|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh cúm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21/6/2015
Bệnh gắn liền với đời sống muôn loài nói chung hay của loài người nói riêng. Phần bệnh học của chương trình y khoa thì khảo sát hết bệnh trạng của loài người nói riêng và phớt qua của động vật có liên quan đến loài người.
Y học phân biệt rõ: ‘bệnh cảm và bệnh cúm’ = ‘cold (cảm) and flu (cúm)’, bệnh cảm chưa có thuốc ngừa hoàn hảo, nhưng bệnh cúm có thuốc ngừa. Bệnh cúm là bệnh của loài chim và động vật có vú do siêu vi trùng có cấu trúc với dạng RNA (ribonucleic acide) thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm mon men xâm nhập vào hệ hô hấp làm sưng phổi, khi cơ thể yếu thì nhiều vi trùng khác thừa cơ hội ập tới làm bệnh phổi trước tiên rồi làm cơ thể suy nhược toàn diện……
Triệu chứng do Siêu Vi Cúm (SVC) được Hippocrates mô tả rành mạch từ 2400 năm trước. Từ đó, SVC gây nhiều trận dịch, nhưng khó biết vì triệu chứng cúm đôi khi bị lẫn lộn với các chứng bệnh khác như bạch hầu, dịch hạch và thương hàn.
Trận dịch cúm đầu tiên ghi chép khá rõ trong lịch sử là dịch năm 1580, bắt đầu từ châu Á lan sang châu Phi và đến châu Âu. Tại Roma hơn 8000 người chết và nhiều thành phố của Tây Ban Nha gần như chết sạch. Trong thế kỷ 17-18 nhiều trận dịch rải rác khắp nơi, đặc biệt là khoảng năm 1830-1833, dịch cúm lan tràn, làm bệnh nặng đến một phần tư số người bị lây.
Nhưng có lẽ ghê gớm nhất là trận cúm mang tên cúm Tây Ban Nha do dòng H1N1. Trong hai năm 1918- 1919, cúm làm chết khoảng 40-50 triệu người. Trận cúm tàn bạo này được giới nghiên cứu y học xem ngang hàng với trận dịch hạch làm chết gần hai phần ba dân châu Âu giữa thế kỷ 14. Sách vở còn ghi:
“Bệnh này tạo một triệu chứng kinh hoàng là chảy máu từ màng nhầy, từ mũi, dạ dày và ruột. Chảy máu cả từ tai và làm mụt bầm trên da…...”.
Tuy phần lớn tử vong là do các loại vi trùng lợi dụng lúc bệnh nhân đang bị cúm lan vào tạo viêm phổi, một số viêm phổi do chính SVC gây nên, làm chảy máu và ứ nước trong phổi. Trận cúm Tây ban Nha quả thực là một bệnh dịch toàn cầu, lan tràn lên tận Bắc cực và cả những vùng đảo xa xôi ở Thái Bình Dương cũng bị lây. Người ta ước lượng đợt cúm 1918-1919 giết chết khoảng 5% dân số toàn thế giới.
Những trận dịch cúm sau đó không quá tàn khốc gồm dịch cúm Á châu năm 1957 (loại A, H2N2) và dịch cúm ở Hong Kong (loại A, H3N2). Tuy thế, mỗi đợt cũng làm cả triệu người chết. Số tử vong ít đi là nhờ dùng thuốc kháng sinh làm giảm số viêm phổi do vi trùng.
SVC có ba loại: A, B và C.
Loại A gây cúm trầm trọng ở người, được chia dạng theo kháng thể của huyết thanh (serotype), được ghi nhận như sau:
- H5N1 cúm “gia cầm” trong hai năm 2006-2007.
- H7N7 cúm gây cho gia cầm và người.
Loại B gây cúm ở người nhưng tỉ lệ ít hơn. Loại này thỉnh thoảng có thể gây cúm ở loài hải cẩu. Loại B thay hình đổi dạng chậm hơn loại A. Và do đó chỉ có 1 dạng huyết thanh. Con người thường gặp SVC loại B có miễn nhiễm nhưng không được lâu vì SVC B thường đổi dạng. Nhưng vì đổi chậm nên SVC loại B không gây những trận dịch lớn như lại A.
Loại C gây cúm ở người và heo, có khả năng gây dịch nặng. Tuy nhiên loại C hiếm hơn và ở trẻ em không trầm trọng gì mấy.
Thuốc chủng ngừa được điều chế từ siêu vi trùng cấy trong trứng gà và được formaldehyde làm cho vô hại. Sau khi chích Vaxigrip vào cơ thể để tạo nên kháng thể chống lại các dòng SVC trong thuốc. Nhưng vì các dòng SVC thay đổi thường xuyên, nên thuốc chủng chống cúm có thể không ngăn cản tất cả loại cúm, và thường được thay đổi theo từng năm, từng trận dịch cúm.
Theo kinh nghiệm, một số phương pháp được sử dụng để phòng ngừa cúm hoặc tránh lây nhiễm cúm như ăn tỏi sống, đun sôi dấm thanh cho bay hơi khắp nhà......
BS Trần Văn Diên, Texas USA ngày 10/06/2015
Học sinh CT 1970-73 NLS Cần Thơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1049757 visitors (3139062 hits) |