6/9/2015
BỆNH SUYỄN
Y học thường thức – Bác sĩ Trần Văn Diên
|
Bệnh suyễn hay còn gọi là “bệnh hen suyễn”, tiếng Anh: Asthma, là bệnh về hệ hô hấp, khi đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, các kích thích về cảm xúc….. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho nên gọi “ho hen”, là những dấu hiệu của suyễn khiến cơ thể giảm cân…. Nên có câu hát: “…nhìn vào khe song, trông anh ốm yếu ho hen…” trong bài hát Phố Buồn của nhạc sĩ Phạm Duy, chắc tác giả bài tỏ tâm sự của cô hàng xóm nhìn người yêu qua khung cửa với hình ảnh càng ốm yếu ho hen càng yêu nhiều hơn là thế đấy……
Sự rối loạn đường hô hấp tạo ra sự phản ứng với các chất kích thích khác nhau, xác định là sự phản ứng quá lố ở cuống phổi, sưng cấp tính, gia tăng sự tạo đờm và sự nghẽn đường hô hấp (phế quản) từng cơn. Triệu chứng của suyễn có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm đến cướp lấy sinh mạng cấp thời vì cấm không khí không luân lưu vào buồng phổi, có thể điều chỉnh bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc hay thay đổi lối sống….
Sự quan tâm cộng đồng trên thế giới đặc biệt tập trung vào bệnh suyễn vì sự hiện hữu rất phổ biến của nó, thống kê cho thấy 1 trong 4 trẻ ở thành thị bị nhiễm bệnh này. Dễ bị nhiễm suyễn có thể giải thích bằng yếu tố di truyền. Suyễn là một bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố di truyền, và môi trường sinh sống.....
Y khoa phân ra làm hai dạng: suyễn kinh niên và cấp tính. Tình trạng cấp tính trầm trọng của suyễn được gọi là lên cơn suyễn. Dấu hiệu đơn giản của 1 cơn hen suyễn là thở dồn dập, và thở khò khè. Ho từng cơn tạo ra đờm trong là triệu chứng rất rõ ràng thường gọi là hay khò khè. Sự tấn công thường là bất chợt; có dấu hiệu thắt ngực, thở khó khăn và hiện tượng thở khò khè diễn ra cả lúc hít và thở.
Dấu hiệu của từng cơn suyễn là thở khò khè, thở gấp, thở ra nhiều, nhịp tim nhanh, âm thanh dồn đập từ trong cuống phổi, và sự thu hẹp quá mức bình thường của phổi có thể gây tắt thở cấp kỳ. Trong một cơn suyễn nghiêm trọng, cần nhiều bắp cơ vận động hô hấp được sử dụng, các mô giữa lồng ngực được kéo về hai bên và bên trên xương ức và xương đòn gánh, và hiện diện của sự trái ngược của nhịp tim (tim đập yếu lúc hít vào và mạnh khi thở ra). Trong một cơn nguy ngập, người mắc bệnh suyễn có làn da xanh xao vì thiếu dưỡng khí (oxygen), liều lượng dưỡng khí vào cơ thể bị suy giảm, và có thể gậy đau ngực hay mất cả cảm giác khi bị ngất đi vì thiếu dưỡng khí cung cấp cho cơ thể. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và….. lạc vào Thiên Thai.
Cách chữa trị hiệu quả nhất đối với suyễn là xác định kích thích dị ứng với môi trường sống chung quanh hay là di ứng cấp thời với thuốc uống, hay đối với một số thức ăn…. Bởi vậy lương y hay hỏi bệnh nhân có dị ứng với thuốc gì hay thức ăn nào không là như vậy. Đối với các bệnh về hệ hô hấp, hút thuốc lá thường gây ảnh hưởng đến bệnh suyễn, làm suy giảm chức năng phổi.
Các phương thuốc đặc trị khuyên dùng cho bệnh nhân suyễn phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của căn bệnh. Cách trị bệnh suyễn phân loại là các thuốc giúp giảm cơn đau, thuốc ngăn ngừa và thuốc trị trong trường hợp nguy cấp. Nguyên lý chung là dùng thuốc làm giãn cuống phổi ra là nguyên được chung cho việc điều trị tức thời cho tất cả các bệnh nhân bằng cách cho hít vào khí quản những loại thuốc thường được dùng như: albuterol sulfate, glucocorticoids… kèm theo các loại thuốc trị sưng cấp tính…
Với những người lên cơn suyễn trong khi vận động thể thao, hít thở khí lạnh khô… có thể làm tăng cơn suyễn. Với lý do trên, hoạt động mà bệnh nhân cần nhiều không khí lạnh, như trượt tuyết băng đồng, có thể làm bệnh suyễn gia tăng, trái lại bơi trong nhà, hồ bơi ấm, với khí trời ấm và ẩm, thường ít gây ra triệu chứng của bệnh suyễn.
Các loại thuốc gốc corticoid với tính chất chống sưng, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng của phế quản thường được dùng kèm với thuốc trị bệnh suyễn như: aminophylin, theophylin, ipatropium bromid, nedocromil, zafirlukast, zileuton…
Đối với bệnh suyễn kinh niên, y khoa khuyên bệnh nhân từ bỏ hẳn thuốc lá, tránh tác nhân gây dị ứng trong không khí như phấn hoa... và tránh dùng thuốc co thắt hẹp phế quản, hoặc thuốc gây dị ứng cơ thể.
Cách điều trị bệnh suyễn kinh niên nên khám lại sau mỗi 3-6 tháng và nếu bệnh đã được ổn định, thì nên giảm dần việc điều trị. Đối với bệnh suyễn cấp tính: điều trị khẩn cấp, trước tiên cần thở dưỡng khí oxygen, cho bệnh nhân hít salbutamol, terbutalin… Gặp trường hợp nghiêm trọng cho dùng thêm ipatropium bromid và aminophylin…
BS Trần Văn Diên, Texas USA ngày 01/08/2015
Học sinh Công Thôn 1970-1973 NLS Cần Thơ