13/5/2015
Tiếp theo các bài giao thương giữa Trung Hoa và Việt Nam ngày nay qua các cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và Hà Khẩu - Lào Cai và chánh sách “ Bình Thường Mới” của Tập Cận Bình, “ Thích nghi Độc đóan -Authoritarian Adaptation đụng Trường Thành “ hay là :
Chấm Dứt Cải Cách ở Trung Quốc ?
GS Tôn Thất Trình
|
Sau đây là bài đăng ở nguyệt san Ngọai Giao , Hoa Kỳ số tháng 5 năm 2015 của Vũ ( Từ ? ) Vị ( Vệ) - YouWei bút danh một học giả tại Trung Quốc.
|
Từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình
Kể từ các khởi sự hậu Mao Trạch Đông cuối thập niên 1970, chế độ cọng sản ở Trung Quốc luôn luôn chống lại những tiên đóan Trung Quóc sắp chết nguẻo. Chìa khóa cho sự thành công nước Tàu là cái chúng ta có thể gọi là “ thích nghi độc đóan” , việc sử dụng các cải cách chánh sách, thay thế thay đổi căn bản thể chế . Thời Đặng Tiểu Bình Đeng Xiaoping , điều này có nghĩa là cải cách nông nghiệp và giải tỏa tính chất doanh nghiêp. Thời Giang Trạch Dân - Jiang Zemin , chính thức là tôn sùng một nền kinh tế thị trường. Thời Hồ Cẩm Đào - Hu Jintao và Ôn Gia Bảo - Wen Jiabao là cải cách an ninh xã hội . Nhiều người chờ đợi những cải cách sâu rộng thời Tập Cận Bình - Xi Jinping hiện nay , nhưng họ có thể thất vọng.
Đòi hỏi những cải cách xa thêm, vẫn còn lảng vảng vì tham nhũng lan tràn, bất bình đẳng gia tăng, tăng trưởng chậm đi và các vấn đề môi trường. Thế nhưng thời đại của thích nghi độc đóan sắp đến mức cuối cùng, vì lẽ không còn nhiều tiềm năng cho tiến trào đi xa hơn nữa , trong khung cảnh độc đóan hiện tại ở Trung Quốc . Một thăng bằng ngưng trệ( kinh tế ) tự mình củng cố đang thành hình , rất khó phá vỡ nếu không có một cú sốc chánh về kinh tế , xã hội hay quốc tế.
Vậy chớ Trung Quốc có là ngọai lệ- phi thường không ?
Một lý do cho mất hết nhuệ khí là các cải cách dễ dàng nhất, thảy đều đã được phóng ra, thực hiện rồi. Sửa đổi nông nghiệp, khuyến khích tính kinh doanh, đề xướng thương mãi , ngắt véo an ninh xã hội, mọi điều này đã tạo ra những lợi lộc và người thừa hưởng mới, trong khi lại không đặt thêm phí tổn cho các quyền lợi đã có sẳn. Những gì chưa động đến là những thay đổi khó khăn hơn, tỉ như gạt bỏ quốc gia độc quyền ở những lảnh vực cực trọng của nền kinh tế, tư nhân hóa đất đai, trao cho Quốc hội Quốc gia Nhân dân- National People ‘s Congress quyền xem xét các vấn đề thuế khóa và thiết lập một hệ thống tư pháp - quan tòa độc lập. Tiến xa về các hướng này có thể bắt đầu đe dọa việc nắm giữ quyền hạn của Đảng Cọng Sản Trung Quốc , một điều mà chế độ không bao giờ cho phép cả.
Một lý do khác mất nhuệ khí là việchình thành một khối chống cải cách mỗi ngày mỗi mạnh thêm . Rất ít người muốn đảo ngược cải cách đã xảy ra, kể từ khi chúng lớn mạnh. Nhưng rất nhiều thư lại và thượng lưu một cách tổng quát , sẽ vui sướng với duy trì vĩnh viễn tình trạng hiện hửu, vì cải cách bán phần là bạn tốt nhất của tư bản nối khố - crony capitalism .
Vậy chớ xã hội rộng lớn thì sao ? Lý thuyết cận đại hóa tiên đóan rằng phát triễn kinh tế trao quyền cho xã hội rồi dãn tới biến đổi chánh trị , Với GDP mỗi đầu người xấp xỉ 7 000 đô la, Trung quốc có ngã theo lô gíc này không đây ? Nhiều người biện cứ là Trung quốc sẽ không như vậy, vì Trung Quốc là biệt lệ - phi thường. Hợp pháp chính trị ở Trung Quốc dựa trên hàng hóa Trung Quốc cung cấp hơn là quyềnhạn chánh phủ bảo vệ quyền hạn,ytheo họ phátbiểu . Các doanh nhân bị kết nạp , thanh niên bị sao lảng vì chủ nghĩa quốc gia, nông dân và thợ thuyền chỉ nghĩ đến công bằng vật chất . Tuy nhiên, tuồng như điều biệt lệ - phi thường ở Trung Quốc lại không phải là xã hội hay văn hóa mà là nhà nước .
Ở Trung Quốc, cũng như mọi nơi, phát triễn kinh tế đưa tới bất hòa: nông dân đòi hỏi thuế khóa nhẹ hơn , thợ thuyền muốn có thêm bảo vệ lao động , sinh viên làm thành những nhóm tích cực họat động , doanh nhân khởi sự bố thí-từ thiện - charities, tổ chức báo chí truyền thông đã bắt đầu đào bới chuyện đồi bại, mớ ám, giật gân, và các luật sư cố bảo vệ nhân quyền. Hành động tập thể nổi bùng và Trung Quôc nay có hơn một triệu tổ chư”c không chánh phủ nền tảng cấp cơ sở . Và Internet đặt ra một thách thức lớn cho chế độ bằng cách nối chặc dân gian bình thường với nhau và với giới trí thức .
Tuy nhiên , cần có khéo léo tổ chức và ăn khớp ý thức hệ để đeo đuổi thực tiễn trưởng thành đúng theo các yêu cầu chính trị. Điểm này đòi hỏi ít nhất là vài không gian chính trị để phát triễn và không gian kiểu này gần như là không hiển diện ở Trung Quốc . Nếu như Đảng Cọng Sản Tàu đã học được một cái gì từ phong trào dân chủ năm 1989 và kinh nghiệm Sô Viết, thì đó là bài học “ một tia lữa duy nhất có thể bốc cháy cả đồng cỏ hoang” , như cách nói kiểuTàu . Trang bị nhờ tài nguyên dồi dào , chế độ dần dần phát triễn một bộ máy rất hửu hiệu, phức tạp có mặt khắp nơi của “duy trì ổn định”. đã thành công ngăn ngừa phần thứ hai của lô gíc lý thuyết cận đại hóa thực hiện được . Hệ thống bảo đảm an ninh nội địa , họa kiểu ra cốt để kẹp chặc bất cứ một dấu hiệu chống đối nào, thật tế hay tưởng tượng , ngay trong mầm non. Ngăn ngừa càng thêm quan trọng hơn là đàn áp , ; thât sự đàn áp dữ dội phản đối được xem là một dấu hiệu thất bại. Nhà nước mạnh mẽ Trung Quốc đã phản chiếu không giống như những răng nhọn hoắc mà là những ngón tay quầng sáng.
Tiếng nói bị kiểm duyệt, ở Báo chí và trên Internet, hầu ngăn ngừa đăng tải bất cứ cái gì tỏ ra “ gây rối lọan” . Các hành động lại càng được xem xét cẩn thận hơn nữa. Ngay cả những hành động tuồng như không hẳn là chính trị cũng được xem là nguy hiểm. Năm 2014, Hứa Chí Dũng( ? )-Xu Zhiyong, nhà tích cực luật pháp đã lảnh đạo một phong trào cơ hội giáo dục đồng đều cho con trẽ các dân nông thôn di cư, bí kết án 4 năm tù vì đã “ phá rối trật tự công cộng” . Tụ họp công cọng bị giới hạn và ngay cả tu họp tư nhân cũng có thể làm thành vấn đề . Tháng 5 năm 2014, nhiều học giả và luật sư đã bị giam sau khi tham dự một mít tinh kỷ niệm phong trào 1989 ở một nhà tư nhân . Ngay cả ký những kiến nghị, thỉnh cầu cũng bị trừng phạt.
Hướng dẫn công cọng chính thức hay đường lối khối dân gian trổi dậy cũng quan trọng như vậy về yêu cầu cực trọng của Trung Quốc duy trì ổn định. Một mạng lưới xử lý an ninh đã được thiết lập khắp tòan thể nước Tàu , gồm luôn cả những thư lại an ninh rộng rải và một mạng lưới lực lượng kiểm sóat ngòai thư lại , các trợ tá giao thông , và các theo dò dân gian - people monitors . Hàng trăm ngàn “ tình nguyện an ninh” hay “ người cung cấp an ninh - security informants” đã được tuyễn dụng giữa các tài xế tắc xi , các nhân viên vệ sinh, các kẻ giữ chỗ đậu xe, các tay bán hàng rong đường phố để báo cáo “ các họat động hay người khả nghi”. Một khu phố Bắc Bình báo cáo huyên hoang là đã có 2400 “ lảnh đạo đơn vị xây dựng” có hể ghi nhận bất cứ bất bình thường nào chỉ vài phút sau, với giá một miếng tin tức là 2 đồng yuan ( đồng viên , chừng 30 xu Mỹ ) . Hệ thống này theo dấu các đe dọa khủng bố hay tội đồ song song với kẻ gây rối chánh trị, nhưng chắc chắn là những kẻ chống đối cũng nằm trong những mục tiêu chính của hệ thống.
Ở Trung Quốc ngày nay, Anh Hai - Big Brother có mặt khắp nơi. Lưới an ninh nội địa tuy rất mạnh mẽ , nhưng cũng mảnh dẽo như mạng tơ nhện , uy vũ mọi nơi nhưng lại không có hình dáng như nước vậy đó. Ai đủ thông minh khôn khéo tránh được chánh trị hòan tòan sẽ không cảm giác được nó. Tuy nhiên nếu họ vượt tuyến, chức quyền của thế giới mờ ảo này sẽ nuốt lốn họ và hành động mau lẹ Phản ứng qúa độ chánh thức là một đức tính , không phải là một tật xấu : “ Chặt gà dùng lưỡi dao mỗ bò” như cách nói Tàu , đã hòan tòan được chấp nhận, tốt hơn để ngăn ngừa rối lọan lọt khỏi vòng tay.
Hệ thống này rất tốt để duy trì trật tự. Nhưng nó lại làm giảm những cơ hội của phát triễn xã hội dân sự trưởng thành ở Trung Quốc ngày nay, không nói đến phát triễn chính trị . Thế cho nên dù rằng óan trách lan tràn, cân bằng quyền hạn giữa nhà nước và xã hội hầu như nghiêng hẳn về phía nhà nước. Các phong trào xã hội, cũng như cây cối cần không gian để tăng trưởng . Và khi không gian này không hiện diện, các phong trào lẫn cây cối đều héo tàn.
Sẽ đăng tiếp:
Khổng lồ chôn vùi….
Thiếu ủng hộ