu mắt thậm chí đã chuyển từ xanh dương sang xanh lá. Vấn đề xảy ra không riêng với Crozier, 25% số bệnh nhân sống sót sau Ebola gặp vấn đề về thị giác. Để khắc phục được điều này, các bác sĩ phải loại bỏ những mảnh vỡ tế bào võng mạc được cho là nguyên nhân của việc suy giảm tầm nhìn. Tuy nhiên, thị giác của Crozier cũng chưa thể trở lại bình thường.
Bên cạnh vấn đề thị lực, ông còn phải chịu đựng những cơn đau lưng dai dẳng, ù tai, giảm thính lực, suy giảm trí nhớ. Crozier bị một cơn động kinh trong khi tham dự một đám cưới ở England trong mùa hè năm 2015. Ngay sau đó, phác đồ điều trị của ông được bổ sung thêm thuốc chống động kinh.
Phải nói rằng không phải không có những trường hợp nhiễm Ebola mà bệnh nhân thể hiện sự bình phục hoàn toàn. Đó là trường hợp của nhà báo Ashoka Mukpo, ông nhiễm Ebola trong một ổ dịch ở Liberia và được điều trị tích cực sau đó. Mới đây trong phỏng vấn với CNN, Ashoka nói “Tôi cảm thấy mạnh khỏe vả về thể chất, tinh thần và tâm lý”. Bên cạnh đó, Rick Sacra, một bác sĩ cũng nhiễm Ebola tại Liberia cũng chỉ xác nhận rằng đôi khi anh nhìn mờ và ho nhưng chúng biến mất sau khi anh rời bênh viện.
Mặc dù có những trường hợp bình phục tốt sau điều trị, con số vẫn còn quá ít. Cho đến hiện tại chưa một nhà khoa học hay bác sĩ nào dám khẳng định họ hiểu về Ebola. Và nếu ngày càng có nhiều bằng chứng liên quan đến sự tái phát và quay trở lại của virus Ebola trên cơ thể người bệnh “bình phục”, đó sẽ là một mối nguy hiểm lớn. Dịch bệnh có thể bùng phát ngay tại Hoa Kỳ hay châu Âu bất cứ lúc nào và rõ ràng cuộc chiến của nhân loại với Ebola thực sự chưa hề kết thúc.
Virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất bài tiết từ thân thể, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của người xung quanh, động vật bị nhiễm bệnh. Để phòng bệnh, cần thực hiện vệ sinh cá nhân như: rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn..., tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật đã nhiễm bệnh; không cầm, nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch bài tiết của người, động vật đã nhiễm bệnh.
Những người chăm sóc cho người bị nhiễm Ebola nên mặc quần áo bảo hộ bao gồm cả mặt nạ, găng tay, áo và kính bảo hộ. Ngoài ra, một người được chỉ định để xem xét từng bước thực hiện việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân này để đảm bảo chúng được thực hiện một cách chính xác. Những người bị bệnh phải được cô lập với những người khác. Tất cả các thiết bị, chất thải y tế, chất thải của bệnh nhân và các bề mặt có tiếp xúc với chất dịch cơ thể cần phải được khử trùng.
Cần đào tạo cho những nhân viên chăm sóc về kỹ thuật khử trùng, và tách riêng khu bệnh nhân với các nhân viên y tế. Virus Ebola có thể bị hủy diệt ở nhiệt độ 60 °C trong khoảng 30 đến 60 phút (hoặc đun sôi trong 5 phút). Để khử trùng bề mặt, một số dung môi chất lỏng như các sản phẩm có chứa cồn, chất tẩy rửa, sodium hypochlorite (thuốc tẩy) hoặc calcium hypochlorite (bột tẩy trắng), và chất khử trùng thích hợp khác có thể được sử dụng ở nồng độ thích hợp.
Cần giáo dục công chúng về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân có thể làm để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn hay vi trùng là khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới. Những biện pháp này bao gồm việc tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu một người có bệnh Ebola chết, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người chết.
Bác sĩ Trần Văn Diên ngày 01/10/2016