15/11/2015
Thử so sánh với những câu chuyện Việt kiều đến Mỹ hòa nhập đời sống Hoa Kỳ, sau 1975 :
Phim và truyện Brooklyn bi kịch hòa nhập
Hoa Kỳ của cô gái Ái nhĩ Lan
GS Tôn Thất Trình
|
Truyện Brooklyn
Truyện Brooklyn do tác giả người Ái Nhĩ Lan - Irish Colm TóiBín viết ra năm 2009. Đọat giải Costa Novel Award năm 2009 , danh sách ngắn các tác giả giải International IMPAC Dublin Literary Award năm 2011 và danh sách dài của Giải Man Booker Price năm 2009 . Năm 2012, Báo Observer xem Brooklyn là “ một trong 10 truyện lịch sử hay nhất” .
Tóm tắt cốt truyện
Eilis Lacey là một cô gái trẻ tuổi không tìm ra việc làm thập niên 1950 tại Ái nhĩ Lan - Ireland. Bà chị tên là Rose tổ chức một cuộc gặp gở với một linh mục Cơ Đốc là Cha Flood khi thăm viếng TP New York - Nữu Ước . Cha Flood nói với Eilis là nhiều cơ hội kỳ diệu chờ đợi cô ở New York, cùng những viễn cảnh tìm ra việc làm tốt đẹp. Vì vậy cô di cư đến khu phố Brooklyn ở New York và nhận làm bán hàng ở một cửa hàng bách hóa , trong khi theo học các lớp dạy kế tóan ban đêm. Các kinh nghiệm đầu tiên làm một công việc nhàm chán và sống ở một nhà nấu cơm tháng tính chất trấn áp do bà Madge Kehoe kỷ luật nghiêm khắc trông nom, khiến cô hòai nghi quyết định ban đầu. Các lá thư bà chị Rose , mẹ cô và em cô gửi đến , làm cô nhớ nhà nặng nề , nhưng rồi sau đó cô quen dần . Eilis gặp và yêu một tay thợ hàn chì người Ý trẻ tuổi tên là Tony, ở những đêm khiêu vũ địa phương ngày thứ sáu. Điều này đưa tới cuộc làm tình đầu tiên và vài hậu quả xã hội vì bà Kehoe nghe lóm được . Eilis học dễ dàng lớp kế tóan ban đêm. Liên hệ yêu đương tiến xa hơn và Tony đề nghị cưới Eilis và đem cô đến gặp gia đình anh ta .
Một ngày nào đó, khi Eilis đang làm việc, cô nhận được những tin tức không mong muốn từ cha Flood, cho cô biết là chị cô Rose đã chết trong giấc ngũ vì bệnh tim có sẳn. Cô bèn trở về Ái Nhĩ Lan để chịu tang và cô làm lễ cưới bí mật cùng Tony , trước khi cô về . Tại Ái Nhĩ Lan, cô lọt lùi lại về xã hội tỉnh nhà một cách dễ dàng. Cô ra bờ biển cùng Nancy, George và bạn họ là Jim Farrell, thích cô . Eilis bị bó buộc trải qua nhiều thì giờ với Jim và đã có liên hệ ngắn ngủi cùng anh ta . Jim là chủ quán rượu mà cô đã bị hút dẫn trước khi di cư qua Mỹ. Bà mẹ Eilis tuyệt vọng việc cô tái định cư ở Ái Nhĩ Lan và lấy Jim, vì cô không thổ lộ cùng bà hay cùng bạn bè về chuyện cô đã lấy chồng rồi . Cô chần chừ vụ trở lại đời sống mới bằng cách kéo dài ở lại Ái nhĩ Lan. Cô cất giữ các thư của Tony không mở ra xem , nghĩ rằng cô không còn yêu Tony nữa . Rồi thì một người lăng xăng địa phương - busybody , cô Kelly, nói với Eilis là cô ta biết chuyện bí mật của cô ,vì lẽ Madge Kehoe là bà con và một cách nào đó, chuyện tình này xuất hiện ở New York. Đây là một ngã rẽ cho Eilis và cô tức thì mua vé trở lại New York , nói cho mẹ cô biết tất cả sự thật và viết một chú giải từ biệt Jim, khi cô rời thị trấn băng tắc xi để đến bến tàu.
Phê bình sách
Brooklyn được duyệt xét thuận lợi khi xuất bản. Robert Hank trên báo The Daily Telegraph, nhắc lại kinh nghiệm di cư bên trong sách truyện, nói rằng : “ Các phản ứng Hoa Kỳ về dân di cư Ái Nhĩ lan có thể dễ dàng lật ngữa thành ngoa dụ - hyperbole. ..” . Truyên Brooklyn của Colm Tóibín là truyện điều khiển kiềm chế , trình bày dè dặt không nói hết, mất hẳn xúc cảm say mê thẳng thừng hay khéo léo, nhưng sống động với chi tiết xác thực, di chuyễn dọc dài bằng những gợn sóng tình yêu thương và hòai nghi làm ra bất cứ dạng đời sống nào : một truyện cống hiến cho người đọc thích thú đáng kể. “ Còn Scribner ở Bookreporter nói : “ Trong văn xuôi nhận thức sắc bén thanh thản, Colm Tóibín, không tốn chút hơi sức nào, đã chụp bắt được tính cách song đôi giữa con tim câu chuyện của Eilis Lacey. Brooklyn tuy không làm ra vẽ, đã cung cấp cả hai: một chuyện xa ga- saga hoang đường cổ điễn của một dân di cư đi đến thỏa thuận cùng đời sống trên đất mới và chuyện cũng hấp dẫn tương tự một phụ nữ trẻ tuổi cố nắm lấy thời trưởng thành thắng cuộc khó khăn. Tóibín được ngợi khen khi mô tả những thay đổi ở xã hội Hoa Kỳ tại những cửa hàng bách hóa thập niên 1950, chấp nhận các khách hàng da màu sắc ( da vàng, da đen... ), phồn thịnh ngọai ô Long Islands và ti vi . Rất nhiều người hoan hô văn xuôi thong dong, chậm rải của Tóibín và giọng điệu bình thản của sách truyện đã thụ động đến nổi đôi khi chúng ta muốn lắc mạnh nó.
Phim Brooklyn, chiếu ở Nam Ca Li đầu tháng 10 - 2015 : một du hành khéo léo, tự khám phá mình
Đặc thù là câu chuyện của một đàn bà trẻ tuổi tên Eilis Lacey, di cư từ Ái Nhĩ Lan đến khu phố nổi tiếng New York năm 1951 và chấm dứt đấu tranh với nổi nhớ nhà, sốc văn hóa và liên hệ lãng mạn, khi cô làm ra con đường trở thành chính mình. Một cử tọa trời ban thèm đói xúc động lớn, trình bày thông minh, duyên dáng , không chút nào ủy mị, Brooklyn hình dung sức mạnh của kiềm chế khi phải đối xử cùng vật liệu đứt ruột, đầy nhiệt tình .
Như thể những điều này chưa đủ, vì lẽ nơi nào Eilis đang ở và đến từ đó , “ Brooklyn” cũng là thí dụ kinh nghiệm di cư luôn luôn có ở chúng ta là dân Hoa Kỳ , những cự ly không tưởng tượng nổi - vật lý hay tâm lý - là dân gian du hành để thu nhập từ nơi này đến nơi đó và cái gì động chạm đến đời sống họ .
Du hành Eilis bắt đầu từ thị trấn Ái Nhĩ Lan Enniscorthy tại quận Wexford ( phim làm ra ở vùng hiện tại, nơi Tóibín ra đời và gần nơi Ronan khôn lớn ). Cô Eilis nhút nhát, sống với mẹ là Mary ( Jane Brennan đóng vai này ) và chị yêu mến Rose ( Fionna Glasscott đóng ) được giới thiệu làm việc cho một bà bán hàng xén địa phương đáng lo sợ” Nettles ‘ Kelly ( Brid Brennan đóng ), một bà nói xấu tất cả mọi người .
Cho nên không lấy gì làm ngạc nhiên khi Rose , hợp tác cùng một linh mục năng nổ căn cứ ở Brooklyn là Cha-Father Flood ( Jim Broadbent đáng tin cậy ) đã thu xếp cho Eilis di cư sang Hoa Kỳ nói chung và Brooklyn nói riêng, đặc biệt có rất nhiều cư dân Ái Nhĩ Lan. “ Tôi luôn luôn đến Hoa Kỳ” như Eilis thốt ra, nhưng Eilis thật sự không có ý kiến gì về điều này, khởi sự với cái gì phải chờ đợi, khi đi trên tàu vượt qua Đại Tây Dương . Bạn đồng hành trong phòng tàu chật hẹp là kẻ quen du hành trí hiểu biết thực tiễn tên là Georgina ( Eva Birthistle đóng ), giúp cho Eilis không làm những sai lầm và đầu mối lính mới là nơi nhà tương lai của người thế giới, sẽ là nơi có thể nói chuyện với ai đó không biết gì về bà thím mình cả” .
Khi đã đến Brooklyn, Eilis được Cha Flood trông nom y hệt sự lùi lại thật tình giúp đở các con chiên mình. Linh mục tìm cho cô một công việc là kẻ bán hàng tiệm bách hóa sang trọng ( nơi “ kẻ điên - Mad Men” Jessica Paré luôn luôn nhòm ngó cô ) và một phòng ở nhà nấu cơm tháng bà Kehoe ( Julie Walters đóng rất hay vài này ) miệng lưỡi cay nghiệt nắm giữ, đã thốt ra những lời như “ Chóng mặt là tội lỗi nặng Chúa không tha thứ thứ 8” .
Dân gian ở Brooklyn giúp đở Eilis không phải vì cô không nơi nương tựa (cô không phải như vậy) hay đau khổ nhớ nhà ( chính cô như vậy ) , nhưng vì họ nhìn thấy những gì cô không làm được là cô rất tháo vát, thông minh, đúng theo mọi tiềm năng thế giới. Điều đáng nhớ nhất về Eilis hành động , tuy nhiên là Eilis tự làm cho mình , và điều này hút dẫn chú ý của Tony Fiorello , một dân Mỹ nguồn gốc Ý ( do Emory Cohen đóng với một sự ấm áp khêu gợi dục tình và nụ cuời đánh nốc ao- gục ), nhận thức các đức tính này ở Eilis, cử tọa luôn luôn đã biết là hiện diện .
Rồi thì trong nháy mắt, tình trạng đưa đẩy Eilis trở lại Ái Nhĩ Lan, trở lại Enniscorthy, và thật sự, nơi vài biến chứng Eilis gặp phải, kể luôn cả chú ý của Jim Farrel , hút dẫn và ân cần( Domhnall Gleeson luôn luôn hửu hiệu đóng vai này), không dễ dàng giải quyết như cô tưởng . Một hiện diện xi nê tài ba, kể từ khi được ghi tên vào danh sách tưởng thưởng Oscar phim “Atonement” lúc mới lên 12 tuổi, Ronan , sinh ở vùng New York và trở lại Ái Nhĩ Lan với cha mẹ khi lên 3, hòan tòan thành tài tử trưởng thành ngay chính mình với công trình đóng vai Eilis, một cá tính đầu tiên hòan tòan bình thường cô chưa bao giờ diễn kịch, như Ronan nói khi phim chiếu đầu tiên ở Sundance , đây là vai trò Ái Nhĩ Lan cô đóng đầu tiên .
Ngay cả trong một năm đầy phụ nữ đóng kịch đặc biệt uy vũ , Ronan nổi bật vì tính cách thông cảm tòan diện cô tạo ra với những phương tiện tế nhị nhất , phương cách đáng chú ý cô đủ khả năng sáng tạo ra những trình tự, khúc đọan đau đớn cá nhân , xúc cảm cường độ , trong lúc tuồng như không làm gì nhiều cả thảy. Ronan và phần còn lại của các vai mạnh mẽ đã thừa hưởng một hòa điệu lóa mắt giữa cách nhà viết kịch phim Hornby ( Phim “ An Education “ và tác giả của các truyện như “ High Fidelity” và “ About a Boy” ) cắt xén nghệ thuật và nới rộng truyện Tóibín cho màn hình, trong lúc vẫn giữ nguyên ý nhị của nó và cách nào giám đốc Crowley nhìn thấy là nhiệt độ xúc cảm mỗi thời khắc nhạy cảm không quá nóng, không quá lạnh mà là đúng y như phải có .
Dù đã làm một số phim tốt đẹp, gồm luôn cả “ Boy A” và “ Closed Circuit “ tế nhị , Crowley đã được xem là có nhiều kinh nghiệm kịch trường, và ông nhấn mạnh về hiệu năng đã giúp phát hiện lên mọi ưu điểm những ai đóng vai trong phim, gồm luôn cả những ai chưa nói tới như Emily Bett Rickards , Eve Macklin, và Nora Jane Noone trên những vai nho nhỏ, nhưng khẩn thiết như là các kẻ ăn cơm tháng ở nhà trọ bà Kehoe .
Có lẽ điều đáng gây ấn tượng nhất về “ Brooklyn” là nó đã làm qúa nhiều, động tới quá nhiều xúc cảm, kháng cự lại xếp vào ngăn kéo. Chẳng hạn, rất có thể làm cho phim đơn giản giống như một cuộc tình lãng mạn, câu chuyện của một người đàn bà trẽ chờ người Đúng Ý , nhưng nó lại không đóng ra kịch như thế đâu .
Thay vào đó , “ Brooklyn” là một tiến trình không bao giờ dễ dàng và không tránh nổi quyết định mình là ai và đời sống mình sẽ là gì. Như thể Georgina khuyên bảo Eilis trên tàu “ Cô phải suy nghĩ như một dân Hoa Kỳ . Cô phải biết cô đi đâu”. Đi đến nơi đó là hành trình của cô Eilis và trở thành một chứng kiến đến đó, cả hai là một ân huệ và một thích thú vô cùng !
( Chiếu theo nhà bình luận Kenneth Turan, Nhật báo LA Times)
( Irvine , Nam Ca Li , ngày 7 tháng 11 năm 2015 )