Dây thanh âm (vocal cords) hay là dây phát âm (voice reeds), đấy chính là hai sợi dây sụn nằm ngang song song hai bên từ phía sau ra trước hướng ở sau trái cổ (thyroid cartilage) định vị nơi xương cổ số 4. Dây thanh âm nối liền hướng phía dưới lưỡi gà (epiglottis) tạo âm thanh khi hơi thở từ phổi dao động liên đới từ trung tâm não bộ điều khiển trực tiếp bởi đôi dây thần kinh não số 10 (vagus nerves). Khi phát âm từ dây thanh âm nhờ nội lực từ lồng ngực đưa không khí di chuyển kết hợp với lưỡi, bắp cơ gò má, môi, miệng… liên đới với trung khu thần kinh giao cảm và trực giao cảm (sympathetic và parasympathetic) được kiểm soát bởi não bộ để truyền đạt thanh âm thành lời nói trình bày tư tưởng, hát hò một câu dân ca, điệu cò lã, hò lơ, hò đồng tháp, lý con sáo, lý cái mơn, lý quạ kêu…
Dây thanh âm lúc tuổi trưởng thành của nam giới có chiều dài từ 1,75 cm – 2,5 cm, của nữ giới 1,25 cm – 1,75 cm. Khi chào đời cất tiếng khóc báo hiệu cho sự hoạt động bình thường của dây thanh âm. Có tỉ lệ rất nhỏ không phát ra âm thanh từ khi chào đời nên có danh hiệu là “bị câm”. Trong dân gian lúc tức tối khi người đối diện không trả lời thì giận lên “bộ câm rồi hả?”
Có khi bị bệnh do vi trùng hay siêu vi khuẩn làm sưng cuống họng nên không phát âm được mãi đến khi bình phục mới phát âm lại bình thường. Mỗi cá nhân có cách phát âm đặc thù thường gọi là bẩm sinh chứ không theo ý muốn hay bất cứ phương pháp nào. Bởi vậy là danh ca mà sinh một đàn con thì không có ai ca hát được. Phát âm cũng biến đổi theo tuổi tác. Danh ca cải lương Diệp Lang chỉ hát hây trong thời gian ngắn, sau đó hát hết hây gọi là “bễ giọng”. Có nữ nghệ sĩ rất vang danh con của một nữ nghệ sĩ từng lập gánh hát mà không cất lên giọng hát được. Danh ca Thái Thanh khi đến nam California năm 1985, tôi có đi xem buổi hát ra mắt đành thất vọng vì độ ngân không còn được như xưa nữa. Nam danh ca Duy Khánh cũng cùng số phận khi đến đây vào năm 1988. Bởi vậy có câu “thời vàng son nay còn đâu”. Hồi còn nhỏ ở quê nhà có lần tôi xem báo phỏng vấn danh ca Thái Thanh, cô tâm sự rằng: Nhờ ăn trái chanh tươi mà có được giọng hát như thế...
Sức khỏe ảnh hưởng đến giọng nói tức liên đới trực tiếp đến đôi dây thanh âm. Sự sinh dưỡng thường ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát âm, nếu hàng ngày ăn uống thiếu sinh tố B1 sẽ phát âm thều thào khó nghe... Cơ thể bị bệnh, tai nạn vùng cổ hay não bộ liên đới đến hệ thần kinh kiểm soát dây thanh âm nên có giọng nói không còn như xưa hay “bị câm”. Người lớn tuổi do sự thoái vị trong cơ thể nên có cách ăn nói rất khó khăn so với tuổi thanh xuân là thế đấy. Nên dinh dưỡng học khuyên nên làm việc vừa phải sau tuổi trung niên dành nhiều thời gian ngơi nghỉ không như lúc đang thời thanh xuân một lúc làm hai ba công việc từ sáng sớm tới chiều đến khuya…...
BS Trần Văn Diên ngày 01/12/2015